Chuyện Queensland: Thợ điện Bình Nguyễn

binh nguyen.jpg

Bình Nguyễn

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhằm mục đích giúp dân chúng giảm áp lực về giá sinh hoạt gia tăng, chính phủ các cấp đã tài trợ phần nào cho các hóa đơn tiền điện của những người thỏa các điều kiện. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tiết kiệm chi tiêu này bằng nhiều hình thức khác.


Kính mời quý thính giả cùng chúng tôi theo dõi cuộc nói chuyện với anh Bình Nguyễn, một thợ điện có bằng cấp và hành nghề lâu năm ở Brisbane về những cách giúp tiết kiệm tiền điệ̣n.

Hưng Việt: Dạ xin chào anh Bình Nguyễn ạ.

Bình Nguyễn: Dạ em xin chào anh Hưng Việt, chị Mỹ Dung và thính giả của đài SBS ạ.

Mỹ Dung: Dạ xin chào anh Bình Nguyễn.

Hưng Việt: Đầu tiên cái câu hỏi mà có lẽ đa số thính giả của chúng tôi muốn được biết là có những phương cách nào để mà chúng tôi giảm được tiền điện tiêu xài hay không thưa anh Bình.

Bình Nguyễn: Dạ theo như kinh nghiệm của em thì mình nên đổi những hệ thống đèn cũ của mình thành những dàn đèn hiện đại ví dụ như LED - Việt Nam mình ưa gọi là LED, còn phương Tây thì người ta gọi là L-E-D - cái đó là cái tiết kiệm tối đa nhất. Khi mình xài xong những dụng cụ hoặc là đèn gì đó, thì mình nên tắt, đừng có phí những cái điện đó.

Hưng Việt: Nhưng mà có những dụng cụ trong nhà, thí dụ như cái microwave, oven, thì khi mình xài xong thì nó vẫn còn on, cái đèn của nó vẫn còn cháy, nhưng mà mình không có xài thì nó có tốn điện không anh?

Bình Nguyễn: Dạ nó có, mà chỉ chút xíu thôi, nhưng đó là sự an toàn. Tại vì thí dụ như cái oven đi ha, khi tắt đi, thì đương nhiên cái sức nóng nó còn ủ lại. Thì nó cần một thời gian để nguội lại mà không có cái đèn đó, người ta sẽ sơ ý đụng, sẽ bị phỏng có hại đối với sức khỏe của mình. Thật ra cái điện đó còn lại rất là nhỏ không tốn bao nhiêu hết anh.

Mỹ Dung: Dạ thưa anh, theo anh thấy thì có nhà thì họ xài điện, mà có nhà thì họ xài gas. Xài gas với xài điện, cái nào nó lợi hơn?

Bình Nguyễn: Theo em thì em thấy điện thứ nhất là an toàn và thứ hai là nếu nhà mình xài điện không thì mình sẽ có một cái bill thôi. Và nếu mà mình xài thêm cái gas thì mình sẽ thêm một cái bill nữa. Đâm ra mình hơi không được quản lý cho kỹ.

Nói về điện là cái an toàn trên hết. Ví dụ như khi mà cái lò của mình có lỗi, thì cái công tắc của mình ở ngoài hộp điện, cầu dao hoặc là người ta gọi là safety switch, thì nó sẽ chập, không cho mình xài những cái máy móc sắp hư. Thứ hai, gas có thể hại cho sức khỏe của mình. Nếu mà những người mà có asthma như em, thì khi mình đun gas, mà gas nó bị trapped trong không gian nhà mình á. Và đặc biệt á, là những cái người mà không đánh được mùi, mà nếu như gas có leak trong nhà mình mà mình là người hút thuốc chẳng hạn mà mình mồi quẹt lên cái, là nhà mình nó sẽ bị cháy hoặc là nổ banh nhà thì cái đó là rất là thiệt hại lớn.

Mỹ Dung: Nhưng mà em thấy là cái bếp thì xài gas thích hơn tại vì nó nóng lẹ.

Bình Nguyễn: Dạ, cũng không đến nổi đâu. Thật ra technology bây giờ ra loại bếp gọi là induction nấu rất là nhanh, mà gọn, mà an toàn.

