Chuyện gì xảy ra nếu Úc nới lỏng các biện pháp hạn chế?

Australia's recent infection data

Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ Liên bang cho biết họ sẽ xem xét các hạn chế giao tiếp xã hội trong "vài tuần tới". Các chuyên gia cảnh báo về sự tự mãn trong việc tỉ lệ lây nhiễm đang có chiều hướng giảm, cũng có nhiều ý kiến cho rằng còn quá sớm để xem xét bất kì sự nới lỏng các hạn chế xã hội nào. Vậy thì việc giãn cách xã hội có sớm kết thúc không?


Chính phủ Liên bang cho biết họ đang "tích cực lên kế hoạch cho những hạn chế xã hội” trong việc phòng chống COVID-19.

Trong lễ Phục Sinh vừa rồi, du lịch chỉ chiếm khoảng 13% mức thông thường trên toàn nước Úc. Điều này đã giúp góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm – hay còn gọi là làm phẳng đường cong lây nhiễm.

Thủ hiến Gladys Berejiklian của New South Wales đã phát biểu tuần trước về việc đánh giá các luật hạn chế theo từng tháng, nhưng cũng cảnh báo rằng việc giảm bớt hạn chế sẽ nâng tỉ lệ rủi ro về lây nhiễm.

“Mỗi khi chúng tôi giảm bớt một biện pháp hạn chế, sẽ có nhiều người mắc bệnh hơn, nhiều người sẽ chết. Đó là một tình huống khủng khiếp xảy ra và đó là sự lựa chọn của chúng ta, chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế của vấn đề.”

Vậy việc gỡ bỏ bớt hạn chế trong tương lai gần có khả năng xảy ra không?

Giáo sư Bill Bowtell từ Đại học New South Wales tin rằng điều đó sẽ không xảy ra.

“Tôi hoàn toàn hiểu rằng mọi người muốn tin vào việc chúng ta đã vượt qua dịch cúm này và nó sẽ kết thúc thôi. Nhưng không phải như quý vị nghĩ đâu. Chúng ta đã có 6500 ca nhiễm, tỷ lệ tử vong khá cao. Nếu chúng ta mất cảnh giác và tự phụ rằng việc này ổn rồi, việc này sẽ kết thúc thôi, đó sẽ trở thành cơ hội rất tốt để bạn mang con virus này quay trở lại.”

Các hạn chế xã hội nghiêm ngặt được thiết kế để làm chậm sự lây lan của virus, thay vì loại bỏ nó hoàn toàn.

Hạn chế giao tiếp xã hội và các dừng lại các cuộc tụ họp đã mang lại kết quả rất tốt và tích cực đến số ca lây nhiễm. Việc tạm dừng đón khách du lịch quốc tế – những người có khả năng mang virus Covid 19 từ bên ngoài vào cũng mang lại ảnh hường tốt trong việc giảm bớt số người bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, New Zealand đang trong tình trạng bế quan toả cảng gần như toàn bộ đất nước và đang cố gắng loại bỏ hoàn toàn con virus này.

Số trường hợp bị lây nhiễm ở New Zealand cũng đang giảm và Giám đốc Cố vấn Y tế của Úc, Brendan Murphy, nói với ABC rằng đây có thể là một chiến lược mà Úc cần xem xét.
Mọi người không nên ảo tưởng rằng đây là một câu chuyện có một khởi đầu, giai đoạn tiếp theo và một kết thúc có hậu. Điều đó chỉ có thể đến khi nào có một loại vắc-xin được phát triển cho virus này. Và đó là một câu hỏi chưa có lời đáp.
“Đó chắc chắn là một trong những chiến lược tiềm năng để xem xét. Thách thức trong việc chặn con virus này là một ẩn số. Một số người đang mang trong mình con virus này nhưng lại không có biểu hiện nào ra bên ngoài.

Vì vậy chúng ta chưa rõ mức độ lây truyền của con virus này. Khi triệu chứng không thể hiện thì rất khó để họ nhận ra và đi xét nghiệm. Có rất nhiều điều về dịch bệnh này mà chúng ta chưa biết.”

Tuy nhiên, chuyển sang một chiến lược như New Zeland nghĩa là sẽ có nhiều hạn chế xã hội hơn nữa

Giáo sư Murphy nói rằng các nhà chức trách sẽ không xem xét nới lỏng các hạn chế về khoảng cách cho đến khi họ tin rằng hệ thống y tế công cộng có thể đối phó với "sự gia tăng nhiễm bệnh không thể tránh khỏi " sẽ xảy ra, nhưng Úc đang rất gần để có thể làm điều đó.

Nhưng giáo sư Bowtell không tin rằng "nhiễm trùng không thể tránh khỏi".

Ông trích dẫn Áo là một ví dụ về một quốc gia đã loại bỏ virus đủ tốt để xem xét nới lỏng các hạn chế xã hội.

Ngay cả khi đó, khẩu trang sẽ được yêu cầu đeo ở nơi công cộng và xã hội vẫn sẽ bị áp đặt những luật lệ khắt khe để ngăn chặn bất kỳ sự lây truyền nào trong cộng đồng.

Và đó, chỉ là bước đầu tiên, giáo sư Bowtell nói.

“Nhưng tôi không nghĩ Áo, hay bất cứ nơi nào khác, cho phép đám đông tụ tập trong các sân vận động bóng đá hoặc họp mặt vì tôn giáo, bất cứ việc gì khiến mọi người tụ tập đứng gần nhau, tham gia nghị sự ở bất kì đâu xảy ra. Tại sao chúng ta cần làm nghiêm ngặt? Vì nếu không làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho virus phát triển.”

Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi các nước thực hiện một cách sát sao, và giám sát chặt chẽ kết quả và điều chỉnh trước khi chuyển sang từng bước tiếp theo trong việc nới lỏng các hạn chế.

Với rất nhiều quốc gia ở các giai đoạn khác nhau đang đối phó với COVID-19, thật khó để biết đâu là cách tiếp cận tốt nhất.

Và cảnh báo của giáo sư Bowtell là chúng ta nên bác bỏ những suy nghĩ về hành trình COVID-19 ở Úc có khởi đầu, giai đoạn tiếp nối và cuối cùng sẽ kết thúc.

“Mọi người không nên ảo tưởng rằng đây là một câu chuyện có một khởi đầu, giai đoạn tiếp theo và một kết thúc có hậu. Điều đó chỉ có thể đến khi nào có một loại vắc-xin được phát triển cho virus này. Và đó là một câu hỏi chưa có lời đáp”.

--

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share