Chuyện Queensland: Anh Gia Nguyễn với nghề in ấn và bảng hiệu

gia nguyen.jpg

Gia Nguyễn

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những thiệp cưới xinh xắn. Những quyển đặc san trang nhã. Các bảng hiệu bắt mắt. Tất cả đều đòi hỏi chẳng những kỹ năng về kỹ thuật mà còn một đầu óc về mỹ thuật sáng tạo.


Chúng ta hãy theo dõi những buồn vui trong nghề cùng các kinh nghiệm lý thú mà anh Gia Nguyễn, chủ thương nghiệp Artwizard, chia sẻ qua cuộc mạn đàm sau đây.

Hưng Việt: Dạ xin chào anh Gia Nguyễn.

Gia Nguyễn: Dạ xin chào anh Việt và chị Mỹ Dung và thính giả đài SBS

Mỹ Dung: Dạ chào anh Gia.

Hưng Việt: Cám ơn anh Gia, trước hết xin anh cho biết nguyên do nào mà anh bước chân vào cái nghề in này và từ hồi năm nào?

Gia Nguyễn: Nói về tại sao bước vào cái ngành in ấn này thì nó cũng không có gì đặc biệt. Là tại vì hồi đó trong hội sinh viên VNSA Gia cũng có giúp bên đó làm một chút design, đi tìm chỗ in mọi thứ, từ poster cho tới mấy cuốn sách nhỏ nhỏ, tờ rơi. Thì hồi đó Gia từ University QUT ra. học về ngành IT về hardware với Software, hai cái degrees. Cũng có học thêm một chút ít về môn thì Multimedia Design là Website với design chút xíu về in ấn.

Khi ra đại học thì đi làm cho công ty IT khoảng một năm rồi sau đó mở một công ty Computer với partner, làm khoảng hai ba năm. Vì còn trẻ mà cũng không có nhiều kinh nghiệm về computer cho nên thì thấy cũng không có được lắm, cho nên bán cái công ty đó lại và sau đó gặp anh Phú SS tuần báo, từ đó mới hợp với nhau để làm về in ấn. SS Printing chính thức register đầu 2009. Và khi mà đi tìm chỗ thì rất là hên là tìm được cái chỗ ở Darra.

Hưng Việt: Từ Darra rồi sau đó thì anh mới dọn về cái cơ sở ở Coopers Plains này. Khi dọn về anh mới tân trang máy móc hay là anh tân trang máy móc từ Darra rồi anh mang về đây?

Gia Nguyễn: Dạ lúc dọn về từ Darra cũng đã thay đổi máy móc rồi và lúc đó cũng có một cái đường hướng khác để đi cho nên để lại SS Printing cho bên anh Phú. Gia thì Gia lấy cái tên khác và dọn đi chỗ khác. Máy móc hoàn toàn là Digital hết, chuyển hoàn toàn từ old technology qua technology mới luôn.

Không giống như hồi đó là mình phải lên bản kẽm rồi mình in một lần rồi in thêm lần nữa để cho nó đổi màu. Lần này là cái máy nó sẽ làm hết tất cả mọi thứ cho mình. Máy nó mắc hơn nhưng mà chỉ cần một người chạy thôi, máy móc tự in hết, mình chỉ cần design rồi sau đó là cắt, rồi gói.

Hưng Việt: Đó là một sự đầu tư hết sức là “can đảm” bởi vì máy móc là mới, anh cũng chưa có nhiều kinh nghiệm thì thưa anh như vậy anh học cách sử dụng những cái máy móc đó có khó khăn lắm không và mất bao lâu thì anh có thể anh nói là anh thành thạo?

Gia Nguyễn: Dạ nó tốn rất là nhiều công sức và có rất là nhiều đêm không ngủ tại vì mình chuyển từ một cái technology cũ tới một cái mới nó hoàn toàn khác. Thí dụ bỏ giấy vào cái máy nó cũng khác, hay là cái loại giấy mình xài nó cũng khác, với cái mực hồi đó là mình làm xong là mình phải rửa bây giờ không cần phải rửa, nhưng mà loại mực này nó khác thì mình phải biết cách chỉnh làm sao cho nó đúng cái màu khi mà nó in ra. Khi mà đã biết rồi đó thì nó rất là dễ nhưng mà so với một người mới... cái gì nó cũng vậy mình phải tập và làm một thời gian.

