Côn trùng sinh sôi nhiều trong sa mạc Simpson vì biến đổi khí hậu?

Simpson Desert

Những khu bảo tồn và mưa nhiều vì biến đổi khi hậu giúp cải tạo sa mạc Simpson Source: SA Government

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc nghiên cứu của Đại học Latrobe cho thấy khí hậu biến đổi đã giúp cho các đàn kiến phát triển tại một vùng sa mạc của Úc, trong khi Liên Hiệp Quốc lại cảnh báo tỉ lệ các loài bị tiệt chủng trên thế giới đang gia tăng chưa từng có.


Trong một cuộc nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay do đại học Latrobe thực hiện, các nhà nghiên cứu tìm thấy một hiện tượng lạ sau khi khảo cứu một trại chăn nuôi, nay trở thành một nơi bảo tồn trong sa mạc Simpson trong trung tâm của Úc.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy kiến đã sinh sôi nẩy nở nhiều hơn so với lúc nơi này còn chăn nuôi mục súc.

Trưởng toán nghiên cứu, Phó Giáo sư Heloise Gibb nói rằng nguyên nhân là nhờ nổ lực bảo tồn của con người và trờ mưa nhiều do biến đổi khí hậu.  

"Chúng tôi nghĩ chuyện gì xảy ra là khi không còn chăn nuôi thì sự cạnh tranh trong môi trường sinh thái sẽ giảm đi cho nên kiến có nhiều thức ăn hơn, và khi trời mưa xuống thì kiến lại càng có điều kiện sinh sôi nẩy nở hơn so với lúc còn những đàn mục súc."

Cuộc khảo cứu của đại học Latrobe tìm thấy sự gia tăng của loài kiến trong khu vực do thực phẩm thừa mứa hơn khi không còn mục súc. Giáo sư Gibb nói rằng trường hợp này là một minh chứng hùng hồn cho thấy nếu con người bỏ công sức bảo tồn môi trường chúng ta có thể ngăn được hiểm họa tuyệt chủng của các sinh vật. 

"Nếu chúng ta thực sự năng động bảo vệ môi trường chúng ta sẽ duy trì dân số các loài. Nhiều cuộc khảo cứu trước đây cho thấy dân số côn trùng giảm thiểu tại những khu vực khai thác nông nghiệp nhiều hoặc môi trường sinh thái bị phá hũy."

Kết quả cuộc khảo cứu này được công bố sau khi Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng thế giới có nguy cơ mất trên 1 triệu loài côn trùng, tức 10% của tổng số các loài trên thế giới, vốn đang giảm đáng kể.

Nhưng khoa học gia trưởng của Viện Bảo tồn Thiên nhiên Úc, Giáo sư Hugh Possingham tuy hoan nghênh kết quả nghiên cứu của đại học Latrobe lại tin rằng đó chỉ là một trường hợp cá biệt.

Giáo sư Possingham nói rằng trên thực tế nguyên nhân dẫn đến sự tuyết chủng của các loài là do môi trường sinh thái bị tàn phá và việc sử dụng hóa chất.

"Ta thường thấy ở đồng quê một số nơi sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu nhưng cuộc nghiên cứu này cho thấy trong sa mạc nếu có mưa thì sa mạc biến thành vườn quốc gia và chăn nuôi sẽ không còn nữa do đó giúp cho kiến sinh sôi nẩy nở hơn."

Giáo sư Possingham tốc độ tuyệt chủng của các loài sẽ tiếp tục trong tương lai nếu như chúng ta không tìm cách giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.

"Điều đó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, nó đòi hỏi chấm dứt phá hủy môi trường sinh thái, đòi hỏi nhanh chóng phát triển các loại năng lượng tái sinh để giúp hạn chế bớt sự biến đổi của khí hậu và cuối cùng chấm dứt, nó cũng đòi hỏi chúng ta tiêu thụ thực phẩm và chất sợi ít lại."


Share