Chuyện Queensland: Vở kịch Vietgone và đạo diễn Ngọc Phan

Toàn bộ diễn viên Vietgone.jpg

Toàn bộ diễn viên Vietgone

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Phỏng vấn cô Ngọc Phan, một trong hai đạo diễn và đồng thời cũng thủ diễn một trong các vai chánh của Vietgone, vở kịch đang được trình diễn tại Queensland Theatre nói về chuyện tình của hai người tỵ nạn Việt Nam lồng trong bối cảnh của một trại định cư ở Hoa Kỳ vào những ngày sau 30/4/1975.


Hưng Việt: Xin chào cô Ngọc Phan.

Ngọc Phan: Chào anh Việt, chào chị Mỹ Dung, và thính giả SBS.

Mỹ Dung: Chào em Ngọc.

Hưng Việt: Trước hết xin cô Ngọc vui lòng cho biết ngắn gọn về mình nhất là về con đường kịch nghệ.

Ngọc Phan: I learned drama in high school. Then I went to Adelaide and studied for a year at a drama school and then did a WAAPA (Western Australia Academy of Performing Arts) in Perth and studied acting there for three years and then have been doing theatre, film, TV since and have worked with Queensland Theatre and the local theatre company called La Boite over here. I graduated in 2004 so it's been a while since I came out of drama school So I think I've been at it for over 15, 20 years.

(Translation: Em đã học về kịch nghệ ở trường trung học. Sau đó, em đến Adelaide và học một năm tại trường kịch nghệ rồi theo học tại WAAPA (Học viện Nghệ thuật Diễn xuất ở Tây Úc) ở Perth và học diễn xuất ở đó trong ba năm và kể từ đó bắt đầu bước vào sân khấu, điện ảnh, truyền hình và đã làm việc với Queensland Theatre và một công ty kịch nghệ địa phương ở đây có tên là La Boite. Em tốt nghiệp năm 2004. Em nghĩ em theo nghề này cũng hơn 15, 20 năm rồi.)

Hưng Việt: Xin cô Ngọc cho biết thêm về kinh nghiệm đạo diễn của cô?

Ngọc Phan: This will be my first time directing for Queensland Theater Company and it’s quite a big production to be codirecting on and I’m very excited. I have directed a show called ‘She kills Monsters’ for Brisbane Girls Grammar which was written by Qui Nguyen, who also wrote Vietgone. So that was earlier on in the year, and I thought it was a bit serendipitous that I got to, I'm getting to direct two of his plays. Other than that, it's just been directing people in scene work and bits and pieces here and there, but this is the first main production that I'll be directing in.

(Translation: Đây là lần đầu tiên em đạo diễn cho Queensland Theatre Company và đây là một tác phẩm khá lớn để đạo diễn và em rất hào hứng. Em đã đạo diễn một vở kịch mang tên ‘She Kills Monsters’ cho trường Brisbane Girls Grammar do Qui Nguyen viết kịch bản, đồng thời cũng là người viết Vietgone. Đó là hồi đầu năm, và em nghĩ thật tình cờ khi em được đạo diễn hai vở kịch của anh ấy. Ngoài ra, em hướng dẫn diễn viên trong các màn kịch và chỗ này chỗ kia một chút, nhưng đây là tác phẩm chính đầu tiên mà em sẽ chỉ đạo.)

Hưng Việt: Thưa cô Ngọc, để là một đạo diễn cần phải có những cá tính hay những sự huấn luyện gì khác so sánh với một người diễn viên.

Ngọc Phan: I would say the biggest one is you have to have a bigger vision for the story. You have to take in a lot of themes and think about how things are going to be seen and heard on stage. And also coming in, so there's a bit of big picture and then coming into smaller picture. There's a lot of casting, making sure that you have the right team, the right sound designer and lighting designer and set designer that can all fill this vision. And the most important thing is just to make sure that the room itself feels like one where everyone can do their best work. So there's a lot of leadership there, it means there’s a lot of creative license that you can have, but you're doubling in creativity as well as the logistical stuff, like making sure everything goes up on time.

