Chuyện Queensland: Ngành nail và thẩm mỹ của người Việt

Lyn Tuyết Nguyễn

Lyn Tuyết Nguyễn Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chị Lyn Tuyết Nguyễn, một người luôn đam mê với ngành thẩm mỹ và kinh doanh và có lẽ không quá xa lạ trong ngành nail và làm đẹp ở Queensland.


“Tuyết có rất nhiều passion với cái ngành thẩm mỹ. Đối với Tuyết thì ngành thẩm mỹ có rất nhiều hoài bão mà Tuyết muốn tiếp tục để phát triển nó”.

Đó là lời chia sẻ của chị Lyn Tuyết Nguyễn, một người luôn đam mê với ngành thẩm mỹ và kinh doanh và có lẽ không quá xa lạ trong ngành nail và làm đẹp ở Queensland, mà chúng tôi muốn đặc biệt giới thiệu đến quý thính giả làm quen trong chương trình hôm nay.

Tốt nghiệp ngành Thẩm mỹ năm 1993, chị Tuyết Nguyễn hiện đang là chủ doanh nghiệp Fresh Nails & Beauty Supply tại Inala.

Hưng Việt: Dạ trước hết xin chào chị Tuyết Nguyễn ạ

Tuyết Nguyễn: Tuyết xin chào anh Trần Hưng Việt, cô Mỹ Dung và thính giả của đài SBS.

Mỹ Dung: Dạ em chào chị Tuyết Nguyễn.

Hưng Việt: Thưa chị, khi mà chị bắt đầu từ năm 1993 cho tới nay là gần 30 năm rồi thì chị thấy ngành doanh nghiệp thẩm mỹ phát triển ra sao?

Tuyết Nguyễn: Dạ đối với tôi thì ngành thẩm mỹ nói chung là một nhu cầu rất lớn nói riêng cho phụ nữ và giới thanh niên bây giờ người ta cũng sử dụng thẫm mỹ rất rất là nhiều và nói riêng ngành nail thì nó lại quá phát triển, phát triển rất rất nhanh so với những nơi khác.

Hưng Việt: Thưa chị có thể cho biết lý do tại sao có sự phát triển nhanh chóng như vậy không ạ?

Tuyết Nguyễn: Như vầy nè anh Việt, ngành nail thì nó cứ lập lại. Mình đi làm một bộ nail thì hai tuần lễ mình lại đến làm một lần trở lại. Chứ nếu mà thời gian dài hơn một tí thì bàn tay của mình không có đẹp. Đó là lý do mà người phụ nữ cho dù là kinh tế có khó khăn hay là kinh tế đang ổn định thì người ta vẫn dành một khoảng tiền để làm đẹp cho chính bản thân người ta.

Cái ngành nail theo Tuyết nghĩ, nó là một nghệ thuật. Nếu người thợ có khả năng, người ta sẽ tạo một bộ tay rất đẹp.. Tại sao có những tiệm nail làm bộ nail tới $200, mà có những tiệm nail làm bộ nail chỉ có $30?

Mỹ Dung: Cho nên dù khả năng kinh tế của mình tới đâu cũng có thể làm đẹp được ha chị?

Tuyết Nguyễn: Cái đó là đúng như vậy đó cô Mỹ Dung

Hưng Việt: Thưa chị cơ sở thương mại của chị chỉ cung cấp vật liệu không thôi hay là còn dịch vụ nào khác nữa thưa chị?

Tuyết Nguyễn: Dạ thưa anh Việt, cái cơ sở doanh nghiệp của Tuyết thì nói chung là cung cấp tất cả những mặt hàng, từ ghế Spa, bàn làm nail cho tới những máy móc hỗ trợ cho ngành nail. Phương tiện nó nhanh hơn. Hồi xưa Tuyết đi học từ 1993, làm một bộ nail khoảng hai tiếng rưỡi. Tất cả đều làm bằng tay manual không hề có máy móc. Nhưng mà theo nhu cầu phát triển của ngành nail thì những nhà sản xuất, sản xuất rất nhiều công cụ để cho ngành nail bớt phải dùng sức nhiều. Nói bình thường thì nó như vậy nhưng mà phần của ngành beauty, ngành beauty người ta có nối mi, làm facial, chăm sóc da... đó là chung của ngành thẫm mỹ.

