'Trung quốc biến các hải đảo nhân tạo thành căn cứ quân sự'

File image of China’s man made Subi Reef in the Spratly chain of islands in the South China Sea

File image of China’s man made Subi Reef in the Spratly chain of islands in the South China Sea Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một viên chức cao cấp của Ngũ giác Đài các giác Trung quốc hiện tăng cường việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bằng cách biến các kiến trúc trên đảo thành những căn cứ quân sự.


Việc nầy diễn ra khi Úc và các nước Asean tiếp tục thương thuyết một bản Qui Tắc Ứng Xử cho vùng Biển Đông với Bắc kinh.

Viên chức cao cấp của Mỹ về chính sách quân sự trong vùng Á châu Thái bình dương, ông Randy Schriver cho nhật báo the Age biết rằng, Trung quốc hiện tìm cách tăng cường việc bành trướng rộng rãi chủ quyền cuả mình tại Biển Đông.

Trong khi đó, Tổng trưởng Quốc phòng Úc là bà Marise Payne cho đài Sky News biết rằng, nước Úc sẽ không bị thúc đẩy trong việc đề ra một số quyết định về khu vực nầy.

"Chúng ta rõ ràng đã thường xuyên thảo luận về vấn đề an và ổn định trong vùng và đó là một chủ đề thảo luận trong hầu hết các dịp khi chúng ta gặp gỡ nhau, như quí vị mong đợi".

"Thế nhưng về phía Úc, chúng tôi có sự quan tâm mạnh mẽ về quyền của nước Úc đưa ra các quyết định của riêng mình về cách thức mà chúng ta xúc tiến các hoạt động trong vùng".

"Chúng tôi rất rõ ràng về việc tuân thủ luật lệ quốc tế, cùng việc ủng hộ một trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp", Marise Payne.

Trong khi đó, Tổng thống Philippines là ông Rodrigo Duterte tìm cách giảm bớt nỗi lo sợ, về việc xây dựng các căn cứ quân đội của Trung quốc trên các hòn đảo nhân tạo trong Biển Đông và nói rằng, đó là sự tự vệ chống lại Mỹ chứ không phải là tấn công các nước Asean.

Ông tuyên bố trong bài diễn văn trước giới doanh nghiệp Trung quốc và Philippines hôm thứ hai vừa qua là, việc xây dựng đó không nhắm vào Phi và các cường quốc trên thế giới về mặt địa lý chính trị đã thay đổi lớn lao.

Ông khẵng định, chuyện nầy thực sự chống lại những người nào mà Trung quốc nghĩ là sẽ phá hủy họ và đó là Hoa kỳ.

Ông Duterte cũng đổ lỗi cho các chính phủ Phi trước đây, đã không xây dựng hệ thống phòng thù của nước nầy trẻn quần đảo Hoàng Sa, mà Trung quốc gọi là Nam Sa, vào lúc mà Bắc kinh chỉ mới bắt đầu xây dựng các hòn đảo nhân tạo.

Trong khi đó, nhật báo Inquirer ở Philippines đã có trong tay các không ảnh rất rõ nét, về 7 hòn đảo nhân tạo của Trung quốc, trong quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Các hình ảnh thuộc loại tốt nhất cho thấy, các cơ sở đáng kể và trang thiết bị Trung quốc đã bố trí trên đảo, mà 5 năm trước không hề có.

Các bức ảnh cho thấy, sự bành trướng việc quân sự hóa của các hải đảo kể từ năm 2016, vốn đánh dấu 2 cột mốc quan trọng trong Biển Đông .

Thứ nhất là tòa án Hòa giải Thường trực Quốc tế tại the Hague đã nhóm họp, sau khi Philippines kiện Trung quốc ra tòa hồi năm 2013 và tòa án đã phán quyết có lợi cho Phi trong hầu hết các sự kiện và vô hiệu hoá 9 cáo buộc mơ hồ của Trung quốc.

