Cao huyết áp giấu mặt, nguyên nhân gây chết người

Health, blood pressure,

A GP checks a patient’s blood pressure Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hàng ngàn người Úc có thể bị cao huyết áp mà không biết, mặc dù họ đã được kiểm tra tại bác sĩ gia đình của mình. Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra xét nghiệm hiện tại về cao huyết áp có thể không chính xác.


Ông Rick Talbot, 70 tuổi, đã gặp một số vấn đề về sức khỏe trong cuộc sống của mình.

Ông đã trải qua phẫu thuật ba lần và bị đột quỵ.

Ông nội của ông qua đời ở tuổi 59 và cha ông qua đời vì bị trụy tim ở cùng độ tuổi.

Với tất cả những điều đó trong tâm trí, ông không nghĩ rằng mình có nhiều cơ hội sống và phải thay đổi.

"Ở tuổi 62, cha tôi đã chết với một cốc bia trên tay. Tôi nghĩ rằng tôi không muốn kết thúc cuộc đời như ông nội và cha của mình. Đó là khoảng thời gian tôi bắt đầu xem xét sức khỏe." 

Ông Talbot đã tiếp tục theo dõi chặt chẽ huyết áp của mình với tiền sử bệnh tật của gia đình.

Một nghiên cứu mới cho thấy nhiều người Úc bị huyết áp cao mà không hề hay biết.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Tim mạch và tiểu đường Baker trong khoảng thời gian 12 năm, cho thấy gần 1/5 số người mắc bệnh được gọi là huyết ap cao giấu mặt.

Nhà nghiên cứu tại viện, Giáo sư Geoff Head, cho biết điều đó có nghĩa là tình trạng bệnh có thể không được chẩn đoán.
Huyết áp của họ cao trong cuộc sống bình thường hàng ngày, đó là những gì họ đo được. Nhưng khi họ đến phòng khám và đo huyết áp thì nó tương đối bình thường hoặc dưới ngưỡng được xếp vào loại huyết áp cao. Và con số này là khoảng 1/5.
Giáo sư Head cho biết thông thường họ dự đoán khoảng một phần ba dân số Úc bị huyết áp cao, nhưng theo dõi 24 giờ cho thấy rằng chỉ có khoảng 43% số người.

Hiện tượng này được gọi là “cao huyết áp giấu mặt” có nghĩa là các chỉ số huyết áp cho thấy bình thường khi ở phòng khám của bác sĩ nhưng lại dao động sau khi rời khỏi đó, trong thời gian tiến hành các hoạt động thường nhật.

Theo đó, người có huyết áp cao giấu mặt có nguy cơ cao với các bệnh tim mạch.

Ông cho biết việc sử dụng thiết bị theo dõi 24 giờ cho nghiên cứu cung cấp một cách chính xác hơn để kiểm tra huyết áp của một người.

Giáo sư Head cho biết có thể có những hạn chế đối với thử nghiệm được thực hiện bởi bác sĩ gia đình ở địa phương của bạn.

Khi tình trạng này có liên quan đến tử vong do đau tim và đột quỵ, ông nói rằng việc đọc huyết áp đúng cách rất quan trọng.

"Các yếu tố nguy cơ khác như có người thân bị cao huyết áp hoặc bị trụy tim qua đời sớm, bạn có thể bị di truyền. Do đó, tùy thuộc vào yếu tố này mà nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên nếu bạn bị huyết áp cao nữa."

Nhưng với chi phí khoảng 120 đô la và không được Medicare hoàn lại, nhiều người quyết định không làm xét nghiệm.

"Rào cản lớn đối với việc sử dụng kỹ thuật này là chi phí cho bệnh nhân. Rất nhiều người đang phải vật lộn để có tiền thực hiện xét nghiệm và đây là điều mà chính phủ nên hoàn trả."

Giáo sư Head cùng với một số bác sĩ khác đã làm đơn xin phép xét nghiệm này được chính phủ trợ cấp. Nhưng ít nhất phải cần 12 tháng nữa.

Ông Talbot nói rằng tất cả mọi người nên làm xét nghiệm, nó có thể là một chiếc phao cứu sinh.

"Nó cho bạn biết thông tin mà bạn cần. Thông tin là nguồn gốc của cuộc sống và nếu bạn không làm điều đó thì bạn là một kẻ ngốc."

Share