Chuyện Queensland: Nhìn lại 2 năm của chương trình

03 - Tại đài 4EB.jpg

Hưng Việt và Mỹ Dung

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Mới đó mà Chuyện Queensland đã được hai tuổi. Mỗi khi nghe ai đó hỏi thăm về chương trình với những phản hồi tích cực chúng tôi thấy rất vui vì nhiều người đã sẵn lòng dành chút thời giờ quý báu của họ cho chúng tôi phỏng vấn.


Nhìn lại một chặng đường dài, chúng tôi cảm thấy rất vui, vì qua chương trình đã gặp gỡ được nhiều người, lắng nghe họ chia sẻ những câu chuyện thú vị để học hỏi, mở mang kiến thức, hoặc tham gia nhiều sự kiện trong cộng đồng.

Riêng công việc thì cũng tích lũy thêm một số kinh nghiệm quý báu. Chúng tôi cũng không quên cảm ơn quý thân hữu, đồng hương chẳng những lắng nghe mà còn giới thiệu những người cho chúng tôi phỏng vấn hay đóng góp, gợi ý đề tài.

Có hai điều mà chúng tôi thật tiếc đó là:

Thứ nhất, phải edit cắt bớt cho đủ thời lượng, nhưng cũng mong mọi người thông cảm vì lúc nào chúng tôi cũng luôn cố gắng gửi đến quý thính giả số lượng thông tin nhiều nhất trong thời gian có hạn vừa phải cho một chương trình.

Thứ hai, là còn ít đồng hương của mình tham gia vào các sinh hoạt của cộng đồng chính mạch, như trong hôm ĐUA GIÁN, LỄ HỘI LUMINOUS, hay là mới đây nhất là WOMEN’S WORLD CUP vừa qua. Người Việt mình chỉ tham gia HỘI CHỢ TẾT là nhiều hay nữa là cũng tham gia GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG, Trung Thu..

Mong là sau này sẽ có nhiều người Việt mình tham dự vào mấy sự kiện của cộng đồng chính mạch hơn, hầu có thêm tiếng nói người Việt trong các cuộc phỏng vấn.
125902.jpg
Cuộc đua gián hàng năm vào ngày Australia Day tổ chức tại một pub ở Kangaroo Point, Brisbane
Có thính giả hỏi chúng tôi là, “CHUYỆN QUEENSLAND mà sao thường chỉ có Brisbane không vậy?”

Nhưng thật ra cũng có ở Gold Coast như là cô MAI TRẦN với Little Shop For Free, hay anh HOÀNG XUÂN VIỆT về nhà đất, hoặc ông bà TÌNH và LAN NGUYỄN trong nhà hàng ALICE VIET ở tận Alice Springs.

Ngoài ra còn ông NAM LỘC bên Mỹ và cô THANH TÂM bên Canada qua Brisbane nhân dịp chiếu phim Bóng Quá Khứ ở đây.

Và còn nhiều hứa hẹn sẽ có những vùng khác ở Queensland chứ không chỉ ở Brisbane.

Ngoài ông MILTON DICK, dân biểu liên bang và Chủ tịch Hạ viện là một vinh dự đặc biệt cho chúng tôi được phỏng vấn, người mà chúng tôi muốn nói ở đây là cô KAREN MAI trong bài Dịch vụ Tang lễ, người Úc mà nói tiếng Việt sành sõi đó. Chúng ta hãy nghe cô chia sẻ để biết vì sao cô giỏi tiếng Việt như vậy:

Karen Mai: Hồi xưa đó, mình bảo lãnh ông bà già qua, thì ông già bị tim, mình cũng đâu có biết được. Mình nhớ, rõ ràng á, thứ bảy tuần đó mình chở đi ra bác sĩ Lê Thanh Hoàng, thì bác sĩ nói bị tim, trời ơi hết hồn. Chở ông già đi nhà thương. Hồi đó đâu có biết tiếng Việt đâu. Hỏi mấy đứa con coi ổng có nói tiếng Anh rõ được không? Là không. Thì mình phải học tiếng Việt cho ông biết ông sẽ mổ, hay là bên nhà thương nó làm cái gì. Thì mình cứ nhờ bác sĩ Hoàng, hỏi ông tim là sao? Thận nó là cái gì? Mình học bác sĩ Hoàng trước rồi sau đó mình nghe riết mình quen cũng đi Việt Nam nhiều lần nữa, thì cũng có anh chị em cũng chỉ nữa.
01.jpg
Karen Mai
Năm nay có mấy bài tôn giáo như Christmas thì có CHA LƯƠNG MINH CHÁNH, Easter thì có HỘI THÁNH TIN LÀNH ÂN ĐIỂN OXLEY, Lễ Phật đản thì có chùa PHÁP QUANG với thầy từ Sydney qua và mấy chị Phật tử làm thiện nguyện, rồi các em trong gia đình PHẬT TỬ CHÁNH TÂM ở chùa Phật Đà nữa, Lễ Vu Lan mới đây thì có ANH LÂM và CHỊ TÂN PHẠM tu sửa tôn tượng.

