Chào đón “Tháng không mua sắm” để bảo vệ môi trường

Empty plastic bottles are loaded into trolleys

Empty plastic bottles are loaded into trolleys Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Khái niệm này, bắt đầu ở Melbourne, với yêu cầu mọi người dân cố gắng không mua gì mới trong suốt một tháng, ngoại trừ các nhu yếu phẩm như thực phẩm, đồ vệ sinh và thuốc men. Người Úc đang đứng trước thử thách giảm đi ảnh hưởng với môi trường bằng cách giảm lượng nước đóng chai và nhựa sử dụng một lần.


Tháng 10 được phát động là tháng mà người tiêu dùng không nên mua món đồ nào mới (Buy Nothing New Month). Đây là một sáng kiến nhằm mục đích khiến mọi người suy nghĩ các sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đến từ đâu và chất thải sẽ ra sao khi chúng ta sử dụng xong món đồ này.

Khái niệm này, bắt đầu ở Melbourne năm 2010, với yêu cầu mọi người dân cố gắng không mua gì mới trong suốt một tháng, ngoại trừ các nhu yếu phẩm như thực phẩm, đồ vệ sinh và thuốc men.

Chương trình giáo dục với tên gọi Choose Tap, một sáng kiến được điều hành bởi công ty phân phối nước Victoria, Yarra Valley Water, là một đơn vị ủng hộ chiến dịch "Không mua món đồ" nào trong một tháng.

Giám đốc điều hành của Yarra Valley Water, ông Pat McCafferty, cho biết Choose Tap nhằm mục đích tăng cường nhận thức của mọi người về lợi ích tài chính và môi trường của việc không mua đồ uống đóng chai.

"Chúng ta chi hơn 730 triệu đô la mỗi năm để mua nước đóng chai ở Úc, khoảng 375 triệu vỏ chai đến bãi rác và hệ thống thủy lộ của chúng ta. Vì vậy, chúng tôi ủng hộ nước máy như một giải pháp thay thế tích cực, nó không để lại dấu tích cho môi trường. Và nước máy cũng rẻ hơn rất nhiều, rẻ hơn nước đóng chai khoảng 2.000 lần."

Các nhà nghiên cứu ước tính một số chai nhựa phải mất khoảng 450 năm để phân hủy tại bãi rác và việc sử dụng nước đóng chai của Úc tạo ra hơn 60.000 tấn khí thải nhà kính mỗi năm.
 
Các nhà khoa học dự đoán vào năm 2050 có thể có nhiều nhựa trong đại dương hơn cá.

Ông McCafferty nói đó là một thói quen phải thay đổi.
Chúng ta chi hơn 730 triệu đô la mỗi năm để mua nước đóng chai ở Úc, khoảng 375 triệu vỏ chai đến bãi rác và hệ thống thủy lộ của chúng ta. Vì vậy, chúng tôi ủng hộ nước máy như một giải pháp thay thế tích cực. Nước máy rẻ hơn nước đóng chai khoảng 2.000 lần.
"Đây thực sự là một thói quen cần thay đổi. Chúng ta hãy nhận thức rằng mỗi khi chúng ta mua một chai nước, chúng sẽ có một tác động môi trường như thế nào."

Claire Bell là Giám đốc Chiến dịch Tái chế thuộc tổ chức phi lợi nhuận môi trường Planet Ark.

"Nhựa sử dụng một lần đều là các sản phảm không bền vững. Chúng ta chỉ sử dụng chúng một lần rồi vứt chúng đi. Việc này tốn rất nhiều năng lượng và tài nguyên, trong khi chúng chỉ được sử dụng trong vài giây trước khi vào thùng rác. Sự phụ thuộc của con người vào các loại đồ hộp, ly nhựa dùng một lần trở thành vấn đề hết sức khó khăn."

Một số vùng của Úc đang trải qua một cuộc khủng hoảng tái chế, do Trung Quốc quyết định ngừng nhập cảng rác tái chế từ các quốc gia khác.

Đáp lại điều này, tại cuộc họp Hội đồng Chính phủ Úc hồi tháng 7,  các nhà lãnh đạo tiểu bang và các vùng lãnh thổ đã cam kết cấm xuất cảng nhựa, giấy, thủy tinh và lốp xe, bắt đầu từ năm tới.

Thủ tướng Scott Morrison đã thể hiện các cam kết tại Liên Hợp Quốc vào tuần trước, bảo vệ Úc trước những cáo buộc rằng quốc gia này đang bỏ bê trách nhiệm về  môi trường.

"Để bảo vệ đại dương của chúng ta, Úc cam kết dẫn đầu các hành động khẩn cấp để chống lại sự ô nhiễm rác thải nhựa, đang gây nghẹt thở cho đại dương của chúng ta, giải quyết việc khai thác, đánh bắt hải sản quá mức và ngăn chặn sự hủy hoại môi trường sống của đại dương."

  à Bell nói rằng việc bỏ nước đóng chai và cốc cà phê sử dụng một lần là một trong nhiều cách mà người Úc có thể cắt giảm rác thải nhựa không cần thiết.

"Nếu bạn đến văn phòng làm việc, có thể nấu thêm một chút thức ăn. Hãy mang theo một ít thức ăn thừa để bạn không phải mua thức ăn đựng trong các hộp nhựa sử dụng một lần mỗi ngày.

Nếu bạn phải mua bữa trưa, hãy từ chối ống hút, từ chối dao muỗng nĩa nhựa, có thể có một bộ muỗng nĩa ở bàn làm việc của bạn.

Khi bạn đi siêu thị, hãy thử mua trái cây và rau quả không có bao bì. Chuối không cần cho vào khay nhựa với bọc nhựa xung quanh chúng. Hãy tìm những lựa chọn thay thế cho các mặt hàng thực sự bị đóng gói quá mức."
 
Chiến dịch “Không mua gì” trong tháng 10 cũng khuyến khích mọi người xem xét sản lượng chất thải tổng thể của gia đình, không chỉ riêng chất thải thực phẩm và đồ uống.

Thay vì việc mua đồ mới, chúng ta có thể mua sắm quần áo và đồ gia dụng tại các cửa hàng bán đồ cũ, sửa chữa quần áo và thiết bị cũ thay vì thay thế chúng, và thuê trang phục hoặc các bộ quần áo trong những dịp đặc biệt thay vì mua đồ mới.


Share