Máy có vài cái mình mua và có vài cái mình phải mướn tại vì số tiền nó quá cao. Mình không thể nào mà mình mua với cái technology nó đổi thường xuyên, hầu như là mỗi năm là nó có một cái máy loại khác. Cho nên tùy mình có muốn theo cái máy khác thì mình ký một cái lease mới rồi mình lấy cái máy đó, rồi nó lấy cái máy cũ của mình về có thể đem qua cái nước khác nó bán. Thí dụ như kiểu nó in đẹp hơn một chút nhưng mà người thường không có biết lắm, nhưng mà người mà về ngành in ấn người ta nhìn vô người ta thấy khác biệt. Rồi có thể là nó làm giấy dày hơn và nó có thể đóng sách dày hơn được và có thể nó đóng theo cái kiểu khác, hồi đó thì mình chỉ có đóng đinh ở giữa bây giờ thì nó vừa đóng đinh nó vừa cho keo vô rồi bây giờ nó làm vuông góc cho mình luôn chứ nó không có tròn góc giống như hồi đó nữa, thì có nhiều cái nó rất là khác. Mình có thể mình giữ lại cái máy cũ chờ đến hai ba năm sau mình đổi chứ không cần thiết phải đổi mỗi năm.

Mỹ Dung: Nhưng mà mỗi lần mà đổi cái máy vậy đó anh thì cái chỗ mà nó bán cho anh nó cho người để chỉ cho mình hay là mình phải tự mày mò mình học?

Gia Nguyễn: Dạ, đúng, nó phải cho người xuống train cho mình ít nhất là một ngày, mình train lại cho staff của mình và sau đó là nó follow up với mình rất là thường xuyên. Có package nó cho người tới một ngày, sau đó hai ba tháng nó cho người tới, rồi sau đó không có tới nữa nếu mà muốn nó tới thì mình phải trả. Còn cái package mà mình lease thì nó lại khác. Khi mà mình lease thì cái contract của mình là mình trả tiền cho nó tới khi mình cần. Còn có cái package khác nữa là đã trả tiền trong cái lease luôn rồi thì thì nó guarantee bao nhiêu tiếng nó sẽ có mặt ở đó bây giờ hãng in nó cũng có rất là nhiều cạnh tranh với nhau. Thường thường là mình nên đi tới cái showroom của nó để mình coi rồi mình chạy một hai ba lần để mình biết nó có đúng cho cái hãng của mình hay là không.

Có nhiều cái nó cũng giống như người vậy đó, phải có máy lạnh đàng hoàng. Cái temperature nó phải đúng. Có nhiều khi người khách nói, “ủa sao hôm qua nó đậm mà hôm nay nó lợt hơn chút xíu”, cũng có thể là tại vì trong cái không khí của mình nó có nhiều nước quá hay là ngày đó nó quá ẩm, hay quá nóng, hay nó quá lạnh, máy điều hòa không có đủ. Cái máy nó cần phải chạy đến cái mức độ nóng nào đó nó mới chảy nhựa của cái mực ra thì có nhiều cái mình trong nghề mình mới biết.

Mỹ Dung: Mà hãng in của anh đó chuyên in ấn một cái loại nào thí dụ như là thiệp hay tạp chí, nội san hay là đủ mọi thứ hết?

Gia Nguyễn: Dạ ở đây có thể nói in hết tất cả mọi thứ từ báo chí cho tới thiệp cưới, danh thiếp... tất cả mọi thứ. Bây giờ hãng ở đây không chỉ in ấn mà là làm bảng hiệu từ đèn LED, đèn néon cho tới hộp đèn rồi shopping center pipelight đủ thứ hết... cái business plan nó change, mình phải đi theo cái nhu cầu của khách, từ in ấn giấy bây giờ học về ngành laser cắt mấy mica rồi CNC Router cắt gỗ, cắt đồ thì cũng phải bỏ tiền ra để mà mình sắm mấy cái máy móc này.

Hưng Việt: Tôi nghĩ vấn đề Online đó thì những tạp chí bây giờ người ta cũng lên trên mạng hết rồi hoặc là ngay cả những cái tờ mà quảng cáo rơi của các siêu thị đó họ cũng rải ở trên Facebook, v.v ... thành ra họ đi in những cái tờ mà hard printing, hard copy để đi phát từng nhà sẽ giảm đi đúng hông?

Gia Nguyễn: Dạ đúng rồi environmental cũng có effect, trong đó bây giờ người ta suy nghĩ là tại sao mình phí giấy rất nhiều thì người ta in bớt lại. Cái thứ hai nữa là Social Media, mọi thứ đều qua Facebook rồi Twitter đủ thứ hết. Mấy đứa trẻ cũng vậy, bây giờ mình ít khi mà mình thấy đứa trẻ nào nó cầm một cái tờ Flyers về game hay là gì, nó chỉ nói chuyện với nhau online và nó quảng cáo chung với nhau trên online.

Thí dụ như Gia có rất là nhiều người khách Tây người ta vẫn làm newspaper tại vì người ta vẫn muốn để người ta cầm người ta đọc khi người ta ăn sáng, thì mấy cái kiểu sống đó nó sẽ không thay đổi cho một số người. Hay là mình cần một cái thiệp cưới. Chẳng lẽ bây giờ gửi đi cho bà nội ông nội Online? Dạ cho nên có nhiều cái nó sẽ không có chết mà số lượng in nó sẽ ít lại.