Nhắc đến việc sửa tôn tượng là chúng tôi có dịp được tận mắt chứng kiến anh Lâm dát vàng tôn tượng, hay còn gọi đắp y.

Ngoài ra cũng phải kể đến các hội đoàn với những sinh hoạt của cộng đồng người Việt như ĐÊM KHÔNG GIAN HỘI NGỘ của KHÔNG QUÂN, NGÀY QUÂN LỰC của Hội Cựu Quân Nhân VNCH, rồi HỘI CAO NIÊN có chủ tịch mới là cô KIỀU OANH, hay cô MỸ LINH với vấn đề tỵ nạn.

Còn về vấn đề sức khỏe cộng đồng thì có BERLASCO với dịch vụ chăm sóc người cao niên, hay BÁC SĨ HỒ TUẤN với SAIGON PLAZA, BÁC SĨ TRẦM THÙY TRANG với dịch vụ làm đẹp I-SKIN, anh TUẤN LÊ với dịch vụ xét nghiệm, cô TRANG TRẦN với nghề dược, và cô KIM LÊ với dịch vụ Massage:

Kim Lê: Dạ cái nghề nào nó cũng có cái buồn vui về cái khó khăn nhưng mà cái nghề massage trị liệu dạy ở đây thì. Vui thì nhiều mà buồn thì cũng không ít. Vui vì học sinh đến học là về nhà được mở tiệm nè. Những phụ nữ mà sau khi sinh hoặc là cần việc làm part time thì cái này rất là tuyệt vời hoặc có thể đi làm Mobile. Cho nên những cái motivation để cho phụ nữ đi làm mà giúp cho bản thân họ em cảm thấy vui lắm những cái đó thì nó vượt qua hết tất cả những khổ cực mà mình ráng. Tại vì cái ngành nghề nào cũng vậy, em làm ngày tám chín tiếng tay chân mỏi nhưng mà khi mà nhận được tin nhắn giống như mình sống dậy vậy. Tại vì mình có cái passion cái tình yêu về nghề thì thấy những cái tin nhắn mà học sinh thành công rồi những người sức khỏe tốt hơn, yêu đời hơn là em cảm thấy vui.
04.jpg
Kim Le (2nd from right) and her team
Hay cô UYÊN NGUYỄN với nghề điều dưỡng:

Uyên Nguyễn: Đôi khi mình không có làm được hết rồi về nhà, mình nghĩ là không biết cái người đó họ thật sự có nhu cầu hay là họ muốn làm như vậy. Nhưng mà lỡ họ thật sự có nhu cầu có nghĩa rằng các cơ thể của họ không bình thường, họ sẽ bị đau hoặc, họ sẽ rất là khó chịu. Cho nên về nhà em ngồi nói chuyện với ông xã em xong rồi cái em khóc, em nói là “thấy tội quá, không biết là mình không có đưa ổng đi tiểu được, mình không có cho ổng đi toilet được và thấy thương người ta tại vì vô trong bệnh viện người bệnh nhân trông cậy vô người nurse. Cho nên nếu như mà mình không có làm được hết cho họ đó, mình cảm thấy mình thiếu sót, em cảm giác thấy rất là tội nghiệp.

Cho nên khi mà em đi làm thì nhiều khi cũng có bữa mệt, bữa không mệt thì em tự nói với em là em sẽ cố gắng hết sức để mà em có thể gần gũi với người bệnh nhân, có thể hiểu được họ, để mình thấy có nhu cầu của họ để mà mình giúp họ.
nurse uyen uyen.jpg
Y tá Uyên Nguyễn
Giới văn nghệ sĩ và nghệ nhân thì có học giả NGUYỄN THANH ĐỨC với nguồn gốc dân tộc Việt, rồi họa sĩ HÀ ANH TUẤN, nghệ nhân CHÁNH TÔ với kỹ thuật trồng hoa Mai, và anh TÂN PHẠM với việc trồng hoa và những hoài niệm về Tết hay là nữ sĩ ngâm thơ THU HƯỜNG nữa.

Bây giờ chúng ta cùng thưởng thức giọng ngâm thơ truyền cảm của cô Thu Hường qua trích đoạn bài thơ “Bến Vắng” của bác Tứ Trần.

