Úc phải làm gì khi Trung Quốc bất chấp Tòa án quốc tế

Construction at Mabini (Johnson) Reef by China, in the disputed Spratley Islands

Construction at Mabini (Johnson) Reef by China, in the disputed Spratley Islands Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong khi Bắc Kinh giận dữ trước phán quyết của tòa án quốc tế The Hague, rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử trên vùng lãnh hải rộng lớn ở Biển Đông; thì Canberra đứng trước câu hỏi Úc phải làm gì nếu Bắc kinh không thay đổi lối hành xử như lâu nay.


Việc Trung Quốc giận dữ bác bỏ phán quyết của Tòa án Thường Trực Quốc tế không gây ngạc nhiên cho ai.

Hôm thứ Ba, Tòa án tại The Hague ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại hầu hết khu vực Biển Đông, cùng cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn lao ở đấy.

Cựu chính phủ Philippines trước đây đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Trong một cuộc họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Trung quốc Lưu Chấn Dân/Liu Zhenmin đã nêu vấn đề uy tín của tòa án. Ông ta nói:

"Liệu chúng ta có thể thực sự tin tưởng rằng tòa án này công bằng và đáng tin cậy không?

"Có một vài người, hoặc một vài nước, nói rằng phán quyết này nên có hiệu lực bắt buộc và cần phải được thực thi. Đó là nói láo. Tòa án này không có uy tín. Phán quyết này cũng không có uy tín. Vậy tại sao người ta phải thực thi nó?

"Nếu một tòa án muốn được tôn trọng thì phải hành xử đúng đắn, ban bố phán quyết một cách đúng đắn theo đúng thủ tục pháp lý. Đó là lý do tại sao Trung Quốc chúng tôi nói rằng phán quyết này không có hiệu lực và chúng tôi sẽ không thi hành."

Trung Quốc từng nhiều lần thách thức thẩm quyền của tòa án đối với vụ kiện này và luôn khăng khăng nói rằng họ sẽ làm ngơ bất kỳ phán quyết nào của tòa.

Bắc kinh cáo buộc tàu thuyền Philippines đã tấn công tàu thuyền đánh cá Trung quốc và cũng đã dọa sẽ thiết lập một vùng phòng không trong khu vực.
"Liệu Úc có thể xây dựng mối liên minh với các quốc gia trong khu vực thuộc khối ASEAN không? ... Theo tôi, liên minh đó ngoài Philippines và Việt Nam, cần có thêm các nước khác như Mã Lai, Indonesia, Singapore." (Giáo sư Andrew O'Neil)

Úc: không tranh chấp nhưng không thể không can dự

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tuyên bố lập trường của Úc là không xen vào cuộc tranh chấp. Ông cũng khuyến khích  các bên chấp hành phán quyết của tòa. Ông tuyên bố:

"Chúng tôi không đưa ra lập trường đứng về bên nào trong các nước tranh chấp chủ quyền. Chúng tôi không đòi chủ quyền gì ở đấy cả. Nhưng chúng tôi kiên quyết cho rằng điều tối quan trọng là mọi nước đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa, và trong bối cảnh cuộc tranh chấp cụ thể này, là chủ đề của phán quyết tòa án quốc tế đưa ra tối hôm qua, thì cả hai nước đều phải tuân thủ phán quyết của tòa.

"Vì vậy,  chúng tôi thúc giục các bên tranh chấp chủ quyền hãy tự chế không có hành động cưỡng đoạt bằng vũ lực và bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng tại các khu vực tranh chấp.

"Như tôi đã nói, mọi quốc gia trong khu vực chúng ta đều lợi lộc rất nhiều từ nhiều thập niên qua, tương đối hòa bình yên ổn trong khu vực này và điều vô cùng quan trọng là tình trạng đó phải được duy trì."

Lãnh tụ đối lập Bill Shorten cũng phát biểu tương tự Thủ tướng Turnbull và nhấn mạnh về quyền tự do lưu thông hàng hải.


Ông nói: "Chúng tôi không muốn thấy nước nào có hành động đơn phương, chúng tôi không muốn thấy tình hình leo thang. Điều chúng tôi muốn thấy là giải pháp ngoại giao, nhưng tâm điểm phải là luật pháp quốc tế.

"Và một lần nữa, tôi muốn nói  rõ rằng nước Úc và lực lượng Quốc phòng Úc có quyền hoạt động ở bất cứ đâu trên thế giới phù hợp với các chuẩn mực và luật pháp quốc tế và chắc chắn tôi tin rằng quân lực chúng ta phải được ủy quyền để có thể tiến hành các cuộc tập trận bảo vệ tự do lưu thông."

Thách thức đối với Úc

Nhưng theo một chuyên viên về bang giao quốc tế, ông Andrew O'Neil thuộc Đại học Griffith, thì các nhà lãnh đạo Úc nên quan tâm lo lắng hơn về vấn đề này, bởi đây không phải chỉ là chuyện về Biển Hoa Nam, mà người Việt gọi là Biển Đông. Ông nói:

"Ngoài chuyện quyền lợi kinh tế, còn một vấn đề khác đặt  cho nước Úc là cách quan hệ với Trung Quốc với tư cách một cường quốc như thế nào.

"Trung Quốc hiện rõ ràng đứng ở một ngã tư – hoặc họ phải tuân thủ luật pháp quốc tế, hoặc họ có thể đẩy phăng phán quyết đó đi mà nói rằng họ không đồng ý với phán quyết ấy (và họ đã nói thế rồi đấy!); đồng thời nói rằng sẽ không tuân thủ phán quyết này (và họ cũng đã nói vậy luôn!).

"Điều này đáng cho Úc quan ngại, bởi vì đó là một chỉ dấu có thể cho thấy hành vi của Trung Quốc trong toàn bộ các vấn đề khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

"Rõ ràng là vì quyền lợi đất nước mà Úc phải thực sự cố thúc đẩy Trung Quốc nhận thức được tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, bởi vì đối với một cường quốc  bậc trung thì hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ là có lợi cho nước đó, và nguyên tắc pháp trị rất quan trọng đối với các nước không phải là đại cường trong hệ thống quốc tế."

Giáo sư O'Neil nói rằng Úc nên tăng cường nỗ lực hợp tác, xây dựng liên minh với các nước khác trong khối ASEAN, nhằm kềm giữ Trung Quốc không vượt ra ngoài luật pháp. Ông nói:

"Liệu Úc có thể xây dựng mối liên minh với các quốc gia trong khu vực thuộc khối ASEAN không. Vài nước trong số đó có lợi hẵn hòi khi thúc đẩy Trung Quốc cư xử một cách có trách nhiệm  trong khu vực, nghĩa là không tổ chức hoạt động quân sự gây bất ổn trong khu vực, không đâm vào tàu nước khác, không cấm cản  tàu bè lưu thông vv...Như vậy liên minh đó  ngoài Philippines và Việt Nam, mà theo tôi,  cần có thêm các nước khác như Mã Lai, Indonesia, Singapore."

 


Share