Hongkong rầm rộ biểu tình khiến Hoa lục phải thừa nhận "có vấn đề"

A Hong Kong supporter of the Chinese government holding a photograph of Zhang Dejiang

A Hong Kong supporter of the Chinese government holding a photograph of Zhang Dejiang Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Dân Hongkong đã đổ xuống đường biểu tình đòi gia tăng quyền tự chủ cho vùng đất của họ và gây nên một tình trạng căng thẳng đến mức mà ông Trương Đức Giang, Chủ tịch Quốc Hội Nhân dân Trung Hoa phải lên tiếng thừa nhận cái mà ông gọi là "có những vấn đề tồn tại" ở Hong Kong, một trong những thừa nhận được xem như là thẳng thắn nhất từ trước tới giờ về thực trạng ở vùng đất này.


Hàng ngàn cảnh sát đã được huy động trấn giữ khắp đường phố Hong Kong trong chuyến công vụ của ông Trương Đức Giang quan chức cấp cao thứ ba của chính quyền Beijing tới Hongkong tham dự một Hội nghị Thượng đỉnh về kinh tế.

Những người biểu tình đã đổ xuống các đường phố Hong Kong, kéo về nơi mà hội nghị Thượng đỉnh Kinh diễn ra và ông Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) đang có mặt ở đó để phát biểu cổ xúy cho sáng kiến ông Tập Cận Bình về kế hoạch gọi là "Một Vành đai Một Con đường" - "One Belt, One Road" xây dựng đường bộ, đường sắt, cảng và cả đường ống trãi rộng khắp và nối dài từ Châu Á đến Châu Âu.

Ông Trương là nhân vật quan trọng đứng hàng thứ ba trong chính trị Trung Quốc chuyên về điều hành và quản lý Hong Kong và Macau cho chính phủ Trung Quốc.

Và ông cũng là nhân vật cao cấp nhất từ trước tới giờ của Đại Lục tới Hong Kong kể từ sau khi cuộc biểu tình Dù Vàng nổ ra vào năm 2014.

Chuyến đi tới Hongkong của ông Trương cũng nhằm thị sát những vấn đề khúc mắc trong mối quan hệ giữa Hong Kong với chính quyền Đại lục.
 
Tuy nhiên có vẽ như là sự có mặt của ông Trương Đức Giang chỉ càng làm bùng lên những bất mãn âm ỉ trong dân chúng Cảng Thơm, vốn nuối tiếc những tháng ngày còn là thuộc địa Anh.

Những nhà hoạt động xã hội trong phong trào Dù Vàng, một biểu tượng được dùng trong cuộc biểu tình xảy ra cách nay hai năm của sinh viên và dân chúng Hongkong, nhân sự hiện diện ủa ông Trương ở Hongkong đã xuống đường kêu gọi thay đổi cách thức bầu cử tại cho đặc khu Hongkong.

Một ngừoi biểu tình nói

"Chúng tôi xuống đường để cho giới lãnh đạo của Bắc Kinh thấy những nhu cầu thay đổi mà dân chúng ở đây cần."

Cuộc biểu tình diễn ra khá ôn hòa, ngoài trừ những đối đáp căng thẳng mặt đối mặt giữa những người biểu tình và nhóm ủng hộ chính phủ Đại.

Và cảnh sát đã đứng ngăn giữa hai nhóm người này.

Khoản 6,000 cảnh sát Hong Kong đã được huy động để gìn giữ trật tự và các rào chắn đã được dựng lên và thậm chí chính quyền còn cho xây hẳn những bức tường để rào chắn khu vực Hội nghị.

Sự căng thẳng trong suốt thời gian ông Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) có mặt tại đây rõ ràng đến mức mà ông phải chính thức thừa nhận là những thách thức đã vẫn đang diễn ra tại Hong Kong.

Mặc dù vậy thì ông cũng nói rằng không có lý do để thay đổi hệ thống hiện hành đang áp dụng tại đây.