Mỹ Dung: Dạ vậy thì có những công nghệ hiện đại nào mới ra mà có thể ảnh hưởng và giúp gì được trong cái nghề này không chị? Thí dụ chị sơ lược giới thiệu vài sản phẩm mới nhất mà chị tâm đắc.

Tuyết Nguyễn: Bây giờ tất cả đều là máy - cái dũa nail cũng là máy rồi làm bóng nail cũng là máy mà cái máy đó nó có thể mang đi khắp nơi. Đi du lịch cũng có thể mang máy mobile theo, rất gọn gàng. Về sản phẩm thì lúc trước mình dùng bột acrylic, rồi liquid là nước monomer, mix nó lại để đắp lên móng tay. Nhưng hiện tại bây giờ thì có nhiều nhà sản xuất người ta cho ra những product không cần dùng liquid đó, cũng không cần dùng powder đó mà mình dùng một chất gel, apply lên rồi mình hơ trong đèn và nước mà mình dùng chỉ là chất cồn alcohol thôi. Tốt cho sức khỏe khách hàng cũng như người technician.

Hưng Việt: Như vậy thưa chị thì cơ sở thương mại của chị cung cấp cho bao nhiêu tiệm cả thảy, nói một cách tổng quát.

Tuyết Nguyễn: Thật sự mà nói thì Tuyết cung cấp cũng khá nhiều anh. Có thể 1500 tiệm nails, nhưng mà trong khoảng 80% là ở tiểu bang Queensland, 20% là mấy tiểu bang khác và Tuyết cũng có bán export ra cho mấy nước Pacific Island: New Zealand, Papua New Guinea, rồi Tonga, Fiji

Hưng Việt: Thưa chị rồi trong thời gian mà đại dịch vừa rồi thì có nhiều tiệm nail, nhiều tiệm thẩm mỹ không hoạt động được thì nó có ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh của chị không ạ?

Tuyết Nguyễn: Dạ hai năm dịch ảnh hưởng đến cơ sở doanh nghiệp của Tuyết cũng không có nhiều bởi vì có lý do. Thời gian mà shop nails đóng thì Tuyết vẫn mở cửa bảy ngày và Tuyết supply face mask, alcohol và hand sanitiser cho pharmacy. Tuyết mix alcohol và lô hội gel thành hand sanitiser và bán cho pharmacy chứ không có bán retail nha anh. Trong tiệm của mình có một cô là chemical engineer – một kỹ sư hóa học tốt nghiệp ra trường và làm việc full time ở đây anh. Tại vì mình làm với chemical mình bắt buộc phải có nhân viên, mình phải có cái licence để nhập chemical.

Mỹ Dung: Như vậy mua hàng của chị là yên tâm lắm ha

Tuyết Nguyễn: Mình nói chung là có khả năng tin tưởng được.

Hưng Việt: Bây giờ trở lại vấn đề huấn luyện cho những người muốn học ngành thẩm mỹ hay ngành nail đó, thưa chị Fresh Nails and Beauty Supply có mở những lớp huấn luyện như thế thì một khóa huấn luyện thường là bao lâu và đào tạo trong những lãnh vực nào?

Tuyết Nguyễn: Dạ nói về chuyên môn đó thì cái ngành nail có cái dễ dàng như vầy nè là nếu anh đã có tay nghề ở nước ngoài, anh vô đây anh có thể xác nhận tay nghề tức là certify lại cái experience của anh qua sự giám định của Tuyết.

Ví dụ như cô Dung đi, nói là em ở Việt Nam, em có làm qua những thẩm mỹ vậy đó, facial, cái này cái kia... thì Tuyết yêu cầu cô Dung cho Tuyết những cái video cô Dung đã làm, rồi sau đó Tuyết sẽ mời cô Dung đến đây và thực tập qua cho Tuyết thấy thì Tuyết xác định là cô Dung đủ khả năng để qualify bằng ở Úc này thì Tuyết sẽ làm một cái certify đó cho cô Dung.

Hưng Việt: Còn một người hoàn toàn chưa có biết gì hết muốn học thì ở Fresh Nails and Beauty Supply có lớp dạy hay không?

