Chuyện Queensland: Tìm hiểu về ngành ngôn ngữ trị liệu với chuyên gia Genevieve Hoàng Trân Vương

Gen telechat photo.jpg

Genevieve Hoàng Trân Vương, chuyên gia về ngôn ngữ trị liệu

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong chương trình hôm nay chúng tôi xin kính mời quý thính giả làm quen với cô Genevieve Hoàng Trân Vương, một chuyên gia về ngôn ngữ trị liệu - speech pathologist và là giảng viên về bệnh lý ngôn ngữ tại Đại học Southern Cross ở Queensland, hiện đang hoàn thành luận án tiến sĩ.


Hưng Việt: Xin chào cô Genevieve Hoàng Trân.

Genevieve Vương: Xin chào bác Việt, chị Mỹ Dung và quý TH ÍNH giả của đài SBS.

Mỹ Dung: Chào em.

Hưng Việt: Thưa cô, trước hết là cô có thể cho biết công việc của một người speech pathologist như cô là gì không?

Genevieve Vương: Dạ thưa bác, công việc của những chuyên gia về ngôn ngữ trị liệu là chẩn đoán phục hồi chức năng, tư vấn và phòng ngừa cho bệnh nhân. Ngôn ngữ trị liệu nhằm mục đích giúp mọi người giao tiếp và nuốt có hiệu quả để họ có thể học tập và tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, qua đó tạo điều kiện cho họ nâng trình độ học vấn, năng lực làm việc và hòa nhập xã hội, góp phần duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mỹ Dung: Thưa em, tại sao mà em lại chọn cái ngành này vậy?

Genevieve Vương: Dạ, thì hồi đó em rất thích làm việc với trẻ em. Em có nhiều đứa em nhỏ mà em phải look after. Cho nên em thích dạy học cho trẻ em. Khi mà em học speech pathology thì em rất là thích dạy cho mấy trẻ em nói chuyện. Nhưng mà vô học thì em mới biết ra là người speech therapist làm với mấy người mà bị suy giảm khả năng ngôn ngữ. Em thấy bệnh đó ảnh hưởng nhiều người bị đột quỵ. Cho nên em muốn học thêm về bệnh đó.

Người speech therapist làm việc rất là gần với bệnh nhân cho rất là lâu có thể cho suốt đời luôn. Cho nên cái relationship mà mình build được với người bệnh nhân nó close.

Khi mà người bệnh nhân achieve cái goal được mình cũng thấy rất là vui cho cái người đó. Mình feel nó là very rewarding.

Hưng Việt: Thưa cô, tôi có nghe được hai cái danh từ speech therapist và speech pathologist. Theo tôi hiểu chữ therapy là để trị liệu còn pathology là để định bệnh. Đó có phải là sự khác biệt giữa speech therapist với speech pathologist hay không?

Genevieve Vương: Dạ, đúng ra là không có sự khác biệt nào về hai cái tên gọi này. Thường thường ở nước Úc mình thì gọi những chuyên gia này là speech pathologist. Nhưng mà ở Anh quốc thì gọi là Speech and language therapist, còn ở Mỹ thì gọi là Speech language pathologist. Cho nên dùng cái từ nào cũng được hết.

Hưng Việt: Như vậy cái thời gian training và qualification ở bên đây với lại ở bên Anh hay Mỹ chẳng hạn nó có khác nhau không?

Genevieve Vương: Dạ nó cũng có hơi khác nhau. Ở bên Úc thường mình cần bốn năm để hoàn thành Bachelor’s degree. Mình cũng có thể học hai năm bằng thạc sĩ. Ở bên Mỹ học bốn năm Bachelor’s degree rồi bắt buộc học bằng thạc sĩ mới thành speech pathologist được. Mình phải học thêm mình mới làm ở bên Mỹ được.

Mỹ Dung: Vậy theo em thì ai thường là những bệnh nhân cần speech therapy hả em?

Genevieve Vương: Dạ thưa chị, những người có rối loạn về âm ngữ và ngôn ngữ, giọng nói cũng như độ lưu loát trong giao tiếp và nhận thức. Bệnh nhân cũng có thể có vấn đề về nuốt, có thể là em bé mới sinh, trẻ em, thanh thiếu niên đến những người lớn tuổi.

Hưng Việt: Thưa cô hai cái chuyện về nói với nuốt á, nó liên quan với nhau ra làm sao, cái cơ quan nào ở trong cổ hay là ở đâu nó điều khiển hai cái hoạt động đó?

