Có nên cho các nghị sĩ Úc giữ song tịch để cổ võ đa dạng văn hóa?

Labor Senator Fatima Payman

Labor Senator Fatima Payman Source: AAP / AAP/MICK TSIKAS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một quy định hiến pháp buộc các Nghị sĩ từ bỏ quốc tịch thứ hai của họ từ bất kỳ một quốc gia nào khác ngoài Úc đã tạo ra sự hỗn loạn trong nghị viện trước đây. Điều này bị đổ lỗi là thiếu sự thiếu đa dạng trong quốc hội. Hai nghị sĩ bị ảnh hưởng bởi luật này đã chia sẻ câu chuyện của họ.


Phó lãnh đạo đảng Xanh, Mehreen Faruqi sinh ra ở Lahore, Pakistan, và chuyển đến Sydney cùng chồng vào năm 1992. Bà làm việc và giảng dạy tại trường đại học với tư cách là một kỹ sư xây dựng.

"Tôi nghĩ không ai nên phải trải qua điều này. Hoàn toàn không có lý do gì để có luật này trong Hiến pháp của chúng ta. Mục 44 phải bị xóa bỏ, bởi vì nó thực sự hạn chế mọi người tham gia vào nền dân chủ."

Một thập niên sau, bà trở thành người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên ứng cử cho New South Wales, nhưng trước tiên, bà bị buộc phải từ bỏ quốc tịch khai sinh của mình.

Bà nói với SBS rằng việc này khó hơn bà nghĩ.

“Những gì tôi cảm thấy sau khi điền vào đơn từ bỏ quốc tịch Pakistan thực sự rất khác với những gì tôi nghĩ rằng mình sẽ cảm thấy.

Khi tôi điền vào mẫu đơn đó, tôi phải viết ra lịch sử của gia đình tôi, về cha mẹ và ông bà của mình.

Tôi cảm thấy như thể tôi bị buộc phải từ bỏ quyền khai sinh của mình, bạn biết đấy, từ bỏ lịch sử và văn hóa của tôi.
Mehreen Faruqi
Thượng nghị sĩ Faruqi tin rằng Mục 44 đang ngăn cản những người khác có nguồn gốc nhập cư có thể ứng cử vào Quốc hội.

Bà không phải là trường hợp duy nhất.

Tôi cảm thấy như thể tôi bị buộc phải từ bỏ quyền khai sinh của mình, từ bỏ lịch sử và văn hóa của tôi.

Chuyên gia Luật Hiến pháp tại Đại học New South Wales, Giáo sư George Williams, giải thích lịch sử của quy định này.

"Điều khoản này được soạn thảo vào những năm 1890, khi có một tâm lý chống người nước ngoài mạnh mẽ, họ cảm thấy không muốn những người là công dân của các quốc gia khác ngồi trong quốc hội Úc.

Họ đưa ra vấn đề rằng những người đó có thể bán bí mật quốc phòng của Úc cho các quốc gia khác. Người ta nghĩ rằng bạn sẽ chỉ có thể là một công dân Anh, để đủ điều kiện ngồi vào quốc hội Úc."

Trong cuộc điều tra dân số gần đây nhất, Nha Thống kê cho thấy hơn một nửa số người Úc sinh ra ở nước ngoài hoặc có cha mẹ sinh ra ở nước ngoài, điều này cho thấy có rất nhiều công dân song tịch ở Úc.

Vào năm 2017, một số nghị sĩ đã bị đuổi khỏi quốc hội và ghế của họ bị loại bỏ bởi vì họ chưa từ bỏ quốc tịch thứ hai của mình.

Trong một số trường hợp, họ thậm chí không biết rằng mình có một quốc tịch khác ngoài Úc.
Điều khoản này được soạn thảo vào những năm 1890, khi có một tâm lý chống người nước ngoài mạnh mẽ, họ cảm thấy không muốn những người là công dân của các quốc gia khác ngồi trong quốc hội Úc.
Giáo sư George Williams
Tân Thượng nghị sĩ Lao động Tây Úc Fatima Payman kể lại kinh nghiệm từ bỏ quốc tịch của mình.