Hưng Việt: Anh Gia, khi làm một cái bảng hiệu đó thì anh thiết kế cho khách hàng hay là họ thiết kế sẵn rồi họ đưa anh hay là hợp tác với nhau?

Gia Nguyễn: Dạ cái này thì phần đông là hợp tác. Khi mà mình đi vô một cái shopping center như Westfield hay là một shopping centre lớn như Stockland thì mình phải theo cái guidlines của shopping centre. Thí dụ cái guidelines của shopping centre nó bắt mình phải làm 3D, chữ đèn, từng chữ phải có đèn trong đó thì mình phải đi theo cái đó. Không phải là mình không có option, nhưng mà mình phải negotiate với nó rồi có nhiều khi nó không có chịu. Tại vì nó là một công ty rất là lớn, nó không có thể nào cho mình muốn làm gì mình làm cho nên có nhiều người khách thì họ đưa cái policy của shopping centre tới đây. Có thể là mình tìm cái vật liệu nào vừa túi tiền của mình nhưng mà miễn sao nó đúng cái policy. Ra cái shop drawing mới nộp lên cho cái centre, centre nó duyệt để rồi mình làm ra cái theo vừa ý nó và vừa ý mình. Còn nhiều cái shopping local thôi đó thì phần đông là tùy người chủ người ta muốn làm sao thì mình làm theo cái đó.

Nhưng mà nói về in ấn với bảng hiệu, có nhiều khi không đơn giản là chỉ in hay là làm một cái bảng, mà theo Gia nghĩ là mình phải nên ngồi xuống nói chuyện với khách. Thứ nhất là nó phải promote cái shop của mình - nó phải làm cho cái shop của mình đẹp là một và nó phải đúng như cái ý của mình. Tại vì mình sẽ là cái người nhìn cái bảng hiệu đó hay là nhìn cái tờ in ấn đó suốt năm suốt tháng. Nhiều khi mình cũng phải giải thích cho họ hiểu tại sao mình phải nên làm cái này tại vì khi mà đã làm rồi, mình đâu có thể đổi, nhất là bảng hiệu, nó rất là tốn tiền chứ nó không có phải là rẻ cho nên có nhiều cái thì Gia nghĩ là nhất là khách phải nên biết rõ ràng khi mà đã làm rồi mà mình đổi lại cái khác thì hơi tốn kém.

Thí dụ khách có thể là builder, họ thầu hết nguyên một cái shop, khi mình làm xong thì đưa lại cho builder gắn lên, còn không có nhiều builder cũng muốn mình tự gắn tại vì mình là cái người làm này mình gắn nó rất là hợp lý, với mình biết dây điện nó nên nằm ở đâu và nó đi lên chỗ nào để nó che cái sợi dây điện hay là cái ánh sáng đó nên là cái loại ánh sáng nào tại vì LED bây giờ nó rất là nhiều màu, nó từ màu xanh, đỏ, vàng cho tới trắng và trắng cũng hai ba loại trắng, cool white, warm white rồi yellow white tùm lum hết. Chỉ có người làm bảng hiệu người ta mới biết rõ, dù sao đi nữa mình cũng phải làm sao cho khách người ta happy.

Mỹ Dung: Còn về khách hàng của anh, thì đa số là khách từ cộng đồng chính mạch hay là người Việt của mình hả anh?

Gia Nguyễn: Khách người Việt mình là khoảng 60%, rồi còn 40% thì tất cả mọi người khác từ Australian cho tới Ấn độ rồi Tàu đủ thứ hết, và nói về bảng hiệu thì người Việt Nam chắc khoảng 80%.

Hưng Việt: Anh Gia phải chạy đi tiếp thị tức là làm marketing đi kiếm khách hàng hay là có người nhân viên lo về vấn đề đó cho anh?

Gia Nguyễn: Hồi đó đến giờ là Gia chỉ có đơn độc một mình. Người làm thì chỉ có lắp ráp bảng hiệu rồi làm ra những cái bảng hiệu hay là in ấn rồi cắt thôi. Có nhiều khi bà xã giúp về admin còn quảng cáo thì chỉ trên báo thôi. Tại vì làm cũng hơi lâu cho nên khách giới thiệu qua miệng nhiều hơn, đến bây giờ thì số lượng khách không đến nỗi Gia phải đi ra ngoài tìm khách.

Tìm một người sale thì dễ rồi nhưng mà cái người sale mà theo ý của mình, phải biết những cái gì mình làm thì cũng hơi khó. Gia muốn họ phải biết tất cả mọi thứ về in ấn. Mình làm cái này là làm cho lâu dài nên mình phải chăm chú về khách. Khách phải happy khách mới quay lại giới thiệu người khác. Gia không muốn là mình làm rộng ra lấy khách cho nhiều rồi sau đó mất khách. Chẳng thà là mình có một cái số lượng khách mến mình hơn là….