Genevieve Vương: Dạ thưa bác có người thì chỉ khó khăn về nói chuyện thôi, nhưng có người có hai cái luôn, tại vì cái lưỡi, cái miệng there are birth related to the same articulator and the same anatomy in your mouth and so your lips, your tongue, your throat all have the relation to how you speak, but also related to how you chew and swallow your food and eat and drink.

Những nguyên nhân tạo ra chứng bệnh này là do sự chậm phát triển cho mấy trẻ em hoặc do bị chấn thương, ung thư, đột quỵ, hoặc bệnh thần kinh tiến triển…

Hưng Việt: Có nhiều loại nguyên nhân khác nhau, mình không thể nào biết trước được hết. Có cách nào để mình đề phòng hay không?

Genevieve Vương: Dạ có những trường hợp chúng ta có thể phòng ngừa được, chẳng hạn tai nạn hoặc là các chứng bệnh về lối sống, đột quỵ… nhưng có nhiều trường hợp mình không thể nào phòng ngừa được ví dụ như bị bệnh tự kỷ, nói lắp hoặc là các căn bệnh của tuổi già thí dụ như Parkinson's disease cái đó là genetic.

Mỹ Dung: Theo em thì nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng mà cái nguyên nhân nào em thấy là nhiều nhứt mà cần đến điều trị.

Genevieve Vương: Cái câu hỏi đó cũng hơi khó nói tại vì em làm việc nhiều với người mà bị suy giảm khả năng ngôn ngữ cho nên em thấy mấy người đó nhiều hơn. Trong xã hội thì có khoảng 150.000 người bị suy giảm khả năng ngôn ngữ nhưng mà khoảng 1 trong 8 trẻ em bị khó khăn hoặc là bị chậm nói.

Hưng Việt: Thưa cô có bao nhiêu phương thức điều trị hay là mỗi phương thức điều trị nó lại tùy theo cái nguyên nhân nó xảy ra và nó tốn kém nhiều không?

Genevieve Vương: Dạ, mỗi phương thức điều trị thì nó khác nhau cho mỗi nguyên nhân, bệnh trạng và ở mỗi nơi cung cấp dịch vụ điều trị. Ở bệnh viện hoặc là trường học, cơ sở chăm sóc người già, hệ thống tư pháp hoặc phòng khám tư nhân, thì Speech pathologist có thể cung cấp dịch vụ trị liệu cho từng người hoặc theo nhóm, trực tiếp và qua Telehealth. Telehealth cung cấp dịch vụ trị liệu qua cuộc gọi video, chẳng hạn như Zoom hoặc Skype hoặc Teams.

Phương thức căn bản còn đánh giá, tìm hiểu thêm thông tin từ các chuyên gia khác, cũng như từ những người trong gia đình của bệnh nhân. Kế tiếp Speech Pathology sẽ chẩn đoán và làm việc với bệnh nhân để tìm phương cách hiện tại và lâu dài để khắc phục khiếm khuyết và có thể phục hồi chức năng.

Nếu là bệnh viện hay trường học, bệnh nhân sẽ không phải trả tiền. Nếu được điều trị tại phòng khám tư nhân, thì speech pathologist sẽ tính phí theo giờ. Hiện tại, mỗi tiếng đồng hồ sẽ tốn khoảng 150-200 đồng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể nhận được một phần tiền hoàn lại từ Medicare hay là NDIS hoặc là từ bảo hiểm tư nhân.
155014.jpg
Genevieve Vương
Mỹ Dung: Hồi nãy em có nói đến tư pháp, là tại sao vậy em?

Genevieve Vương: Dạ, có thể có nhiều trẻ em khó nói chuyện hoặc là khó học ở trong trường mà không được hỗ trợ từ gia đình hoặc là cô giáo, thầy giáo thì mấy em có thể misbehave, có thể nó bị get in trouble with the law. Cho nên mình có thể làm việc ở trong tư pháp để hỗ trợ cho mấy đứa đó.

Mỹ Dung: Mà theo chị biết, thì lúc mà tập nói đó có dùng một số cái bài tập thì không biết là có bài tập cho người Việt không hay là những bài tập đó đa số là tiếng Anh? Thì nếu em gặp một bệnh nhân người Việt thì em áp dụng những cái bài tập như thế nào?