"Chính sách 'Một Quốc gia Hai Hệ thống' là biện pháp tốt nhất vì quyền lợi của đất nước và xứ Cảng Hongkong."
"Chính quyền trung ương sẽ tiếp tục áp dụng chính sách này một cách chặc chẽ và nhân dân Hong Kong có thể tin tưởng vào điều đó."

Một người trong đoàn biểu tình cho biết ông muốn nói cho ông Trương biết về ý nguyện của dân Hongkong thế nhưng lực luọng cảnh sát dày đặc đã khiến khó có ai tiếp cận gần đến vị công bộc nhà nước được xem như ông quan triều đình Trung ương đặc cách trông coi Hongkong.
                                                   
"Ông ấy được cả một độ quân cảnh sát rào chắn không ai có thể đến gần được."
"Chúng tôi khao khát mong mỏi có thể nói cho ông ấy biết và nghe được tiếng nói của Hong Kong chúng tôi."

Một số những người biểu tình đã nêu lên vấn đề vi phạm quyền con người của chính quyền Trung Cộng và những việc mà họ gọi là chính phủ đại lục cố gắng han ché quyền tự chủ của đặc khu Hong Kong.

Những ngừoi khác thì bày tỏ thất vọng về quền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Và đáp lại thì ông Trương Đức Giang đã lên án việc các nhà hoạt động xã hội kêu gọi cho một Hồng Kông có thêm sự độc lập và tự chủ khỏi đại Lục .

Ông Trương nhiệt tình nhấn mạnh việc Bắc Kinh cam kết sẽ gắn bó hơn nữa và cũng cởi mở hơn nữa trong quan hệ với Hong Kong.

"Hiện nay đang có một thiểu số những người đang cố tình chối bỏ thực tế về một quốc gia thống nhất và chống đối lại chính qphủ trung ương, cũng như kêu gọi cho một Hong Kong độc lập. Đây là có thể xem như là của những kẻ ly khai mang tâm lý địa phương chủ nghĩa đang diễn ra ở một số nơi."

Trước buổi tiệc chiêu đãi diễn ra vào tối thứ Tư thì ông Trương cũng đã gặp các đại biểu quốc hội tại đây cũng như các chính khách có xu hướng ủng hộ hộ dân chủ.

Một trong những người theo đường lối dân chủ là ông Alan Leong, chủ tịch đảng Vì dân(Civic Party).

Ông Leong nói rằng phát biểu của ông Trương đã cho thấy sự thiếu hiểu biết về những vấn đề của vùng đất Cảng cựu thuộc địa Anh này.

"Ông ấy nói như thể là khắp nơi trên thế giới đang có một mong muốn cho trưng cầu dân ý để giải quyết những vấn đề gút mắc như thể những đòi hỏi cho tự chủ của Hong Kong chỉ là chạy theo trào lưu của thế giới."

Nhà hoạt động xã hội Lương Quách Hồng (Leung Kwok-Hung) không có tên trong danh sách cảu buổi tiệc gặp gỡ với ông Trương Đức Giang.

"Tôi không ngạc nhiên việc mình không được mời tới dự buổi gặp gỡ ông Trương tại tiệc chiêu đãi bởi vì tôi nghĩ rằng ông ấy không thể nào chịu đựng nỗi những cuộc tranh luận mặt đối mặt."
"Những gì ông ta làm ở Hong Kong, thái độ của ông ta không khác gì một ông vua từ một hành tinh khác đến và không ai tới gần được."

Ông Trương, người đứng đầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Hoa, trong một hội nghị diễn ra trước đây đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của Hồng Kông nên bắt lấy cơ hội từ kế hoạch được đề ra bởi ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để xây dựng đường giao thông, đường sắt và cảng biển trên khắp châu Á và Châu Âu.

Trương Đức Giang dự kiến sẽ gặp các chính trị gia địa phương và thăm một khu chung cư nhà ở trước khi ông trở về Bắc Kinh vào Thứ Năm này.



 

 


Share