So part of the producers, like they will bring in the people and what-have-you, but that's in conversation with the directors as well. So in the room, we're thinking about how do we best tell the story, how do we best make the words lift off the page, but we also have to be in liaison with all the other creatives that are contributing to the show.

(Translation: Em có thể nói rằng điều quan trọng nhất là bạn phải có tầm nhìn lớn hơn cho câu chuyện. Bạn phải tiếp thu rất nhiều chủ đề và suy nghĩ xem mọi thứ sẽ được nghe và nhìn như thế nào trên sân khấu. Có một chút về bức tranh lớn và sau đó đến bức tranh nhỏ hơn. Có rất nhiều buổi tuyển chọn diễn viên. Hãy chắc chắn rằng bạn có một đội ngũ thích hợp, có nhà thiết kế âm thanh, ánh sáng và bối cảnh phù hợp. Và điều quan trọng nhất là bảo đảm rằng có đủ không gian cho mọi người có thể thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo, điều đó có nghĩa là bạn có thể có rất nhiều quyền sáng tạo, nhưng bạn cũng phải cộng thêm vào khả năng sáng tạo các vấn đề khác, chẳng hạn như bảo đảm mọi thứ diễn ra đúng thời hạn.

Đó là một phần của các nhà sản xuất, chẳng hạn như họ sẽ đưa các nhân sự vào và các thứ khác, nhưng cũng cần bàn thảo với các đạo diễn. Vì vậy, chúng em phải suy nghĩ về cách hay nhất để kể câu chuyện, cách tốt nhất để chuyển tải các từ ngữ từ kịch bản, nhưng chúng em cũng phải nối kết với tất cả những người sáng tạo khác đang đóng góp cho cái show.)

Hưng Việt: Cô Ngọc sinh ra không phải ở Việt Nam nhưng mà cha mẹ là người Việt thì thế nào những bậc cha mẹ cũng có kể cho nghe về kinh nghiệm của họ sống ở Việt Nam thì vở kịch Vietgone có làm cho cô Ngọc thay đổi ý kiến hay là những cảm nhận về cuộc chiến ở Việt Nam hay không?

Ngọc Phan: Every day I get a deeper understanding of what it would have been like for my family, especially my parents who escaped In 1980 and just a bit of background they escaped and went over to Malaysia and they were there for three months and they had the opportunity to go to America But then there was a family in Alice Springs who decided to sponsor our family over. So the Vietnamese community in Central Australia was very small. There were four families that went over and we were one of them. So it was very, because it was only four families, they were very tight-knit. I was the first Vietnamese child to be born in Alice Springs. Over the years that grew, but as I grew older, I was trying to, understand my own identity. There were some things that my parents would reveal and they wouldn’t, and it was all in due time. But doing a show like this makes me have a deep appreciation for what they’ve, they went through, the sacrifices that they made, the sensitivities around that. Yeah, sometimes it’s very challenging to think of it fully, but it’s very rewarding that we get to celebrate these people that have amazing resilience, amazing heart and that dream about the future and so to know that my folks and my family are part of a country that’s you know full of amazing resilient people is very very special to me.

(Translation: Mỗi ngày em càng hiểu sâu sắc hơn về những gì xảy ra với gia đình em, đặc biệt là bố mẹ em đã trốn thoát vào năm 1980, đến Malaysia ở đó ba tháng. Họ đã có cơ hội đi Mỹ nhưng rồi có một gia đình ở Alice Springs, đã quyết định bảo lãnh cho gia đình chúng em. Cộng đồng người Việt ở đó rất nhỏ. Và thế là có bốn gia đình đã đến đó và chúng em là một trong số họ. Vì chỉ có bốn gia đình nên họ rất gắn bó. Em là đứa trẻ Việt Nam đầu tiên được sinh ra ở Alice Springs. Và theo năm tháng trôi qua, khi em lớn lên, em cố gắng tìm hiểu nguồn cội của chính mình. Và có một số điều bố mẹ em tiết lộ nhưng có một số điều thì không, nhưng rồi họ cũng đều cho biết.