Thiết kế của induction technology là dùng sức nam châm. Cái lò chỉ làm việc khi đã đặt cái nồi lên, cái lò đó nó sẽ cảm nhận được có cái gì đó thì bắt đầu nó như nóng lên, mà nó nóng rất là nhanh. Khi mà mình nấu nhanh như vậy thì đương nhiên là mình sẽ tiết kiệm điện trong cái thời gian nấu nướng rồi. Khi mà mình tắt nó vẫn có cái đèn nó báo động cho mình biết là cái mặt bằng của cái lò nó đang còn ấm, còn chớp nháy, chớp nháy báo là nó vẫn còn nóng. Chỉ khi nào mà nó nguội hẳn, an toàn, thì cái đèn nó tự động nó sẽ tắt.

Hưng Việt: Bây giờ nhiều nhà được chính phủ khuyến khích gắn solar panel, những cái bảng quang điện. Thì anh có thể vui lòng giải thích cách hoạt động của những cái solar panel này và cái cách mà mình tiết kiệm được tiền điện với những cái solar panel.

Bình Nguyễn: Dạ nếu mà nói về solar thì thật ra nó có nhiều cái lợi ích cho gia đình. Trước mắt bây giờ mình muốn tiết kiệm tối đa, ví dụ như nhà mình có solar rồi, thì mình nên gắn một cái timer cho cái hệ thống bình nước nóng của mình, thì mình sẽ tiết kiệm được giống như là khoảng từ 100 cho tới 120 đô cho 3 tháng. Cái timer đó nó sẽ control, cái giờ giấc mình đun nước nóng. Nước nóng chỉ cần từ 3 tiếng cho 4 tiếng là nó nấu sẽ đủ nóng cho một ngày. Nếu mà mình gắn cái timer một lần thôi thì trong tương lai thì mình trong cái bill của mình, mình sẽ không thấy cái tiền nước nóng nữa.

Hưng Việt: Thưa anh thứ nhất là cái giá của để mà install một cái timer đó là bao nhiêu và cái thời điểm mà mình vặn nó lên đó cho cái bình nước nóng đó là từ mấy giờ tới mấy giờ trong ngày.

Bình Nguyễn: Dạ cung cấp và lắp ráp timer thì cũng tùy theo thợ, tùy theo công ty thôi. Nói chung riêng business của em thì thường thường là em vừa cung cấp vừa lắp ráp thì khoảng từ 250 tới 300 cộng với GST. Khi mà mình điều chỉnh cái giờ giấc cho làm việc đó là em đề nghị, thường thường mặt trời của mình tải sức nóng xuống nhiều nhất là lúc từ 10 giờ cho tới 2 giờ, 4 tiếng đó là mặt trời nó nằm ngay trên đỉnh đầu của mình, thì mình cho nó làm việc từ 10 giờ tới 2 giờ chiều.

Hưng Việt: Có lẽ nhiều thính giả và riêng cá nhân tôi đó cũng chưa có phân biệt được mà tiền điện tổng quát với cái tiền điện mà trả cho cái bình nước nóng thì xin anh giải thích sự khác biệt giữa hai cái loại tiền điện?

Bình Nguyễn: Dạ đây là em nhắc tới những nhà không có solar nha, thì trong cái bill điện có hai cái giá: gọi là general usage tức là điện thông thường, một cái gọi là off-peak, tức là ngoài giờ làm việc, cái đó thường thường là để nấu cái bình nước nóng của mình. Thì cái giá thông thường thường nó cao hơn là cái off- peak. Ví dụ như cái thông thường là 24 cent một kwh, thì cái off- peak khoảng 18 cent một kwh, thì cái đó là nhà nước control. Thì mỗi một ngày, hot water của mình nó chỉ mở làm việc hai đợt sáng sớm và xế chiều.

Mình cũng có thế đề cập tới cái tiền gọi là mướn đồng hồ. Thật ra cái đó nó rất là nhỏ, nhưng mà khi mình nhắc tới tiết kiệm thì thôi thì em cũng nhắc tới luôn. Thì cái đó là cái bắt buộc ai cũng phải mướn đồng hồ.

Mỹ Dung: Cái đó mỗi công ty nó mỗi khác hả anh?

