Chính phủ nhờ các doanh nghiệp giúp sức để thúc đẩy tỷ lệ chủng ngừa

Australian Treasurer Josh Frydenberg (left) and COVID-19 Taskforce Commander, Lieutenant General John Frewen speak to the media during a press conference at Parliament House in Canberra, Wednesday, July 7, 2021. (AAP Image/Lukas Coch) NO ARCHIVING

Australian Treasurer Josh Frydenberg (left) and COVID-19 Taskforce Commander, Lieutenant General John Frewen Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các doanh nghiệp lớn của Úc sắp tới đây có thể đưa ra các biện pháp khuyến khích, nhằm giúp đẩy mạnh tốc độ chủng ngừa vắc-xin COVID-19. Trong đó, chủ sở hữu của Bunnings và Officeworks cũng đã đề nghệ sử dụng các địa điểm của mình để tổ chức các trung tâm chủng ngừa lớn trong tương lai.


Lãnh đạo các các công ty lớn của Úc đã đề nghị đóng góp sự hỗ trợ cho chương trình khai triển vắc-xin COVID-19, khuyến khích thêm nhiều người chích ngừa. 

Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg và các quan chức y tế đã hội đàm trực tuyến với các nhà lãnh đạo tập đoàn, để thảo luận về kế hoạch thúc đẩy số lượng tiêm chủng.

“Chúng tôi có sự tham gia của hơn 30 CEO, và các nhóm đại diện cho các ngành kỹ nghệ hàng đầu của Úc.
Các CEO từ Coles, Commonwealth Bank, Telstra, Wesfarmers, Virgin, Qantas và nhiều công ty khác đã có mặt trong cuộc thảo luận trực tuyến này.
Cho đến nay, mới chỉ có hơn hơn 9% dân số tại Úc được tiêm chủng đầy đủ, do vậy các kế hoạch khuyến khích người dân chủng ngừa hiện là một ưu tiên hàng đầu.

Wesfarmers, chủ sở hữu của Bunnings and Officeworks, đã đề nghị các cơ sở của họ là các địa điểm khả thi cho các trung tâm tiêm chủng hàng loạt, và một số doanh nghiệp khác cũng đưa ra các đề nghị tương tự.

Một số biện pháp khích lệ sẽ có thể được áp dụng, trong đó các hãng hàng không đề xuất cung cấp điểm tích lũy frequent flyer cho những người đã chích ngừa.

Tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp và tổ chức nhà nước đã cung cấp các hình thức thưởng như bia miễn phí, tặng vé xổ số và thậm chí là cần sa trong một nỗ lực tăng cường số lượng tiêm chủng.

Ông Frydenberg nói rằng đây là thời điểm để người Úc xích lại gần nhau.

“Công việc này được xây dựng dựa trên những gì mà chúng tôi đã làm cho tới nay trong tư cách là một nhóm. Tôi rất biết ơn tất cả các CEOs và lãnh đạo các ngành kỹ nghệ, những người đại diện cho tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế.
Đây là khoảnh khắc “nước Úc là một đội”. Đây là một thời điểm quan trọng khác để chúng ta xích lại gần nhau vì lợi ích quốc gia.
Trung úy thuộc đội đặc nhiệm vắc xin COVID-19 John Frewen nói rằng, điều này là nhằm giảm áp lực lên hệ thống y tế.

 

“Việc chích ngừa tại nơi làm việc sẽ không được áp dụng cho tất cả mọi nơi làm việc, và nó sẽ không bắt đầu ngay lập tức. Sẽ có một thời điểm trong năm, khi mà chúng ta có đủ nguồn cung cấp để hỗ trợ cho lực lượng tiêm chủng. Thế nhưng trong khoảng thời gian trước mắt, các lĩnh vực kỹ nghệ đã chuẩn bị một lực lượng lao động để hỗ trợ việc quản lý xung quanh các kế hoạch khai triển chích ngừa.”

Tuy nhiên, phía Lao động nói rằng cuộc họp này với lĩnh vực kinh doanh chỉ là một cơ hội quảng bá hình ảnh. Lãnh đạo đối lập Anthony Albanese chỉ trích bước đi của chính phủ.
Chính phủ này đã khiến người dân thất vọng, và họ quá chú tâm vào việc quảng bá hình ảnh cho chính mình.
"Ngày hôm nay chúng ta được gởi một thông báo về một cuộc hội nghị bàn tròn với doanh nghiệp. Xin thưa, một hội nghị bàn tròn không phải là một chương trình chủng ngừa, nó chỉ là một hình thức PR.”

Jim Chalmers, phát ngôn nhân phụ trách ngân khố của đảng Lao động, thì đặt ra câu hỏi tại sao các doanh nghiệp không được tiếp cận sớm hơn.

“Vấn đề ở đây là Thủ tướng đã mất tích trong khi đất nước cần ông ấy để đưa chương trình chủng ngừa hỗn độn trở lại đúng tiến độ. Không có sự đổ lỗi, chỉ tay, hay sự hợp tác với các doanh nghiệp hay tướng lĩnh nào có thể bù đắp cho thực tế, là chính phủ Morrison đã sai lầm với chương trình vắc-xin ngay từ đầu. Nếu cuộc thảo luận với doanh nghiệp quan trọng đến như vậy, thì tại sao Frydenberg phải mất đến 18 tháng mới sắp xếp được? Một lần nữa, vấn đề không nằm ở việc thiếu sự hợp tác của doanh nghiệp, mà là thiếu vắc-xin.”

Với nhu cầu về vắc xin vượt xa nguồn cung hiện có, các doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành kế hoạch của mình cho đến khi có nhiều lượng vắc-xin dự trữ hơn, và nhiều khả năng sẽ phải đến tháng 10, khi một số lượng lớn vắc-xin mRNA dự kiến sẽ đến được Úc.

Trong lúc đó, Úc tiếp tục tụt hậu so với phần còn lại của thế giới trong tốc độ khai triển chích ngừa.

Xem thêm:

Share