Nhưng thực hiện một chương trình như thế này khiến em trân trọng sâu sắc những gì họ đã trải qua, những hy sinh mà họ đã gánh chịu, những sự tế nhị xung quanh điều đó. Vâng, đôi khi rất khó để nghĩ về nó một cách toàn vẹn, nhưng thật đáng trân quý khi chúng ta tôn vinh những con người có sức chịu đựng đáng kinh ngạc, những trái tim tuyệt vời mơ ước về tương lai, và để biết rằng đồng bào và gia đình em là một phần của một xứ sở đầy những người kiên cường tuyệt vời, Đó là điều rất rất đặc biệt đối với em.)

Hưng Việt: Thưa cô Ngọc chúng tôi còn được biết thân phụ của cô là đã phục vụ trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, thì bác có bao giờ kể lại những câu chuyện mà trong thời kỳ bác đi lính hay là bác có gặp khó khăn gì sau ngày 30/4 hay không?

Ngọc Phan: For my father, he is very sparing with the stories that he's told about his time as a soldier for the South Vietnamese army. He built railway bridges and repaired some of the bridges that were blown up during the war. After the fall of Saigon, when it comes to stories about his time as a soldier, he's very closed off to them. So doing this show, it's given me an insight to that military life. With all the research that these amazing actors have done as well as the research that I've done, it makes me have more, obviously, understanding and empathy for what my father went through, and understanding why those stories aren't easy to talk about. Yeah, and it's brought me closer in some way.

(Translation: Với cha em, ông rất ít kể những câu chuyện về thời còn là người lính trong quân đội miền Nam Việt Nam. Ông đã xây dựng những cây cầu, xe lửa và sửa chữa một số cây cầu đã bị nổ tung trong chiến tranh. Sau khi Sài Gòn thất thủ, khi nói đến những câu chuyện về thời gian ông còn là lính, ông rất khép kín.  

Khi thực hiện chương trình này, nó cho em cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống quân ngũ với tất cả những nghiên cứu mà những diễn viên tuyệt vời này đã thực hiện cũng như những nghiên cứu mà em đã thực hiện. Và rõ ràng là nó khiến em hiểu và đồng cảm hơn với những gì cha em đã trải qua, và hiểu tại sao những câu chuyện đó không dễ gì nói ra được. Và bằng một cách nào đó nó đã đưa em đến gần ông hơn.)
Ngọc Phan
Ngọc Phan
Hưng Việt: Một trong những vai mà cô Ngọc đóng là mẹ của nhân vật chánh là cô Tong thì ở giai đoạn đầu thì vở kịch cho thấy là người mẹ này có vẻ không có vui nếu không muốn nói là hằn học với lại cô con gái thì chúng tôi muốn hỏi là có phải vì lý do là cô con gái đã không đưa được người con trai sang Mỹ cùng với họ và khiến cho bà cảm thấy rất đau buồn.

Ngọc Phan: Yes, I think that the relationship between Huong, the mum, and Tong is a really tough one because I feel like Huong loves Tong so much and she's lost so many children, including her Tong's baby brother now, that it's hardened. It would seem like it's hardened her heart. And she wants so bad, because she loves Tong so much, she doesn't want her daughter to suffer any of the atrocities that she's had to suffer. And I think sometimes, you know, with trauma, with grief, it can harden you to a point that you forget to be soft with one another. And I think that that's what's happened between this relationship and then over the course of the play, they each learn how to love each other, which is, I think, quite a beautiful journey. But it is from that guilt of leaving Vietnam, it's the guilt of like, you know, when she says, I'm old, I'm old, I should have just been left behind, you should have given your brother a life, Yeah, that in part of the relationship there could be a bit of guilt, resentment, grief, all mixed in, but underneath all of the hardness, there's a massive, massive heart, and it's about the love for her children and the love for her daughter.