Tuyết Nguyễn: Thưa anh Việt, dạ có Fresh Nails có dạy là tại vì Fresh Nails có làm contract với trường dạy nghề AMBI (Australian Massage and Beauty Institute) văn phòng chính là ở Sydney và tất cả bằng cấp qualified beauty certificate or diploma or business training nói chung là tất cả. Nhưng mà Tuyết là cái người assessor để cho AMBI issue cái bằng.

Hưng Việt: Mà phải học cái khóa đó bao lâu chị?

Tuyết Nguyễn: Ví dụ như nghề nails bắt đầu chưa biết gì thì nó khoảng 18 tuần. Còn beauty therapy thì có thể một năm. Nói chung người ta học khoảng 2000 giờ trở lên. Thì người ta không có bắt buộc mình học full time đâu.

Mỹ Dung: Rồi cái vấn đề thực tập lúc học thì sao hả chị?

Tuyết Nguyễn: Khi cần model để cho người ta thực tập thì mình đăng báo, đăng facebook. Thí dụ như cô muốn đến để làm bộ nails thì mình book người ta đến để làm. Dạ, facial hay cái gì cũng vậy, cần model để cho người ta thực tập. Đến khi người ta ra trường người ta mới biết làm.

Mỹ Dung: Rồi model đó đến người ta có phải trả tiền ?

Tuyết Nguyễn: Free. Tất cả đều free.
Lyn Tuyết Nguyễn
Lyn Tuyết Nguyễn Source: Supplied
Hưng Việt: Thưa khi nãy lúc đầu chị có nói là chẳng những ngành thẩm mỹ không chỉ phát triển trong giới phụ nữ mà còn cả thanh nhiên cũng chú ý về phương diện đó, thì cái dịch vụ đó được thanh niên hưởng ứng nhiều lắm hả chị?

Tuyết Nguyễn: Tuyết thấy có một số cậu thanh niên chân mày người ta không có đậm, người ta đến để người ta xâm, hoặc là cái môi người ta bị thâm. người ta cải tạo cái màu nó rất tự nhiên, anh không thể nào nhận diện được đó là xâm. Đó là lý do tại sao những người đàn ông người ta hưởng ứng rất nhiều, chớ không riêng phụ nữ.

Về làm nail, anh có bao giờ nghĩ là một người thanh niên đi làm bộ full set không? Tuyết sẽ kể anh nghe một câu chuyện nha. Cái này là một người businessman, người ta đi dự seminar around the world. Người Úc có một habit là cắn móng tay, cắn đến cùn không có thấy móng. Thì khi đi nói chuyện giữa đám đông, he thấy nó kỳ lắm, he mới muốn làm cho nó natural lại. Giống như bàn tay của he có móng thì rất đông người đàn ông đến làm bộ móng. Mình không thể nhận diện được đó là bộ móng giả đâu anh. Thành ra nghề nail nó có nhiều potential chớ không phải chỉ là mấy người ở không thích làm đẹp đâu. Nó tạo ra một nhu cầu rất lớn.

Hưng Việt: Thưa chị Tuyết, như vậy chị nghĩ sao về cái sự đóng góp của ngành thẩm mỹ nói chung và ngành làm nails nói riêng đối với nền kinh tế của Queensland. Mình chỉ nói Queensland thôi đi. Và đối với lại công ăn việc làm của người Việt mình ở tiểu bang này thưa chị?

Tuyết Nguyễn: Dạ, thưa anh Việt, theo mình thấy đó. Nói tới ngành thẩm mỹ thì người Việt mình không có được nhiều. Nhưng mà nói riêng về ngành nails thì người Việt mình chiếm hết khoảng 85% thị trường so với tất cả những cộng đồng khác. Người phụ nữ Việt Nam có năng khiếu rất giỏi, học rất nhanh và so với người Lào, người Miên, hoặc là người châu Á nói chung, bán đảo Đông dương của mình đó thì người Việt Nam là số 1. Mấy  người khác người ta học cùng một lúc nhưng mà người ta không làm được, cái đó là cái talent mà người Việt mình rất may mắn để có.   