Mỹ Dung: Trong thời gian Covid thì chắc công ty của anh không biết nó có gặp khó khăn không?

Gia Nguyễn: Dạ cũng có bị khó khăn trong khoảng 3 tháng đầu shut down. Đâu có ai muốn in ấn gì hết. Tất cả mọi người cũng muốn budget everything, hãng không có đóng cửa, nhân viên không có gì để làm. Nhưng mà mình là chủ cũng phải đi vô dọn dẹp và cũng phải keep going để đầu óc của mình vẫn làm việc. Gia vẫn vô chùi rửa máy móc, clean up rồi sắp xếp, chuẩn bị trước.

Government giúp đỡ khoảng hình như là từ ba tháng cho tới sáu tháng cho cái vụ job keeper thôi. Cái đó là good incentive của government để không bị mất nhân viên nhưng mà rồi thì mình cũng bị mất một người mà tại vì trong cái thời gian đó, cái đó cũng có thể là không có đủ để cho người ta sống.

Mỹ Dung: Trong suốt cái thời gian mà làm in ấn của anh đó, anh có gặp những cái trở ngại hay khó khăn gì không?

Gia Nguyễn: Dạ, trở ngại khó nhăn thì lúc nào cũng có hết. Cái khó khăn lớn nhất của Gia là khi mình đào tạo một người làm rồi bị mất đi cái người làm đó. Khi mà mình đào tạo một người tốn rất là nhiều thời gian từ sáu tháng cho tới một năm để họ biết tất cả mọi thứ nhưng rồi họ đi thì thì cũng giống như cái công của mình bỏ ra một năm để mình nuôi một cái người con này lớn lên rồi sau đó đi không có thấy lại nữa. Đối với Gia cái khó khăn đó là cái khó khăn lớn nhất.

Hưng Việt: Anh Gia, anh có những cái chia sẻ nào mà anh muốn gửi tới cái cộng đồng người Việt của chúng ta về vấn đề in ấn, bảng hiệu này hay không?

Gia Nguyễn: Chỉ có một hai advice mà Gia nói cho tất cả mọi người nếu có nghĩ về in ấn hay bảng hiệu là mình phải biết mình làm cái gì, phải suy nghĩ trước cho nó đúng tại vì nó không rẻ khi làm sai một cái bảng hiệu.

Còn nói về in ấn, theo Gia thì nếu mà mình muốn cho business của mình success hay là được nhiều người biết tới, mình nên quảng cáo không nhất thiết phải quảng cáo qua in ấn, có nhiều cái quảng cáo khác để mình làm nó free, thí dụ như Social Media. Mình không có quảng cáo thì người ta không có biết đến mình mà mình tiết kiệm về cái quảng cáo thì mình sẽ bị mất đi một số khách. Nói về quảng cáo hay là promotion thì nên hỏi những người mà đã làm qua, nhưng tốt nhất nên hỏi người kinh nghiệm về quảng cáo, thí dụ như báo chí hay là người in, tại vì người ta đã làm cho mấy trăm mấy ngàn cái công ty, có nhiều cái ideas mà mình sẽ không có bao giờ nghĩ tới nhưng mà người đó người ta biết, người ta sẽ chỉ cho mình. Thí dụ như là tại sao mà mình nên làm cái nam châm để cho nó dính lên trên cái fridge, không nên rải tờ rơi nhiều quá tại vì bây giờ có nhiều người vẫn dùng cái cục nam châm đó để người ta bỏ cái bill của người ta lên và lúc nào người ta cũng nhìn tới cái bill của người ta thấy cái quảng cáo của mình. Mấy cái nhỏ nhoi đó mình nên suy nghĩ. đem cái thương hiệu của mình cho nó tất cả mọi người đều biết đến.

Hưng Việt: Thay mặt cô Mỹ Dung và thính giả chúng tôi thành thật cảm ơn anh Gia Nguyễn rất là nhiều đã dành thời giờ bận rộn của anh cho cái thương nghiệp ArtWizard này có cuộc nói chuyện ngày hôm nay với chúng tôi. Kính chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe và luôn luôn đạt được nhiều thắng Lợi thành công ở trong công việc làm ăn.

Gia Nguyễn: Cảm ơn anh Hưng Việt và chị Mỹ Dung rất là nhiều đã cho cái opportunity này và chúc thính giả cuối tuần được vui vẻ.

Mỹ Dung: Cám ơn anh Gia.

Mọi chi tiết, xin liên lạc với anh Gia Nguyễn, qua số điện thoại 0411 499 480

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Share