(Translation: Dạ đúng, em nghĩ mối quan hệ giữa người mẹ là bà Hương, và Tong thật sự rất khó khăn vì em cảm thấy bà Hương yêu Tong rất nhiều và bây giờ bà đã mất rất nhiều người con, trong đó có em trai của Tong, điều đó càng trở nên khó khăn hơn. Có vẻ như điều đó đã làm trái tim bà chai sạn. Vì bà ấy rất yêu Tong, bà ấy không muốn con gái mình phải đau khổ vì bất kỳ sự nghiệt ngã nào mà bà ấy đã phải chịu đựng.

Và em nghĩ đôi khi, với tổn thương, đau buồn, nó có thể khiến bạn cứng rắn đến mức quên mất cách xử sự dịu dàng với nhau. Và đó là những gì đã xảy ra giữa mối quan hệ này và sau đó trong suốt vở kịch, mỗi người học cách yêu nhau, theo em, đó là một hành trình khá đẹp. Nhưng chính từ cảm giác tội lỗi khi rời bỏ Việt Nam, đó là cảm giác tội lỗi như khi bà ấy nói, “mẹ già rồi, lẽ ra mẹ nên phải ở lại, lẽ ra con nên cho em trai mình một cuộc sống”, Vâng, rằng trong một phần của mối quan hệ có thể có một chút tội lỗi, oán giận, đau buồn, tất cả trộn lẫn vào nhau, nhưng bên dưới tất cả sự cứng rắn đó là một trái tim bao la, thật bao la, và đó là tình yêu dành cho con cái và tình yêu dành cho con gái của bà.)

Hưng Việt: Cô Ngọc hy vọng vở kịch Vietgone sẽ được khán giả của chính mạch mainstream và khán giả của cộng đồng người Việt mình nói riêng đón nhận như thế nào?

Ngọc Phan: Well for me, the hope of the show is that it reaches .. obviously you have got your subscribers,you have got people that are part of the theatre community, but Vietnamese community feel welcome to come into a space that they don't usually come to, that this show touches, there's something for each generation. You've got the generation that grew up in the 70s, for my parents’ generation. Then you have got the generation that can identify with a lot of the 90s references. And so you've got that component and then you've got the younger and current generation that get to see themselves up on the stage. And that's, it's really exciting, it's really vital, it's important. But I hope that a Vietnamese or Asian community really see themselves represented well with complexity and nuance and heart and love and grit and sass and strength, that they feel welcome, that they feel safe, that they seen and heard.

(Translation: Đối với em, hy vọng của buổi trình diễn là nó sẽ đến được … Queensland Theatre thì đã có những thành viên rồi, đó là một phần của cộng đồng kịch nghệ, nhưng cộng đồng người Việt sẽ được hoan nghênh khi đến một nơi mà họ thường ít đến, show này sẽ gây xúc động. Mỗi thế hệ có một sự lãnh hội khác nhau. Thế hệ lớn lên vào những năm 70, thế hệ của bố mẹ em. Kế đó, là một thế hệ có thể nhận ra được những điều được đề cập tới của thập niên 90. Sau đó là thế hệ hiện tại và trẻ hơn, có thể nhìn thấy được chính mình trên sân khấu. Và điều đó thực sự thú vị, nó thực sự quan trọng. Nhưng em hy vọng rằng cộng đồng người Việt hoặc người Á châu thực sự thấy mình được thể hiện một cách tốt đẹp với sự đa dạng và mọi sắc thái, với tấm lòng, tình yêu, sự can đảm, ngổ ngáo và sức mạnh,… rằng họ cảm thấy được chào đón, họ cảm thấy an toàn, họ được nhìn và nghe.)

Hưng Việt: Thưa cô Ngọc, cô đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kịch nghệ cô có lời khuyên gì đối với các bạn trẻ mà theo tôi là từ 13 đến 30 đó nếu mà họ muốn theo đuổi cái con đường kịch nghệ và các bậc phụ huynh nên có sự khuyến khích nào đối với họ?

