Con đường đã qua và chặng đường phía trước của Quốc hội Úc đa dạng nhất

Parliament House in Canberra

Parliament House in Canberra Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các chính trị gia mới và giàu kinh nghiệm tiết lộ kinh nghiệm của họ và kể cho SBS nghe những câu chuyện cá nhân và cảm xúc, về cách họ tham gia chính trị và đối với một số người đã cảm thấy khó khăn như thế nào. SBS nói chuyện với một số dân biểu và thượng nghị sĩ, về những trải nghiệm của họ trong cuộc sống và trong phòng họp. Họ tiết lộ lý do tại sao họ tránh một số bộ nhất định, cách thức họ được đối xử trong phòng họp và phản ảnh về các luật lệ nhằm thay đổi cuộc sống hiện được đề ra. Họ cũng tiết lộ một số điểm tương đồng và khác biệt giữa các dòng văn hóa và làm thế nào để thể hiện trong quốc hội.


“Là một phụ nữ di dân Hồi Giáo, quả là một thời gian hết sức buồn tẻ”.

“Tôi đã điều hành hiệu quả, 3 năm sau một trong những sự kiện đau thương nhất, đối với hầu hết các xã hội theo phương Tây”.

“Tôi cảm thấy bị kỳ thị vì là một phụ nữ Thổ Dân”.

“Đó luôn luôn là thách thức để được nhìn nhận”.

Chuyện chính trị quả là khó khăn và rắc rối, thế nhưng những gì chúng ta đang bắt đầu nghe thấy, là nó ảnh hưởng như thế nào đến các chính trị gia di dân và đa văn hóa của chúng ta, rồi đến lượt họ đang thay đổi văn hóa tại Quốc hội như thế nào.

Một số dân biểu và nghị sĩ cảm thấy nhẹ nhõm, khi thấy nhiều khuôn mặt giống với chính họ và cộng đồng rộng lớn hơn.

Bà Linda Burney là Tổng trưởng về Thổ Dân Sự Vụ cảm thấy nhiều khích lệ, khi thấy nhiều phụ nữ thuộc nguồn gốc Thổ Dân.

“Thật tuyệt vời, tôi rất vui mừng về thực tế là có 11 người gốc Thổ Dân trong quốc hội thuộc tất cả các đảng và với tư cách độc lập, vì vậy bạn biết chúng tôi đã đại diện quá nhiều và điều đó không phải là chuyện tuyệt vời!", Linda Burney.

Còn phó Lãnh tụ đảng Xanh là bà Mehreen Faruqi là phụ nữ Hồi Giáo đầu tiên, đắc cử vào Quốc hội khi bà là Thượng nghị sĩ New South Wales hồi năm 2013, trước khi đến Canberra vào năm 2018.

“Thật là khó khăn và cũng hơi cô đơn khi ở trong thế giới, mà thực sự không có ai như bạn. Vì vậy thành thật mà nói, đã đến lúc sự lãnh đạo của tất cả các đảng phái chính trị nên phản ảnh người dân rằng, họ sống trong cộng đồng và trong xã hội của chúng ta”, Mehreen Faruqi.

Trong khi đó ông Ian Goodenough sinh ra tại Singapore, là một dân biểu Đảng Tự do thường lui về hậu trường và nói rằng, ông bắt đầu cảm thấy có sự khác biệt.

“Thật hoan nghênh khi gặp những người từ các nền tảng văn hóa khác nhau, một số từ Đông Nam Á, một số khác từ Trung Đông và những nơi khác. Sẽ giản dị hơn một chút, nếu có những người có nguồn gốc tương tự”, Ian Goodenough.

Được biết một vấn đề mà nhiều di dân đối mặt là họ mong muốn không bị rập khuôn, hoặc chỉ xác định bởi nền tảng văn hóa của họ.

Đó là một vấn đề mà ngay cả các chính trị gia cao cấp nhất của chúng ta cũng phải vật lộn, với tư cách là đại diện cho cộng đồng của họ, thế nhưng cũng là hình mẫu cho các nhóm văn hóa hoặc tôn giáo của họ.

Tổng trưởng Khoa học và Công nghiệp Ed Husic là con trai của người nhập cư Hồi giáo Bosnia và nói rằng tôn giáo và sự giáo dục đã định hình ông ấy, nên ông không muốn nó đóng khung cho mình.

“Tôi không bao giờ muốn bị rập khuôn là một dân biểu Hồi giáo, tôi là một dân biểu theo đạo Hồi, đúng không nào?".

"Tôi luôn đưa ra quyết định trong khi đức tin của tôi là quan trọng đối với tôi".

"Tôi đưa ra quyết định dựa trên những gì tôi làm, cũng như suy nghĩ đúng đắn cho cộng đồng”, Ed Husic.
"Không, tôi nghĩ việc thể hiện lòng trung thành của bạn với đất nước mà bạn đang đại diện là rất quan trọng", Fatima Payman.
Còn Linda Burney cho biết, bà có những trải nghiệm tương tự và điều đó đã ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của mình, bao gồm cả sự miễn cưỡng khi tham gia vào Bộ Thổ Dân Sự Vụ cho đến bây giờ.

