Cộng đồng Thổ Dân vẫn mong có đại diện trong Ban Quản Trị Nguồn Nước

Owen Whyman and his family standing by the Darling River which flows through their town of Wilcannia/

Owen Whyman and his family standing by the Darling River which flows through their town of Wilcannia. Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Người Thổ Dân hiện chờ để được đại diện trong ban quản lý nguồn nước ở vùng châu thổ sông Murray-Darling, 12 tháng sau khi họ được hứa hẹn sẽ có một ghế. Việc chậm trễ nầy gây ra nhiều tổn thương cho các cộng đồng ở ven sông như Wilcannia ở phía tây bắc New South Wales, nơi nền văn hóa và các chuyện kể tùy thuộc vào dòng chảy của con sông Darling.


“Xin chào, hãy nhìn vùng đất cuả chúng tôi và tưởng nhớ những người thuộc bộ tộc Barkandji, các cụ già của ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai, đây là vùng đất Wilcannia”, Kathalka Whyman.

Đó là lời chào mừng đến vùng đất Barandji, của cô bé 11 tuổi người bộ tộc Kathalka Whyman.

Cô nầy ngụ tại thị trấn Wilcania ở tây bắc New South Wales, vốn là nơi có dòng sông Barka mà trong tiếng Anh gọi là Darling river.

Con sông chảy vào tháng 3 năm nay, lần đầu tiên trong 3 năm và trẻ em của thị trấn Wilcania hầu như dành trọn thời gian bơi lội và câu cá bên dòng sông.

Thế nhưng chỉ vài tháng sau, hầu như nước của con sông bị khô cạn và biến mất, rồi hậu quả lên thị trấn bé nhỏ nầy quả là tệ hại.

“Dòng sông nầy là một nơi tụ hội, nơi mọi người gặp gỡ nhau, nhưng khi không còn dòng sông thì chẳng có chúng tôi nữa”, Kathalka Whyman.

Người chị gái của cô là Amelia cũng đồng ý.

“Khi con sông nầy chảy về đây mọi người đều vui mừng, ai cũng đến đó 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày trong tuần".

"Và khi dòng sông chẳng còn nữa, thì mọi người như tan nát cả con tim”, Amelia Whyman.

Trong 3 năm qua bờ sông khô cạn, đã góp phần vào tình trạng hạn hán tại đây, thế nhưng năm nay bờ sông lại xanh tươi, nhờ Bộ Kỹ nghệ Nguyên Sơ của New South Wales, khiến cho nó không còn bị hạn hán nữa.

Có một vài vũng nước còn sót lại trên dòng sông khô cạn, nhờ có nước mưa thế nhưng nước bị tù hãm và không lưu thông, rồi rêu tảo bắt đầu mọc lên.

Việc quản trị dòng sông thực hết sức phức tạp, vì nó thuộc vào một phần của vùng châu thổ sông Murray Darling, vốn chảy qua 4 tiểu bang.

Hiện có kế hoạch chia sẻ nguồn nước, thế nhưng cha của cô bé là ông Owen Whyman tin rằng, thị trấn nầy không được tính đến.

“Ngay khi dòng nước chảy đến, họ tham lam lấy nhiều nước".

"Có nhiều nơi trồng bông vải tại vùng phía tây New South Wales, điều đó đáng buồn là chính phủ chẳng biết làm gì cho chúng tôi như là người chủ truyền thống về mảnh đất và nguồn nước”, Owen Whyman.

Việc đại diện của người Thổ Dân trong Ban Quản Trị sông Murray-Darling, vốn trông coi việc chia sẻ nguồn nước tại 4 tiểu bang, đã được Tổng Trưởng Nông nghiệp và cựu Bộ Trưởng về Nguồn Nước là ông David Littleproud hứa hẹn hồi năm rồi.

Một dự án đã được đề ra và tài trợ, thế nhưng vẫn chưa đầy đủ về nhân sự.

“Tôi hiểu, việc đó đã được các tiểu bang đồng ý".

"Tôi nghĩ Bộ Trưởng Nguồn Nước Keith Pitt hiện tìm cách đạt chuyện đó, khi các tiểu bang đồng ý về một ứng cử viên thành công".

"Đó là một phần của kế hoạch sông Murray- Darlin, vốn đã được xây dựng lại”, David Littleproud.

Vào năm 2018. chính phủ liên bang thiết lập một quỹ trị giá 40 triệu đô la cho các cộng đồng Thổ Dân, để đầu tư vào tài nguyên nước, cho các mục đích văn hóa và kinh tế, thế nhưng cho đến nay chưa có khoản tiền nào cả.

Trong một thông cáo đến SBS News, Tổng Trưởng về Nguồn Nước là ông Keith Pitt cho biết, ‘ông đang kiến tạo một khuôn mẫu để hoàn thành chương trình sử dụng nước với người Thổ Dân’.
“Mặc dù chúng tôi chỉ có nửa tiếng đồng hồ với các học sinh, vẫn là kỷ niệm đẹp để biết được chúng và cho chúng làm chủ bức tường, đó không còn xa lạ với chúng”, Bronte Naylor.
Bất mãn với tiến độ chậm chạp qua hành động của chính phủ, ông Owen Whyman hiện chiến đấu đơn độc tại Canberra, bằng cách thiết lập Đảng Đầu Tiên cuả Người Thổ Dân.

“Chính phủ chẳng chịu lắng nghe, vì vậy chúng tôi nghĩ ‘tại sao chúng ta không bắt đầu đảng phái riêng của mình".

"Nếu họ chẳng nghe chúng ta, thì chúng ta phải khiến cho họ phải nghe”, Owen Whyman.

Ông đã hoạt động cật lực nhằm đạt được con số 500 đảng viên, để giúp cho đảng được chính thức.

Để thu hút những người qua lại và hy vọng tạo nên một cuộc đối thoại, một bức tường hiện được sơn trong thị trấn.

Bức tường có hình con đại bàng xà xuống nước và cắp lên một con cá vàng, với hàng chữ ‘con sông là nhịp tim của chúng ta, dòng nước là linh hồn của chúng ta’.

Người nghệ sĩ vẽ bức tranh nầy là cô Bronte Naylor 26 tuổi, sống ở Newcastle.

Cô thường vẽ những bức tranh lớn ghép lại, thế nhưng COVID-19 đã ngăn trở các kế hoạch của năm 2020, cũng như làm tắt đi các tham vọng, vì vậy cô đồng ý vẽ tranh trên tường nầy cho chính nghĩa của người Thổ Dân.

Cô Naylor cho biết những dấu tay trên tường, là do các em học sinh địa phương vẽ nên.

“Mặc dù chúng tôi chỉ có nửa tiếng đồng hồ với các học sinh, vẫn là kỷ niệm đẹp để biết được chúng và cho chúng làm chủ bức tường, đó không còn xa lạ với chúng”, Bronte Naylor.

Được biết chim đại bàng là một trong các con vật tổ của vùng Barkandji, với tin tưởng rằng khi họ chết đi sẽ trở thành chim đại bàng và bay khắp vùng của người Thổ Dân, để chăm sóc người dân họ.

Các câu chuyện về vùng đất Barkandji dựa trên con sông và tình trạng của nó, điều quan trọng là truyền lại những hiểu biết cho thế hệ tương lai.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share