Chính phủ bỏ ra 10 tỉ Úc kim để duy trì các kỹ nghệ quan yếu trong cơn đại dịch

Health Minister Brad Hazzard (right) and NSW Chief Health Officer Dr Kerry Chant arrive to speak to the media in Sydney, Wednesday, March 4, 2020. (AAP Image/Joel Carrett) NO ARCHIVING

Health Minister Brad Hazzard (right) and NSW Chief Health Officer Dr Kerry Chant arrive to speak to the media in Sydney Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ liên bang tìm cách giảm thiểu tác động trong trường hợp nhân công buộc phải tự cách ly nếu được yêu cầu để ngăn ngừa coronavirus lây lan thêm.


Một bác sĩ ở Sydney kêu gọi người dân tại những nơi đông dân trong tiểu bang hãy tự cách ly trong hai tuần.

Làm việc tại phòng cấp cứu của bệnh viện Ryde bản thân bác sĩ Cathie Hull cũng đã tự cách ly trong hai tuần sau khi một đồng nghiệp bị nhiễm coronavirus.

Hiện tại NSW có nhiều ca nhiễm nhất, 55 trường hợp. Úc đã có 3 người thiệt mạng. Một số trường học ở Sydney đóng cửa sau khi có ba học nhiễm coronavirus. Các ca nhiễm mới ở NSW và Victoria là những người trở về Úc từ Mỹ và Iran.

Chính phủ liên bang đang chuẩn bị một gói hỗ trợ lên đến 10 tỉ Úc kim để giảm thiểu tác động của dịch bệnh.

Hôm nay Thủ tướng Scott Morrison đã đến dự cuộc họp với giới chủ nhân và nghiệp đoàn để thảo luận cách duy trì các ngành quan yếu như thực phẩm và dược phẩm, bảo đảm vẫn hoạt động bình thường trong lúc có dịch bệnh.

Ông Morrison khuyến khích các doanh nghiệp hãy bảo vệ cho nhân công của mình.

"Chúng ta phải hỗ trợ cho nhân công bằng cách giữ họ làm việc. Hãy bảo vệ họ bởi vì quý vị cần nhân công để đứng dấy sau cuộc khủng hoàng dịch bệnh. Bất cứ lúc nào có thể hãy giúp họ, nhân viên toàn thời, bán thời hay phù động, nếu cần phải ở nhà, bằng cách cho nghỉ vẫn nhưng vẫn trả lương."

Các nghiệp đoàn kêu gọi hãy trả lương cho 3,3 triệu nhân công phù động nếu họ phải tự cách ly. Bà Sally McManus thư ký nghiệp đoàn ACTU kêu gọi chính phủ nên theo gương các nước khác.

"Hãy nghĩ đến những nơi nào mướn nhân công phù động, toàn là những ngành có giao tiếp với khách hàng, bán hàng, nhà hàng, chăm sóc y tế, chăm sóc cao niên, vì vậy đây là một vấn đề lớn. Chúng ta không muốn bất kỳ ai bị bệnh đi làm, nhưng họ phải lựa chọn giữa ở nhà và đi làm để có tiền trang trải chi phí trong nhà."

Hiệp hội Y khoa Úc, AMA, lo lắng rằng công chúng không tự cách ly khi bị bệnh. Một sinh viên ở Hobart vẫn đi làm thêm trong một khách sạn trong khi chờ kết quả xét nghiệm coronavirus. Một phụ nữa ở Tây Úc bị bệnh nhưng vẫn đến nhiều nơi, kể cả một buổi hoà nhạc.

Thư ký AMA của Victoria, Julian Rait nói mọi người nên nghe theo lời khuyên của trưởng ban y tế chính phủ.  

"Tôi nghĩ sự lãnh đạo của trưởng ban y tế chính phủ, giáo sư Brendan Murphy là quan trọng vào lúc này, đương nhiên ông ấy có thể khuyến nghị và chi phối các quyết định của các trưởng ban y tế của tiểu bang và lãnh thổ."

Bộ trưởng Y tế Victoria Jenny Mikakos nói chính phủ đang tìm cách để có những thay đổi cần thiết để nhân công vẫn có thể làm việc.

"Chúng tôi dự đoán khả năng đại dịch xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thống y tế. Nhiệm vụ của tôi là làm sao hệ thống y tế sẳn sàng. Chúng tôi sẽ đưa ra những khuyến nghị với giới chủ nhân trong những ngày tới để họ có thể chuẩn bị đối phó với những gì có lẽ sẽ đến."

Chính phủ liên bang cho hay sẽ cung cấp thêm 54 triệu khẩu trang cho nhân viên y tế. Tiểu bang Tây Úc sẽ bắt đầu mở cửa phòng khám COVID19 cho những ai đi nước ngoài về mà có triệu chứng nhiễm bệnh.

Các tiểu bang khác cũng sẽ mở cửa các phòng khám tương tự nếu số ca nhiễm gia tăng.

Giới hữu trách thúc giục mọi người đừng hoảng sợ khi xem các video được gởi lên mạng dạo gần đây. Bộ trưởng Y tế NSW Brad Hazzard kêu gọi công chúng đừng phản ứng thái quá.

"Đây không phải là lúc có phản ứng thái quá hay xúc phạm người khác trên phương tiện di chuyển công cộng. Chúng ta sẽ ổn nhất nếu đoàn kết, hãy lịch sự, cẩn thận, và phòng tránh cho người khác, nhất là khi bạn bị cảm ho. Cũng có thể đó không phải là covid19 cho nên hãy tôn trọng những người chung quanh."

Trong nỗ lực của thế giới đi tìm vaccine cho covid, Đại học Queensland đóng góp một loại, nhưng giới chuyên môn nghĩ rằng cũng phải một năm nữa mới có vaccine.

Share