Thu Hường:
Ta chới với giữa mùa Xuân lỡ vận
Mấy ngọt ngào em cánh én chao nghiêng
Đêm thăm thẳm bầu trời in bóng nguyệt
Say men tình lạc lối nẽo lợi danh
Mái tóc xanh không xanh mãi với thời gian
Màu trắng tóc không xóa nhòa dĩ vãng
Đêm khuyết nguyệt gợi nỗi sầu vong quốc
Mấy cung trầm đàn khẩy khúc ly tan...

Rồi phải kể đến chia sẻ đầy bổ ích của hai cô luật sư bàn về vấn đề nổi cộm là luật sư HIỀN NGUYỄN về vấn đề tội phạm thanh thiếu niên, và luật sư TIÊU KHIẾT NHI với đề tài chơi hụi ở Úc.

Nhưng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong CHUYỆN QUEENSLAND là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1 studio.jpg
KTS Vũ Hoa Giang
Có người thì đứng ra tự mình kinh doanh hay với chỉ vài người giúp thôi như ông SĨ HUỲNH với mấy chiếc xe TAXI, cô CINDY TRẦN với THIÊN ĐƯỜNG NƯỚC ÚC, rồi anh GIA NGUYỄN với công ty IN ẤN ARTWIZARD, hay kiến trúc sư GIANG VŨ với LSL STUDIO, anh HUỲNH VŨ HẢI chủ nhân của gian hàng VIET STREET CUISINE. Đa số đều là những người trẻ tuổi tài ba đầy nhiệt huyết anh Việt ha. Như anh Giang Vũ chia sẻ:

Giang Vũ: Ngày xưa lúc trước khi em theo đuổi ngành kiến trúc, thì em cũng không hiểu gì về kiến trúc cả, không có một tí khái niệm gì về kiến trúc cả, thế nên em cũng rất đồng cảm với mọi người khi không biết được là ngành kiến trúc khác gì với những ngành kỹ thuật khác.

Ngành kiến trúc không chỉ là trang trí, hay là triển khai hồ sơ kỹ thuật để xin phép mà giá trị trong thiết kế nó đem lại rất là nhiều. Ví dụ như là một cái cửa hiệu mà được thiết kế thì việc vận hành tổ chức không gian trong bếp hay là trong quầy sẽ hiệu quả hơn rất là nhiều. Mà vận hành hiệu quả hơn thì nó sẽ giúp việc kinh doanh mình tốt hơn. Mặt khác một cái cửa hiệu đẹp hơn thì cũng thu hút bắt mắt hơn tăng giá trị sản phẩm của mình lên nhiều.

Và cả những người điều hành các công ty lớn cả chục nhân công hay hơn nữa, như anh LÂM PHẠM với công ty PRECIOUS METAL CHAIN Enterprises chuyên cung cấp nữ trang ở Úc, Anh THỤY LÂM với công ty máy tính BLACKBOOK AI và cô NINA NGUYỄN với công ty PAKKO. Tất cả đều từng được giải thưởng vì sự nổ lực không ngừng của họ.
Ni Na Nguyen
Ni Na Nguyen Credit: Meitu
Và cái gì mang đến thành công cho họ? phải chăng đó chính là sự quyết tâm như cô Nina Nguyễn khuyên các bạn trẻ:

Nina Nguyễn: cứ làm đi, thích thì làm đừng có sợ gì hết. Tại vì khi mà mình sợ, là nó sẽ cản trở được cái gì có thể. Nếu mà mình quyết tâm mình muốn làm thì mình cứ làm, đừng có sợ hay là đừng có nghe những cái lời xung quanh mình. Nếu mà mình có lòng, có tâm, quyết tâm thì mình sẽ làm được.

Thật đáng ngưỡng mộ!

Ông bà mình nói, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, cũng như những người làm doanh nghiệp trên, có những người họ làm nghề với tất cả sự đam mê, yêu thích công việc, đặt hết cái tâm của mình vào nghề thì họ cũng đạt được thành công như ông LÂM THIỆN HOA trong nghề chứng hôn, anh LONG TRẦN trong bài xe hơi, cô MỸ LINH trong nghề Phiên dịch, thợ điện BÌNH NGUYỄN với các biện pháp tiết kiệm điện, và Thầy giáo VĂN BẠT ĐĂNG KHOA với nghề giáo. Và chúng ta hãy lắng nghe thầy Đăng Khoa tâm sự vui buồn trong nghề:

Đăng Khoa: Dạ thưa anh, cái nghề nào cũng có lúc vui lúc buồn. Cái nghề giáo thì cũng có nhiều lúc buồn lắm, nhưng mà cũng có rất nhiều lúc vui nữa. Cái niềm vui tinh thần cho cái người làm nghề giáo là mỗi ngày mình thấy được học trò của mình trưởng thành từng bước một.