“Việc này thật kinh khủng. Mặc dù tôi đến Úc khi mới tám tuổi, bạn biết đấy, tôi thực sự đã lớn lên trong môi trường này và đây là quê nhà của tôi.

Đó là một phần bản sắc của tôi, nhưng tôi phải loại bỏ khía cạnh văn hóa này của mình, điều làm nên con người tôi. ”
LISTEN TO
Law and you (Episode 49) image

Luật lệ quanh ta (Bài 49) Luật quốc tịch

SBS Vietnamese

07/10/201616:36
Một trường hợp khác tương tự. Thượng nghị sĩ Payman đến Perth với tư cách là một người tị nạn 8 tuổi từ Afghanistan, một vài năm sau khi cha cô đến Úc bằng thuyền xin tị nạn.

Người phụ nữ 27 tuổi này hiện là Thượng nghị sĩ trẻ nhất trong quốc hội, là một trong những người trẻ nhất từng đứng ra làm đại diện.

Cô cũng là người phụ nữ đầu tiên đội khăn trùm đầu, điều mà cô hy vọng sẽ không phải lúc nào cũng thu hút nhiều sự chú ý.

"Đầu tiên, tôi cố gắng bình thường hóa chiếc khăn trùm đầu để mọi người không ngoại lại nhìn tôi hai lần và nói kiểu 'ồ, chị là thượng nghị sĩ!'

Nó cho thấy Úc đã tiến xa như thế nào về sự đa dạng, mong muốn có đại diện đa dạng và có một quốc hội thực sự phản ánh xã hội."

Mặc dù có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa và gia đình của mình, Thượng nghị sĩ Payman không nghĩ rằng các quy định nên thay đổi.

“Bởi vì tôi gọi Úc là quê hương và tôi sẽ không bao giờ quay đầu lại nữa. Nhưng nó cũng chỉ là một phần của quy định và tôi tôn trọng điều đó. Tôi cảm thấy việc thể hiện lòng trung thành của bạn với quốc gia mà bạn đang đại diện rất quan trọng. ”

Giáo sư Williams cho biết không phải quốc gia nào cũng có những quy định nghiêm ngặt như Úc.

Ông nói ở Anh quốc, bạn thậm chí không cần phải là công dân Anh để ứng cử vào quốc hội.

“Thông thường người ta yêu cầu bạn phải là công dân của một quốc gia, nhưng thường thì những quốc gia đó sẽ không loại bạn nếu bạn có hai quốc tịch.

Một ví dụ điển hình là Nghị viện Anh, bạn có thể là công dân Anh, nhưng bạn thậm chí có thể là công dân của Khối thịnh vượng chung trong trường hợp đó. Chính trường Anh tự do hơn nhiều."

Bởi vì đó là một quy định trong hiến pháp, nó sẽ cần một cuộc trưng cầu dân ý để loại bỏ.

Cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh việc thay đổi hiến pháp để lưu giữ Tiếng nói thổ dân trước Quốc hội là một ví dụ về mức độ phức tạp và khó khăn để đạt được điều này.

Kể từ Liên bang thành lập vào năm 1901, chỉ có tám trong số 44 cuộc trưng cầu dân ý cho người dân đã được thông qua.

Giáo sư Williams nói rằng có thể mất một thời gian trước khi có động lực để bắt đầu.

Cách duy nhất để loại bỏ điều khoản này là thông qua một cuộc trưng cầu dân ý của người dân Úc. Điều đó tốn kém, khó khăn và là thứ mà chính phủ không muốn làm.
Giáo sư Wiliams
"Tôi nghĩ bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để tiến hành điều này; Tuyên bố Uluru từ Trái tim đúng là đề xuất trưng cầu dân ý đầu tiên mà chúng ta sẽ bỏ phiếu, nhưng điều này nên được xem xét trong tương lai."

Trong thời gian chờ đợi, sẽ phụ thuộc vào việc các ứng viên sẵn sàng hy sinh quốc tịch thứ hai để đại diện cho cộng đồng của họ.

Share