Bình Nguyễn: Dạ chính xác. Khi mà mình so sánh giá cả thì mình nên theo dõi các công ty. Rồi cái plan nào mà nó phù hợp cho mình thì mình chọn. Giá nó sẽ chênh lệch, chứ không phải là công ty nào nó cũng giống nhau.

Nếu mà nhà mình có solar thì nhà nước sẽ mua lại cái phần đó gọi là solar feedback. Ví dụ như solar của mình tải điện về mà mình không có xài những cái dụng cụ ở nhà đó, thì điện của mình sẽ bán cho neighbour hoặc là cho nhà nước. Hiện tại những cái plan theo như em đang xài AGL thì nó mua lại 14 cent nhưng mà nó chỉ mua tới lúc 4.000 kwh thôi thì sau 4.000 kwh đó thì nó sẽ mua lại thấp hơn với cái giá là 6 cent 1 kwh.

Khi mà chọn mấy cái này thì nên lưu ý, cái giá tiền của general usage càng thấp càng tốt, với lại cái hot water giá càng thấp càng tốt và cái giá đồng hồ mướn càng thấp càng tốt nhưng ngược lại cái giá solar nếu mà họ mua lại càng cao thì càng tốt cho mình.

Mỹ Dung: Dạ thưa anh vậy muốn hành nghề thợ điện ở Úc thì chúng ta phải có bằng cấp hay chứng chỉ gì hông anh?

Bình Nguyễn: Dạ thưa chị, nếu mà muốn theo đuổi vào cái ngành này, thì trước tiên thì mình phải là người thường trú nhân, cái đó là minimum requirement. Thứ hai, thì mình chỉ cần đạt tới lớp 10 thôi. Còn cái quan trọng là mình phải tự túc đi xin việc của những công ty trong nghề này.
02.jpg
Bình Nguyễn
Hưng Việt: Thưa anh thường là khi mà học nghề điện đó là chúng ta phải tìm một người chủ nhân hay một hãng để cho chúng ta tập nghề Apprenticeship, thì cái thời gian tập nghề đó là khoảng bao lâu?

Bình Nguyễn: Dạ Nghề này đòi hỏi nhiều nhất là bốn năm, mình có thể học ngắn lại cũng được liên quan đến từng cá nhân của học sinh hoặc là công ty. Khi mà anh làm việc xong cái thời gian ấn định, ở trên trường nó đưa ra những cái môn hoặc là những cái gì mà họ cần anh phải làm mà anh đạt được thì nó sẽ cho anh thi kỳ cuối. Nếu mà anh đạt được những cái gì của trường hoặc là của chỗ làm việc đó là anh có thể lấy được cái bằng.

Hưng Việt: Nói về một người thợ điện mà sau khi học nghề xong rồi tốt nghiệp thì sau đó triển vọng nghề nghiệp của họ nó ra sao thưa anh?

Bình Nguyễn: Dạ sau khi mình tốt nghiệp có cái bằng cấp này rồi, thì bước đầu tiên mình chỉ được làm việc dưới tay công ty nào đó thôi. Trong một thời gian ngắn sau khi mình giữ cái bằng này được hai năm, thì mình sẽ apply for cái bằng gọi là Contractor Licence. Thì sau khi mình có cái bằng này mình có thể mở công ty, mướn người làm hoặc mình tự làm cho riêng mình. Nếu mà mình cảm thấy không hài lòng bởi trách nhiệm lớn này thì chuyển vô công ty nào đó. Theo như mình nghĩ với cái bằng này nếu mà mình vô trong cái công ty mining thì tương lai sẽ khá lắm nếu mình chịu hy sinh cái cuộc sống gọi là my life. Dạ.

Hưng Việt: Muốn lấy cái bằng contractor đó là có phải thi hay cái gì không?

Bình Nguyễn: Dạ cái bằng contractor đó mình không cần phải vô trường, cái này là cái bằng khóa online, Khi mà anh apply cái bằng contractor license thì nó sẽ gửi cho anh một cái gọi là một cái tài liệu mình tự học ở nhà, rồi tự làm bài giống như mấy cái assignment gì đó thì nếu mà mình làm đủ là nó đưa bằng mình.