Thứ hai là chỉ vài ngày trước khi phán quyết của Tòa Trọng Tài được tuyên bố, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhậm chức, vốn mang lại nhiều hy vọng từ Hoa kỳ là Phi sẽ về phe với Mỹ.

Thế nhưng ông Duterte ngay tức khắc, đã theo đuổi thái độ thân thiện với Bắc kinh và làm ngơ trước các hoạt động của Trung quốc trên các hải đảo nhân tạo, khiến cho Bắc kinh có cơ hội hành động, bất chấp phán quyết của tòa án.

Các hình ảnh đăng tải trên nhật báo The Inquirer, đã được chụp từ giữa tháng 6 đến tháng chạp năm 2017 và cho thấy các chi tiết đáng kể, về các nhà chứa máy bay đã sẵn sàng, các hầm cho hỏa tiễn tuần hành chống tàu bè của địch, các kho chứa vũ khí đạn dược và một loạt các trang thiết bị điện tử, bao gồm các thiết bị truyền tin quốc phòng, các ra da tầm xa, cùng những đài viễn thông khác nhau.
"Chúng ta chấp nhận cần phải cộng tác trong sự tin tưởng lẫn nhau và một khả năng trên hết mà chúng ta có sẵn, hầu duy trì một tình trạng ổn định và dần dần đạt được những thắng lợi", Lý Hiển Long.
Các hình ảnh cho thấy một cách thú vị là sự hiện diện của các chiến hạm thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc và các tàu Tuần Duyên.

Trong khi đó, có sự hiện diện thường trực của các tàu bè nói trên trong khu vực gần với các đảo nhân tạo, và thật là thú vị khi nhìn nhận thấy chính xác các loại tàu mà Trung quốc bố trí lại Hoàng Sa.

Hình ảnh cũng cho thấy có nhiều loại tàu vận tải, một bến tàu và rất nhiều khu trục hạm có trang bị hỏa tiễn.

Vào giữa năm 2017 khi các hình ảnh chụp được, Trung quốc đã tuyên bố vùng phi quân sự do Chủ tịch Tập cận Bình tuyên bố, bên cạnh Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc vào năm 2015 và lời tuyên bố nói trên đã bay theo mây theo gió.

Ngoài ra không còn có câu hỏi nào, về 7 hòn đảo nhân tạo tại Hoàng Sa đã được quân sự hóa.

Bắc kinh đã có 3 hòn đảo là đá Chữ Thập, Subi và Mischief, sẵn sàng để phục vụ cho bất cứ phi cơ nào trong lực lượng quân sự Trung quốc, với đường băng dài 3 kí lô mét.

Trong những tháng và những năm sắp tới, Bắc kinh sẽ bắt đầu biến chúng thành vị trí mạnh mẽ nhất trong Biển Đông.

Trong khi đó, chủ tịch của Asean là Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore nói rằng, các nhà lãnh đạo đồng ý việc tiếp tục thảo luận trong năm nay, về vấn đề hoàn thành bản Qui Tắc Ứng Xử ở Biển Đông.

Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh trong một thông cáo chung, về tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa trong khu vực Biển Đông, nơi Trung quốc đã xây dựng các rặng san hô trở thành các căn cứ quân sự.

Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết, một khung pháp lý của Bản Qui Tắc Ứng Xử đã được đồng ý và các nhà lãnh đạo hy vọng các tiến triển thêm nữa có thể đạt được.

"Đây là một vấn đề chúng ta có điều hành chúng ta có thể giúp ngăn tránh việc leo thang các hoạt động lên mức trầm trọng hơn".

"Thế nhưng đó không phải là một chuyện mà chúng ta có thể giải quyết theo một cách thức nhất định trong bất cứ một thời gian ngắn nào được".

"Chúng ta chấp nhận cần phải cộng tác trong sự tin tưởng lẫn nhau và một khả năng trên hết mà chúng ta có sẵn, hầu duy trì một tình trạng ổn định và dần dần đạt được những thắng lợi", Lý Hiển Long.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share