Hưng Việt: Bây giờ nói về những sản phẩm ngành nails thì thưa chị ngành nails có liên quan nhiều đến chất hóa học. Rồi từ đó nó có những định kiến về những vấn đề sức khỏe cho nhân viên, Chị có thể cho ý kiến về vấn đề đó không thưa chị?

Tuyết Nguyễn: Dạ thưa anh Việt, bình thường mà Tuyết hiểu thì khi một nhà sản xuất ra sản phẩm thì người ta phải trải qua Health Department kiểm duyệt cho người tiêu dùng hoặc cho người sử dụng nó. Thành ra nhiều người vẫn nói là Nails làm là bị ảnh hưởng sức khỏe này kia nhưng mà so far Tuyết thấy chưa có chứng minh cụ thể nào. Cái thứ hai nữa là bây giờ càng ngày ngành nail càng phát triển thì khi mà set up tiệm nail, council bắt buộc chủ tiệm nail set up phải theo hướng dẫn của họ. Luôn luôn Health Department phải có mặt ở đó chớ không phải mình tự tung tự tác muốn làm gì làm.

Mỹ Dung: Với lại em nghĩ là thật ra mà nói, nghề nào cũng có những rủi ro nghề nghiệp hết chứ không riêng gì nghề nails.

Tuyết Nguyễn: Cô Dung nói rất đúng, nghề nào cũng có cái sai sót của nó mà cũng có an toàn của nó thì mọi ngành nó đều có khó khăn chứ không riêng ngành nails.

Hưng Việt: Thưa chị cuối cùng chị còn những vấn đề nào khác mà chị muốn chia sẻ với thính giả hay không ạ?

Tuyết Nguyễn:  Đối với Tuyết hình như là Tuyết có rất nhiều passion với cái ngành thẩm mỹ cũng như kinh doanh. Tuyết luôn luôn muốn kinh doanh và muốn phát triển. Đối với Tuyết thì ngành thẩm mỹ có rất rất nhiều kỷ niệm và nhiều hoài bão mà Tuyết muốn tiếp tục để phát triển nó.

Cái mà Tuyết thấy đó thì người Việt mình muốn bảo vệ cái ngành này thì giữa người chủ và người nhân viên cố gắng hài hòa với nhau để cải thiện hàng ngày, phục vụ cho cộng đồng mà mình vẫn kiếm được đồng lương rất là căn bản mà nó không đòi hỏi một bằng cấp và kiến thức nào dài hạn.

Mỹ Dung: Với lại nhu cầu làm đẹp là muôn đời mà.

Tuyết Nguyễn: CôDung nói rất là đúng cái ngành đẹp bây giờ đâu phải ..Hồi nãy mình nói phụ nữ, bây giờ thanh niên vẫn có mà.

Mỹ Dung: Thật ra mình làm đẹp cũng là một cái cách mình tôn trọng người khác và mình tự trọng mình nữa. Em nghĩ vậy.

Tuyết Nguyễn: Tuyết thấynhư vầy nè. Làm đẹp giống như là một cái thành phố thôi. Mình muốn nhìn thành phố đẹp thì con người ở đó cũng phải đẹp thôi. Chứ không phải nhu cầu cho phụ nữ hay cho đàn ông. Tuyết không bao giờ có cái suy nghĩ đó. Đối với Tuyết thì cái đẹp là cái nature của human being đó.

Hưng Việt: thay mặt cho cô Mỹ Dung cũng như thính giả của đài SBS chúng tôi thành thật cám ơn chị Tuyết Nguyễn rất là nhiều.

Thì xin kính chúc trước nhất là chị luôn dồi dào sức khỏe, và cơ sở thương mại được nhiều thắng lợi và thành công. Dạ xin cám ơn chị.

Tuyết Nguyễn: Dạ Tuyết cũng thành thật cảm ơn anh Trần Hưng Việt và cô Mỹ Dung đến đây cho Tuyết một buổi trò chuyện về ngành nail của người Việt mình và Tuyết cũng xin cảm ơn thính giả đã lắng nghe

Mỹ Dung: Em cũng cảm ơn chị Tuyết.

Nếu quý vị có yêu cầu hoặc cần biết thêm chi tiết, xin liên lạc chị Tuyết Nguyễn qua số 0432 511 881

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Fresh Nails and Beauty Supply
Source: Supplied


 


Share