Ngọc Phan: My advice is that if you love it and you have a drive that you stick to your guns and you go for it. I was very lucky in that my family were very supportive of me doing the arts. They weren't like cheerleaders, but they weren't like, don't do that. They left me to my own devices and in that I was able to find my own expression. I was able to find my own identity, especially as an artist, and it's been one of the most fulfilling things in my own life. So for parents out there who have children that want to get into the arts, I think that you should encourage them because they're the people that are going to continue storytelling. They're the people that are going to feel for our community and think in a different way that's not just about logistical stuff and, you know, they're the ones that can bring poetry and dance and humanity to the stages, to the films. And the other thing is that, you know, growing up I didn't have a lot of, I didn't see a lot of people that looked like me that were Vietnamese. So nowadays that's shifting and that's changing and that's really exciting to see. And I just think that Vietnamese, Asian Australian performers are incredible and they are going to take over the world. Over the world! Yeah. And that Yeah, and that the more we encourage young folk to follow their dreams in this art form, that means the more stories we get to see about ourselves.

(Translation: Lời khuyên của em là nếu bạn yêu thích nó và có động lực thì bạn hãy kiên trì và thực hiện nó. Em rất may mắn khi được gia đình rất ủng hộ em theo đuổi nghệ thuật. Họ không hoàn toàn cổ vũ, nhưng cũng không bảo không. Họ để em sử dụng các kỹ năng của riêng em và qua đó em có thể tìm thấy sự biểu hiện cho riêng mình. Em đã có thể tìm thấy bản sắc riêng của mình, đặc biệt với tư cách là một nghệ sĩ, và đó là một trong những điều mãn nguyện nhất trong cuộc đời em.

Vì vậy, đối với những bậc cha mẹ có con em muốn tham gia nghệ thuật, em nghĩ quý vị nên khuyến khích họ vì họ là những người sẽ tiếp tục kể chuyện. Họ là những người sẽ đồng cảm với cộng đồng của chúng ta và suy nghĩ theo một cách khác, không chỉ về những vấn đề vật chất và họ là những người có thể mang thơ ca, điệu nhảy và tính nhân văn lên sân khấu, cho các bộ phim. Và một điều nữa là khi lớn lên, em không thấy nhiều người Việt Nam như em. Vì vậy, ngày nay điều đó đang thay đổi và điều đó thực sự thú vị khi chứng kiến. Và em chỉ nghĩ rằng các nghệ sĩ người Úc gốc Việt, gốc Á thật tuyệt vời và họ sẽ thống lĩnh thế giới. Trên toàn thế giới! Vâng, và chúng em càng khuyến khích giới trẻ theo đuổi ước mơ của mình qua hình thức nghệ thuật này, điều đó có nghĩa là chúng ta càng có nhiều câu chuyện để xem về chính chúng ta hơn.)

Hưng Việt: Chúng tôi thành thật cảm ơn cô Ngọc Phan thật nhiều sau một ngày tập dợt rất là cực nhọc vẫn đồng ý nán lại để mà tham dự cuộc phỏng vấn này của chúng tôi. Phải nói cô là một trong số rất ít người đang đi những bước khai phá cho nền kịch nghệ của người Việt mình, đặc biệt là cho các bạn trẻ.

Thân mến chúc cô mọi điều may mắn, tốt đẹp và thành công trên con đường theo đuổi sự nghiệp này. Xin cám ơn cô.

Ngọc Phan: Chào anh Việt, chị Mỹ Dung và thính giả SBS.

Mỹ Dung: Cảm ơn em.

Đây là lần đầu tiên một vở kịch về người Việt Nam được trình diễn tại một sân khấu lớn ở Brisbane do nữ đạo diễn người Úc gốc Việt thực hiện với sự tham gia của các bạn trẻ Việt Nam sinh ra tại đây.

Các bạn trẻ được khuyến khích đi xem để hiểu thêm những tâm tư, khắc khoải của thế hệ đi trước, về cuộc đời tỵ nạn của cha mẹ nơi đất khách quê người. Do đó sẽ có vé miễn phí cho các em học sinh trung học và nửa giá vé cho các bạn trẻ dưới 30 tuổi.

Muốn đặt mua vé xin google ‘Vietgone bookings’.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Share