Ở đây em có một cái chi tiết em cũng nên nói cho những thính giả nào mà có ý định theo đuổi cái ngành này. Thì ở đây em đề cập là cái bằng ở Queensland rất là strict. Tức là khi mà mình lấy cái bằng ở Queensland thì mình được phép làm công việc toàn nước Úc. Còn những cái bằng cấp từ Victoria hoặc là NSW không có được phép làm việc ở trên Queensland. Những cái bằng đó mà muốn làm việc ở trên Queensland thì họ phải học một cái khóa nào đó để nâng cấp cái bằng họ lên cái QLD standard thì họ vẫn tiếp tục làm được. Đó là cái khác biệt của cái bằng Queensland và những cái bằng tiểu bang khác.

Hưng Việt: Thưa anh Bình, thông thường thì người ta thường nghe nói tới có hai loại thợ điện. Một là thợ điện tổng quát, Electrician, còn một loại là thợ điện lạnh, là Refrigeration. Anh có thể giải thích và phân biệt dùm hai cái loại thợ điện như thế cho thính giả chúng tôi được biết hay không?

Bình Nguyễn: Dạ thưa anh thì theo như em được hiểu biết cái bằng bên em thì em có thể làm những cái tòa building lớn, hoặc là hãng xưởng, nhà bình thường…Đồng thời cái ngành của em cũng có thể làm những công việc của bên ngành điện lạnh giống như refrigeration. Nhưng ngược lại refrigeration thì họ chỉ làm tới một giới hạn nào đó thôi ví dụ như máy điều hòa, máy cool room là tủ lạnh hoặc là freezer room là đông đá, họ không có thể bước qua ranh giới của bên nghề của tụi em.

Thật ra cái ngành bên em thì cái nguy hiểm của nó cao hơn, còn cái điện lạnh, cái risk của nó thấp hơn.

Bên em thì học coi như là điện tổng quát hết rồi. Nhưng mà bên điện lạnh, khác là khác bên phần gọi là động cơ, là Mechanic. Thì bên em thì không có dùng Mechanic.

Hưng Việt: Rồi thưa anh, nói về cái sự nguy hiểm của cái nghề anh đó, thì sau khi mà anh thiết kế một cái dàn điện cho một căn nhà nào đó rồi, hoặc là ngay cả một cái tòa building đó, thì cần phải có một cái sự giám sát, một cái certification của một cơ quan nào đó hay không?

Bình Nguyễn: Dạ không, cái bằng thì tụi em là contractor licence thì trong đó tụi em đã trách nhiệm từ A đến Z rồi. Khi tụi em làm xong một cái công trình nào đó thì tụi em sẽ để lại một cái certificate là tụi em tự cấp và cái certificate nó sẽ được lưu lại cho chủ nhà.

Mỹ Dung: Dạ thưa anh, cuối cùng thì anh còn điều chi anh muốn trình bày với thính giả nữa không?

Bình Nguyễn: Dạ ở đây, em muốn nêu lên cái điểm này, là quý vị nên kêu những thợ có bằng cấp đàng hoàng. Tại vì những người có thợ bằng cấp thì người ta sẽ có những bảo hiểm thỏa đáng để cho thí dụ khi mà nhà mình có xảy ra biến cố, thì những cái thợ đó người ta có bảo hiểm đứng sau lung, người ta có thể bồi thường thỏa đáng cho mình. Còn những thợ handyman chẳng hạn thì họ không có bảo hiểm đàng sau lưng, đâm ra những biến cố đó, mình sẽ bị giống như là tự xử lấy thôi chớ không có ai giúp mình được đâu.

Hưng Việt: Thay mặt cho cô Mỹ Dung cũng như thính giả, chúng tôi xin thành thật cám ơn anh Bình Nguyễn rất là nhiều, đã dành thời gian của anh để giải thích tường tận về việc làm của anh cũng như những sự khác biệt và lợi ích của chuyện xài điện, xài gas, xài solar panel v.v… Xin kính chúc anh và gia đình được nhiều sức khỏe và công việc luôn luôn được thành đạt mỹ mãn. Cảm ơn anh.

Bình Nguyễn: Dạ em cảm ơn anh Hưng Việt và chị Mỹ Dung và đặc biệt là các thính giả của Đài SBS đã lắng nghe. Cảm ơn ạ.

Mỹ Dung: Dạ cảm ơn anh Bình Nguyễn.

Quý vị có thể liên lạc với anh Bình Nguyễn qua số: 0401 811 630

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

 



Share