Genevieve Vương: Dạ, bài tập hơi khó tại vì không có bài tập tiếng Việt. Nhưng mà khi mà mình làm việc với bệnh nhân á, mình phải create our own resource. Mình không có thể nào mà đưa một cái bài tập cho mỗi người được. Tại vì làm giống vậy nó không có functional, nó không có personalized cho cái người bệnh nhân đó.

Hưng Việt: Cô có bao giờ khuyên một bệnh nhân ở nhà tập hát karaoke không?

Genevieve Vương: Dạ, em cũng khuyên tại vì tập hát nếu mình thích là một cái sự giúp mình vui. Mà khi mà mình vui, mà mình cũng là tập nói chuyện luôn, mình chia sẻ chuyện vui với gia đình hoặc là với bạn, thì mình mới là tập nói chuyện được.

Hưng Việt: Một người bị đột quỵ, bây giờ họ phải tập nói chuyện lại, thì chắc cũng tùy theo cái degree of the stroke ha.

Genevieve Vương: Dạ đúng rồi, cũng theo cái severity của cái stroke. Nhưng mà cũng là theo cái goal của cái người đó. Chẳng hạn như nếu người bác sĩ bị stroke muốn trở lại làm việc thì trị liệu cần lâu hơn tại vì nó khó hơn để achieve cái goal đó. Có những người bị stroke nhẹ thôi mà người ta đã retired rồi, hay là người ta không cần nói chuyện nhiều thì có thể trị liệu nó hơi ngắn hơn. Nhưng mà thường thường là trị liệu last cũng nhiều tháng chứ không có phải là vài tuần đâu.

Mỹ Dung: Nhưng mà theo em thì nó có thể phục hồi hoàn toàn được hay không?

Genevieve Vương: Dạ cũng tùy theo, nhưng mà nếu mà là bị disability hoặc là bị stroke, thì thường thường không có hoàn toàn được. Tuy nhiên đối với người khuyết tật, chúng ta có thể giúp họ kiểm soát bệnh trạng của mình để chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Hưng Việt: Nói về chất lượng cuộc sống tốt hơn, thì thưa cô những cái ảnh hưởng phụ nào mà người ta thường thấy ở những người đã từng bị bệnh mất tiếng nói, dường như họ bị mất tự tin, hoặc frustrated, rồi họ bị trầm cảm. Đó có phải là những cái biến chứng phụ mà cô thường gặp phải với bệnh nhân của cô không?

Genevieve Vương: Dạ, khi mà mình mất cái ngôn ngữ hoặc là sự nuốt thì nó sẽ rất là frustrating, bực bội. Nhưng mà speech pathologist không có kê toa thuốc hoặc là phương pháp điều trị xâm lấn nên không có tác dụng phụ về thể chất nhưng mà bệnh nhân bị mất tự tin hoặc là nghĩ rằng là mình không bình thường.

Bệnh nhân có thể trở nên mệt mỏi hoặc thất vọng vì những phương pháp trị liệu đầy thử thách. Cho nên, người bệnh cần kiên trì và động lực thực hiện trị liệu.

Thường thường họ cũng làm việc nhiều và có improve nhiều, nhưng mà họ không thấy cho nên lúc đó em có thể làm assessment lại hoặc là chỉ lại một cái video của họ từ trước để họ thấy cái improvement. Khi mà làm việc trị liệu thì speech pathologist phải theo cái goal của bệnh nhân. Cái goal phải là achievable in a short time thường thường trong vòng 8 tuần hoặc là 10 tuần. Cái goal có thể là nhỏ như là nói với người con là “mẹ thương con” mà người ta nói không được, mà nói được ra cái ba chữ đó nó rất là satisfying rất là quan trọng cho nên người bệnh nhân achieve được cái câu đó là cũng là một cái celebration cho cái người đó.

Lời khuyên của con là đừng có nghĩ tới hồi trước cái đột quỵ của mình, hoặc là hồi trước khi mình bị bệnh. Thường thường là mình sẽ không bao giờ mà trở lại tới trước khi mình bị bệnh được. Nhưng mà nếu mà mình nghĩ tới tương lai, mình làm sao mà mình improve tương lai của mình được, mình muốn làm cái gì ngày mai hoặc là năm sau, hoặc là năm năm sau, mình cứ làm việc để mình improve thì cái đó tốt hơn mình cứ nghĩ tại sao mình mất cái khả năng của mình hồi đó, mình tìm cách thích nghi.