“Tôi muốn cho những nơi khác trên thế giới thấy rằng, chúng ta có thể làm và nghĩ về nhiều thứ khác ,ngoài các vấn đề của người Úc đầu tiên".

"Bạn biết đấy, tôi là một người mẹ, là một thành viên nghệp đoàn và điều thực sự quan trọng là phải chứng minh rằng, một người thuộc nguồn gốc Thổ Dân có thể đảm nhận các bộ như Giao dịch Công bằng, hay Dịch vụ Cộng đồng”, Linda Burney.

Tuy nhiên, một thông điệp mạnh mẽ từ các chính trị gia là cách họ muốn truyền cảm hứng cho các thế hệ sắp tới.

Thượng nghị sĩ 27 tuổi người Tây Úc và người tị nạn Afghanistan, bà Fatima Payman là phụ nữ Hồi giáo đầu tiên, đội khăn trùm đầu trong phòng họp Quốc hội.

Bà suy nghĩ về cách thức muốn thay đổi cuộc trò chuyện chung quanh vấn đề đó.

“Trước hết là việc cố gắng bình thường hóa chiếc khăn trùm đầu hijab, để mọi người không nhìn đi nhìn lại đến lần thứ hai, rồi kêu lên: ‘ồ, vậy bạn là một thượng nghị sĩ’.

"Việc nầy cũng giống như đi bộ xuống hội trường và cũng có nghĩa, việc nầy cho thấy nước Úc đã tiến xa như thế nào về mặt đa dạng”, Fatima Payman.

Còn bà Đài Lê, một dân biểu độc lập của đơn vị Fowler ở phía tây nam Sydney, đánh bại ứng cử viên nặng ký của Đảng Lao động là Kristina Keneally.

Bà cũng cho biết xuất thân của mình là một người tị nạn thoát khỏi chiến tranh Việt Nam, vốn đã định hình cho bà.

Bà cho biết, chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ vượt qua cuộc hành trình đầy hiểm nguy đến Úc, chứ đừng nói đến chuyện chính trị liên bang và nói rằng, bà muốn câu chuyện của mình truyền cảm hứng cho những người khác để phá bỏ mọi rào cản.

“Tôi muốn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tiếp theo, đặc biệt là những người có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, xuất thân từ những bất lợi về mặt xã hội để biết rằng, đừng để hoàn cảnh hay môi trường ngăn cản bạn, đạt được thành tích cao nhất và tốt nhất”, Đài Lê.

Trong khi đó Thượng nghị sĩ đảng Tự do Quốc gia Nông thôn thuộc bộ tộc Walpiri, cũng thuộc nguồn gốc Celtic là bà Jacinta Nampijinpa Price cũng nói rằn,g bà đã sẵn sàng để thách thức và nuôi dưỡng thế hệ tiếp theo của những phụ nữ gốc Thổ Dân.

“Tôi cũng muốn truyền cảm hứng cho mọi người Úc".

"Tôi đoán về mặt đó, tôi tự hào là một phụ nữ có cha là người Úc da trắng và mẹ là người Walpiri, đó là tất cả những gì của nước Úc".

"Bạn biết đấy và những phụ nữ trẻ, phụ nữ bản địa trẻ, phụ nữ bản địa lớn tuổi hơn, chúng ta chưa có phong trào tranh đấu cho nữ quyền”, Jacinta Nampijinpa Price.

Một số người cũng phải đối mặt với quy định của Hiến pháp, buộc họ phải từ bỏ hai quốc tịch để tranh cử vào quốc hội.

Bà Mehreen Faruqi cho biết đã rất thất vọng, khi phải từ bỏ quốc tịch Pakistan của mình.

“Những gì tôi cảm thấy sau khi điền vào đơn từ bỏ quốc tịch Pakistan, thực sự rất khác so với những gì tôi suy nghĩ trước đây, như đó chỉ là một việc hành chính".

"Tôi cảm thấy như đang bị ép buộc từ bỏ quyền khai sinh của mình và tôi nghĩ không ai phải làm điều đó, cũng như hoàn toàn không có lý do gì, để có luật cụ thể này trong Hiến pháp của chúng ta”, Mehreen Faruqi.

Trong khi đó bà Fatima Payman đồng ý về tiến trình nầy quả là khó khăn, thế nhưng bà lại suy nghĩ theo một cách khác khi trả lời một ký giả.

“Đó là một phần bản sắc của tôi, giống như tôi phải loại bỏ khía cạnh văn hóa này trong những gì tôi đã xác định về mình", Fatima Payman.

"Có phải chúng ta đã đến một thời điểm, mặc dù nó đã lỗi thời hay không?", một ký giả hỏi.

"Không, tôi nghĩ việc thể hiện lòng trung thành của bạn với đất nước mà bạn đang đại diện là rất quan trọng", Fatima Payman.

Share