Em nhớ là có nhiều học trò mà mỗi ngày em phải la mắng, mỗi ngày em đều phải phạt. Em cứ nghĩ là mấy học trò đó rất là ghét mình. Thấy thầy là bị thầy phạt. Cho tới cái buổi lễ tốt nghiệp lớp 12, có ba học sinh chạy tới bắt tay, rồi đứa thì ôm chầm lấy em, vừa khóc vừa cám ơn rối rít và nói là, “Cám ơn thầy đã dạy cho tụi em, đã trách phạt tụi em, để cho tụi em có ngày hôm nay.” Rất là cảm động! Mình cũng rơi nước mắt nữa.

02_crpped.jpg
Thầy Đăng Khoa
Những giọt nước mắt đó không phải là những cái giọt nước mắt trẻ con mà đó là những cái giọt nước mắt trưởng thành. Mấy em đã biết là những quở phạt trách mắng của thầy cô trước đây là để cho các em trở thành người đàng hoàng và bỏ nhiều cái tâm tư vào cái việc học hơn và cái ngày đó là cái ngày mà mấy em được trở thành người lớn. Đó là cái niềm vui tinh thần rất là lớn, cái món quà tinh thần rất là lớn cho những người làm thầy giáo.

Và chúng tôi xin được kết thúc 50 chương trình năm vừa qua bằng những lời tâm sự của các em trẻ được điểm ATAR 90 trở lên. Để chúng ta cùng tự hào về những mầm non đầy hy vọng của dân tộc Việt.

Hưng Việt: Em nghĩ gì về đất nước với quê hương Việt Nam? Em có cảm thấy em phần nào thuộc về xứ sở đó hay không, hay em thuần túy là một người Úc, một công dân Úc?

Kevin Trần: Con luôn luôn nghĩ trong đầu là con là một người Úc, mà ở trong tim con là một người Việt Nam.

Bảo Luân Lê: I don’t have strong feelings towards the actual country but because I was born here, I feel more like an Australian but this community has taught me so much how to appreciate the culture and everything, so I agree with what Kevin says.

(Tranlation: Con không có những cảm xúc mạnh mẽ về quốc gia đó (Việt Nam), vì con sinh ra ở đây, con cảm thấy giống như người Úc nhiều hơn nhưng cộng đồng này đã dạy cho con biết cảm ơn về văn hóa và mọi điều nên con đồng ý với những gì Kevin nói.)

Ryan Ngô: So when I was two months old, I went to Vietnam and obviously I don’t remember anything but everything was fine. I guess my parents always want to go back there so that makes me remember where I came from even though I was born in Australia but in my blood, and in my parents’ blood, it’s always got to be Vietnamese.

(Tranlation: Khi con được hai tháng tuổi, con được về VN nhưng rõ ràng không nhớ gì hết nhưng mọi chuyện tốt đẹp. Con nghĩ ba mẹ con luôn muốn trở lại nơi đó nên điều đó khiến con nhớ là mình từ đâu đến mặc dù con sinh ra ở Úc nhưng trong máu của con, máu của ba mẹ con, nó luôn luôn là dòng máu Việt.)

Andrew Nguyễn: Khi con sống 17 năm ở đây ở Úc là con phải là Australian nhưng mà ba má con, bà ngoại ông ngoại con là người Việt, con phải nhớ là con cũng là người Việt luôn con phải biết appreciate Vietnam is mine... who I am... part of my identity.
112202.jpg
(Từ trái) Ryan Ngô, Sam Trần, Lê Bảo Luân, Andrew Nguyễn, Kevin Trần
Nhìn lại, quả thật là một năm rất bận rộn nhưng như cô MD đã nói trong phần mở đầu, chúng tôi đều rất vui khi làm công việc này vì gặp được nhiều người rất lý thú, học được nhiều điều hữu ích từ quý vị. Cho nên chúng tôi xin chân thành cám ơn sự sẵn lòng đóng góp của tất cả quý vị cho chương trình luôn được phong phú.

Chúng tôi cũng không quên cám ơn ông Quốc Vinh, Trưởng ban Việt ngữ đài SBS và các bạn đồng nghiệp trong ban này luôn hỗ trợ, góp ý và khuyến khích chúng tôi trong việc thực hiện Chuyện Queensland.

Thân mến hẹn gặp quý vị trong 52 chương trình của 12 tháng tới.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung.

Share