Mỹ Dung: Nếu mà trường hợp mà có một đứa con nhỏ mà nó bị bệnh đó em, thì làm sao mà mình biết được là con mình có cần điều trị bệnh lý về ngôn ngữ hay không? Mình phải qua cái assessment hay là sao?

Genevieve Vương: Dạ, thường thì nó là bản năng. Nếu quan sát thấy con gặp khó khăn trong học tập, hoặc trong môi trường xã hội, hoặc khó khăn ăn uống, thì đó là một dấu hiệu để tìm kiếm thêm lời khuyên từ chuyên gia ngôn ngữ trị liệu hoặc là bác sĩ gia đình.

Xong rồi, chuyên gia sẽ làm assessment thêm. Nó có cái development milestones cho mấy trẻ em. Nếu mà trẻ em chưa có tới cái milestone đó được, thì mình có thể đem cái milestone đó tới bác sĩ.

Khi mà trẻ em nói hai ngôn ngữ thì trẻ em cũng hơi chậm hơn mấy đứa mà nói chỉ một ngôn ngữ thôi. Bình thường nếu mà nói một ngôn ngữ là tới một tuổi là trẻ em phải nói khoảng một tới hai từ. Từ một tuổi tới hai tuổi thì mấy em phải ráp lại hai từ, giống như là “uống nước”, hoặc là “mẹ ẳm”. Mỗi năm thì ráp lại thêm một từ nữa, giống như ba tuổi thì khoảng ba từ, bốn tuổi bốn từ. Tới khoảng bốn tuổi năm tuổi vô trường học thì mấy em phải nói chuyện một hoặc hai câu để nói chuyện với bạn bè được.

Mình cũng có thể viết xuống mỗi chữ mà trẻ em nói được. Nếu mà trẻ chỉ nói “ẳm” hoặc là “mẹ” hay là “ba” được, mình có thể hơi lo hơn nếu mà trẻ em hơi lớn hơn. Nếu mà trẻ em nói được “cầu thang” hoặc là “cửa sổ” hay là “chim bay” hay là mấy chữ mà nó hơi khó hơn thì mình không có lo bằng. Nếu mà trẻ em hiểu được nhiều ở nhà nhưng mà chưa có nói ra thì cái đó cũng là ok.

Cái đó mình không có hồi hộp bằng nếu mà mấy em không hiểu luôn. Nhưng mà khi mà mình assess nếu mà mấy em hiểu không á … chẳng hạn kêu trẻ em tìm bánh ăn thì có thể là ba mẹ chỉ vô cái phòng Kitchen. Nhưng mà nếu mình không có chỉ đường, hay là không có cho cái hint gì hết đó, mà trẻ không hiểu, thì cái đó nó mới đáng lo.

Hưng Việt: Như vậy sau cùng thì cô Genevieve còn có điều chi để mà muốn chia sẻ đến thính giả hay không?

Genevieve Vương: Dạ con chỉ cảm ơn bác cho con cơ hội để chia sẻ với quý thính giả về ngôn ngữ trị liệu.

Con hy vọng trong thời gian sắp tới là con có thể giúp một người bạn cũng là người speech therapist đang làm một cái website cho những người mà bị suy giảm khả năng ngôn ngữ.

Cái website đó free có mấy bài trị liệu để người ta có thể làm ở nhà được, hiện giờ có tiếng Anh, cho nên trong thời gian tới thì em hy vọng em sẽ giúp dịch ra tiếng Việt để phổ biến cho mọi người.

Hưng Việt: Thay mặt cho cô Mỹ Dung và thính giả của SBS chúng tôi thành thật cảm ơn cô rất là nhiều, vừa mới chuẩn bị cho cái luận án của cô mà cũng dành thì giờ cho cuộc nói chuyện này. Cảm ơn cô, chúc cô nhiều sức khỏe, thành công trong công việc và thành công trong luận án tiến sĩ của cô. Xin chào!

Genevieve Vương: Dạ cám ơn Bác, cám ơn chị, cám ơn thính giả.

Mỹ Dung: Cảm ơn em


Các đường link cần biết về chứng suy giảm ngôn ngữ:

- Speech Pathology Australia website:

- Speech Therapy Vietnam website (some information in vietnamese):

- Aphasia (suy giảm khả năng ngôn ngữ) Therapy Online (Free online therapy program)- sẽ có bản Tiếng Việt trong tương lai:

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

 

Share