Cha mẹ nói với con về đại dịch coronavirus như thế nào?

children masks coronavirus

Source: SONNY TUMBELAKA/AFP via Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các chuyên gia đang kêu gọi người lớn hãy có sự chuẩn bị cẩn thận khi nói về COVID-19 cho trẻ em, để không khiến chúng quá lo lắng. Làm sao cho trẻ hiểu phải cách ly với mọi người, hạn chế giao tiếp xã hội, tránh gặp gỡ ông bà?


Tại Úc, các chuyên gia sức khỏe tâm thần cho biết cha mẹ có thể sử dụng một số chiến lược để giảm bớt lo lắng của trẻ em về coronavirus.

Giáo sư Jennie Hudson là Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Cảm xúc tại Khoa Tâm lý học thuộc Đại học Macquarie.

Bà nói rằng một trong những điều chính mà cha mẹ có thể làm là bình tĩnh vì trẻ nắm bắt được cách phản ứng với các tình huống từ chính cha mẹ.

Giáo sư Hudson cho biết cũng có một số cách người lớn có thể nói chuyện với trẻ em ở các độ tuổi khác nhau về đại dịch, trước tiên bằng cách hỏi họ con những gì con biết về virus.

"Tôi nghĩ cha mẹ nên hỏi con cái mình, 'con nói cho cha mẹ biết con hiểu gì về coronavirus? Con đã biết gì chưa?'. Điều đó giúp cho cha mẹ hiểu con họ thực sự biết về virus đến đâu. đứa trẻ sẽ nói với bạn những từ ngữ mà chúng hiểu và chúng đang sử dụng, do đó bạn có thể chọn cách diễn đạt phù hợp.

Mức độ thông tin mà bạn đưa ra cũng sẽ khác. Ví dụ, một đứa trẻ năm tuổi chỉ cần thông tin rất cụ thể về thực tế là chúng cần rửa tay, cung cấp cho chúng thông tin đó, bảo đảm các con làm đúng và một vài kiến thức căn bản. Tôi nghĩ đó là điều thực sự quan trọng, đây chỉ là một khủng hoảng tạm thời."

Giáo sư Hudson nói việc các bậc cha mẹ khuyến khích suy nghĩ thực tế về những gì đang xảy ra là điều quan trọng, nhưng trẻ em cũng cần biết rằng việc hạn chế các giao tiếp xã hội sẽ không diễn ra mãi mãi.

Giáo sư Hudson cho biết thảo luận về virus cũng là một cơ hội tốt để dạy trẻ em, đặc biệt là những trẻ lớn hơn một chút về sự không chắc chắn trong cuộc sống và làm thế nào chúng ta đối phó với hoàn cảnh không biết điều gì sẽ xảy ra.
Nếu chúng ta xem đi xem lại các tin tức giật gân, chúng có thể có hại. Nhưng nếu chúng ta đọc các tin tức chính xác và không quá kịch tính, giật gân, câu khách, tôi nghĩ rằng điều này có thể hữu ích cho trẻ em.
Bà nói rằng đây là một cách tiếp cận tốt hơn là trấn an trẻ em quá mức với những tuyên bố như 'không có gì phải lo lắng'. Theo bà, sự thật là không ai có thể bảo đảm rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Khi trẻ em lo ngại về sự thiếu hụt hàng hóa trong siêu thị, Giáo sư Hudson nói rằng đây là cơ hội để giải thích Úc may mắn như thế nào so với các quốc gia khác, có thể đề cập rằng người thổ dân bản địa sống ở Úc hàng chục ngàn năm mà không có siêu thị.

Khi những tin tức về COVID-19 tràn nhập trên truyền thông, Giáo sư Hudson nói rằng các bậc cha mẹ cần thận trọng về mức độ và loại tin tức mà con cái họ đang tiếp cận và hạn chế thời gian trẻ em sử dụng các phương tiện trực tuyến mà không có sự giám sát của cha mẹ ở mọi lứa tuổi.

"Chúng ta đều không muốn bảo vệ trẻ quá mức khỏi những thông tin này, điều quan trọng là chúng nhận được thông tin nào là chính xác, rõ ràng về những gì đang diễn ra, đừng xem tin tức tiêu cực quá mức. Nếu chúng ta xem đi xem lại các tin tức giật gân, chúng có thể có hại. Nhưng nếu chúng ta đọc các tin tức chính xác và không quá kịch tính, giật gân, câu khách, tôi nghĩ rằng điều này có thể hữu ích cho trẻ em. Cả gia đình có thể cùng thảo luận nhưng hạn chế nó, chúng ta chỉ thực sự cần đọc tin tức mỗi ngày một lần thôi."

Trẻ em cũng có thể phải đối diện với căng thẳng về việc không được gặp ông bà thường xuyên.

 Giáo sư Hudson nói rằng chúng ta có thể giảm bớt căng thẳng bằng cách giải thích cho trẻ em tại sao cần phải giữ khoảng cách với người cao niên, cách chúng có thể giữ liên lạc với ông bà thông qua các phương tiện khác.

Jessica là một cố vấn tại Kids Helpline, dịch vụ tư vấn trực tuyến và qua điện thoại miễn phí dành cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-25 tuổi.

Cô cho biết trong tháng ba, dịch vụ đã có hàng trăm liên hệ từ những người trẻ tuổi, trong đó thanh thiếu niên tỏ ra quan tâm đến COVID-19 và tác động của nó đối với gia đình, bạn bè và thay đổi thói quen trong cuộc sống của các em.

Cô nói rằng một số trẻ em lo lắng hơn những đứa trẻ khác, vì chúng có các kỹ năng và khả năng khác nhau để đối phó với căng thẳng.

"Một số trẻ cảm thấy thực sự thoải mái với những thay đổi diễn ra xung quanh và điều đó sẽ không làm chúng bối rối. Gần như chúng sẽ không chú ý đến những gì đang xảy ra xung quanh. Nhưng chắc chắn có những đứa trẻ sẽ nhận thấy sự thay đổi. Một số trẻ đối phó với nỗi sợ hãi bằng cách tức giận. Một số khác rơi vào khủng hoảng và hướng nội. Vì vậy, người lớn cần nhận thấy những thay đổi đó và có những cuộc trò chuyện bình tĩnh với con”.

Giáo sư Hudson cũng đề nghị nếu trẻ em ở nhà cách ly, cha mẹ cần thiết lập một thói quen phù hợp với cả gia đình.

Share