Mái ấm gia đình: Cha mẹ cùng con vượt qua 'áp lực cuộc sống'

ngoc.jpg

Coach Anna Ngoc Le cùng chồng và con gái.

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cha mẹ thường được khuyến khích hỏi thăm cảm xúc của con, khuyên con mạnh dạn chia sẻ mọi buồn vui với cha mẹ, lắng nghe tâm sự của con... Nhưng ít khi nào chúng ta nghĩ đến chiều ngược lại. Tại sao cha mẹ không thể mạnh dạn nói với con về cảm xúc, nỗi buồn đau, những khó khăn hay sức khỏe tâm thần của mình, để tìm kiếm sự cảm thông, an ủi từ con…


Đôi dòng về khách mời:
là mẹ của một công chúa 8 tuổi. Hôn nhân hạnh phúc với ông xã và gia đình hai bên, dẫu khác biệt về văn hóa, gieo trong cô hạt giống của bình an nội tâm và niềm tin vào sức mạnh gia đình trước bão táp của cuộc sống.

Coach Anna theo đuổi con đường kiến tạo môi trường thành công cho những lãnh đạo hướng tới cuộc sống như ý về mọi khía cạnh trong cuộc sống. Từ trăn trở của bản thân muốn làm vợ làm mẹ mà vẫn đóng góp giá trị cho xã hội, Coach Anna đã trải qua quá trình học hỏi phát triển không ngừng trong suốt hành trình trưởng thành từ Việt Nam đến Úc.

Tốt nghiệp thạc sĩ Master of Development Planning tại University of Queensland, nhưng cô tìm thấy niềm hạnh phúc trong việc kinh doanh với mục đích đào tạo dành cho các nhà lãnh đạo và các cá nhân muốn phát triển bản thân toàn diện.
——————

Chịu trách nhiệm với cảm xúc của mình

Coach Anna Ngọc Lê (Melbourne) chia sẻ cảm xúc là một phần của con người. Có hơn 34000 cảm xúc tồn tại mà khoa học tâm lý gọi tên được. Nhà Phật gọi cảm xúc là 8 muôn 4 ngàn (84,000) bong bóng ảo giác.

Đã là con người ai cũng có, các con có và cảm nhận được cảm xúc, chỉ chưa biết gọi tên và trao đổi cho cha mẹ hiểu. Vai trò của cha mẹ và thầy cô là hiểu gọi tên được cảm xúc và nhận thức của chính mình, truyền thông cho con hiểu mình, cũng như giúp cho con hiểu được chính con.

 “Con gái của mình được học về nhận dạng cảm xúc từ mẫu giáo lúc 3, 4 tuổi đến giờ, nên con nhận dạng và hiểu ý nghĩa của cảm xúc thông qua các màu sắc khác nhau. Thông qua việc xem phim ‘Inside out”, con cũng chia sẻ cảm xúc qua các nhân vật và màu sắc.
Vai trò làm mẹ của mình là giúp con chủ động và chịu trách nhiệm với mọi cảm xúc của mình, không phải do ai, không phải lỗi của bất kỳ ai. Từ đó, giúp con cùng tận hưởng cảm xúc tích cực, và giúp giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng những cái ôm, hay nắm chặt tay nhau.
Coach Anna Ngoc Le
Giúp nhau dừng lại để nhớ ra là mục đích của các mối quan hệ trên đời này là lắng nghe nhau, học hỏi lẫn nhau, yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu để kết nối tương trợ nhau cùng phát triển.

"Mẹ con mình thường nhắc nhau nhớ, trong những tình huống cảm xúc giận dữ hay buồn bực xảy ra, hơn 70% là do đói, buồn ngủ, mệt về thể chất…

Do đó, ăn uống cái gì một chút trước, mở nhạc lên, hay đi tắm một cái cho tỉnh táo, hay nằm nghỉ một chút… thân thể có sinh lực và năng lượng, thì vịêc to thành việc nhỏ. Cả nhà mình chọn vui vẻ, yêu thương và hạnh phúc hay chọn gây gỗ và chọn ai thắng ai thua?", coach Anna chia sẻ.

Coi sự giận dữ, buồn bã, đau khổ bực tức cũng quan trọng như niềm vui. Yêu thương, ôm ấp và trân trọng mọi cảm xúc, học cách đối diện với cảm xúc của mình và không che giấu, hay kiềm nén không đúng cách. Từ đó biết cách điều tiết cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh.

Có nên chia sẻ với con về cảm xúc tiêu cực của cha mẹ không?

Cảm xúc của cha mẹ có thể ảnh hưởng lớn tới con cái. Rõ ràng cha mẹ hạnh phúc sẽ mang lại cho con năng lượng, tình yêu và sự bình an.

Tuy nhiên, cuộc sống có rất nhiều thăng trầm và chúng ta không phải lúc nào cũng vui vẻ. Khi những mâu thuẫn trong công việc, đồng nghiệp, gia đình, thậm chí tài chính ập đến thì áp lực là điều không thể tránh khỏi.

Sẽ không đơn giản cho bố mẹ khi đang mệt mỏi nhưng vẫn phải tỏ ra vui cười với con cái. Có nên chia sẻ với con về cảm xúc tiêu cực của cha mẹ không?

"Anna cho rằng ai cũng có lý lẽ để tin rằng nên chọn theo cách riêng của mình là đúng. Mình quan sát thấy có nhiều cha mẹ sẽ chọn giấu đi những gì cha mẹ đối mặt, để giữ cho con cái mình ít bị ảnh hưởng nhất.

Con cái giúp cho cha mẹ trưởng thành, học làm người. Con cái là lý do để cha mẹ nỗ lực phát triển không ngừng để đủ sức dẫn dắt con đến thành công và hạnh phúc hơn mình. Cha mẹ nào cũng kỳ vọng “con hơn cha là nhà có phúc” thế hệ sau thịnh vượng hơn thế hệ trước.
Một phần vai trò của cha mẹ là giúp con hiểu, gọi tên được cảm xúc và nhận thức của chính mình. Cha mẹ hiểu chính mình có thể giúp con hiểu chính con. Khi đó truyền thông đôi bên thấu hiểu, chấp nhận và gắn kết cảm xúc
Coach Anna Ngoc Le
Cha mẹ tầng lớp trung lưu có học thức rất nhiều, đôi khi rất hoang mang bối rối khi làm cha mẹ cảm thấy quá sức, không thể giữ vững cho môi trường tích cực cho con.

Tin vui là có cách để hướng tới cuộc sống gia đình hạnh phúc hòa hợp, gắn kết yêu thương, là nơi mà con cái hàng ngày trở về tìm trạng thái thoải mái toàn diện, về thể chất, tinh thần và xã hội, dù cho hoàn cảnh bên ngoài có thể nào.

Để đạt được trạng thái thoải mái toàn diện, tức là cuộc sống ngập tràn ánh sáng an vui, tích cực và nhiều niềm tin hi vọng, chúng ta có thể học tập để có những cách tư duy mới, cách nhận thức giúp mình đứng trên mọi vấn nạn phát sinh. Cuộc sống cá nhân và gia đình mình chính là sản phẩm của quá trình học tập hoàn hiện phát triển cách tư duy của mình.
ngoc 3.jpg
"Vai trò của cha mẹ và thầy cô là hiểu gọi tên được cảm xúc và nhận thức của chính mình, truyền thông cho con hiểu", Coach Anna Ngoc Le.

'Thắp sáng thay vì lấy hết bóng tối'

Cùng là việc sinh con nuôi con, có người luôn vui vẻ nhẹ nhàng mà con cái đều nên người, có người khóc lên khóc xuống, lên bờ xuống ruộng lo lắng mà con cái không phát triển. Vấn nạn như nhau, nhưng cách đối diện vấn đề của mỗi người là khác nhau, tùy vào hiểu biết và nhận thức của mỗi người.

Có một nguyên lý mà Coach Anna Ngọc muốn chia sẻ là nguyên lý ánh sáng.

"Có căn phòng tối. Khi có căn phòng tối, muốn sáng lên thì ta làm gì? Có nên lấy hết bóng tối ra hay là thắp sáng căn phòng lên sẽ đơn giản hơn? Khi Anna hỏi con cái câu này, cô bé trả lời ngay là bật đèn lên, mở cửa ra cho sáng, mang ánh sáng vào phòng đơn giản hơn nhiều. Giả sử có thể lấy hết bóng tối ra, bóng tối khác tràn vào thì sao? Ta lại suốt đời nỗ lực lấy bóng tối ra...

Tuy nhiên trong cuộc sống mình quen tìm cách giải quyết vấn nạn bằng cách lấy bóng tối ra. Gặp chuyện gì là rối lên, rồi tìm cách lấy vấn đề đó ra. Hết vấn đề này lại đến vấn đề khác tới.

Có cách đơn giản hơn là mang ánh sáng vào. Giữ cho căn nhà của mình sáng, mọi thành viên cùng hiểu biết và giữ cho ánh sáng tràn ngập căn nhà, thì bóng tối không thể vào được. Nếu có bóng tối vấn nạn, thì cùng nhau thắp sáng lên", Coach Anna nói với SBS.

Mời quý vị nhấn vào audio để nghe toàn bộ phỏng vấn với khách mời.
Đón nghe trên SBS Radio mỗi tối thứ Ba hàng tuần lúc 8.30 PM.

Khóa chia sẻ K03: Thấu hiểu bản thân - sống đời như ý. Tham gia nhóm tại đây:

Share