Cáo buộc Hy Lạp đẩy người tầm trú trở lại biển

Migrants arrive on a dinghy on the Greek island of Lesbos

Migrants arrive on a dinghy on the Greek island of Lesbos Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu cho biết chính phủ Hy Lạp phải ngăn chặn việc trục xuất bất hợp pháp những người di cư đến biên giới của đất nước. Các nhóm nhân quyền cáo buộc rằng hàng nghìn người xin tị nạn ở châu Âu đã bị đẩy lùi khỏi Hy Lạp trước khi có cơ hội nộp đơn xin tị nạn. Hy Lạp phủ nhận các cáo buộc trên.


Những súng được bắn xuống mặt nước.

Người bị đánh đập, bị đưa xuống những chiếc xuồng không động cơ và bị đẩy ra khỏi vùng biển châu Âu.

Đó là một số trong các tố cáo đối với lực lượng tuần duyên Hy Lạp tuần tra hải phận giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Chinda đến từ Cameroon đã ở trên một chiếc xuồng ba mảnh mong manh chở đầy những người xin tị nạn, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.

Kể lại việc họ đã bị bốn thuyền của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hy Lạp bao vây ngoài khơi đảo Kos, vào ngày 10 tháng 6 như thế nào.

"Họ hỏi chúng tôi tại sao chúng tôi không xin thị thực trước khi nhập cảnh. Chúng tôi giải thích rằng chúng tôi đã bỏ trốn khỏi đất nước, không có cách nào để có được thị thực khi bạn bỏ trốn như vậy. Với chiến tranh ở quê nhà và nhiều vấn đề khác việc xuất cảnh của chúng tôi là bất hợp pháp. Họ xúc phạm chúng tôi, họ làm dấu thánh giá. Anh ta bảo chúng tôi cút con mẹ mày đi nếu còn quay lại, họ sẽ giết chúng tôi. "

Cả nhóm sau đó bị đẩy ra khỏi hải phận và sa họ được Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ giải cứu.

Nếu bạn đi dọc theo bờ biển, bạn có thể nhìn thấy những mảnh vỡ của chiếc thuyền đã đưa những người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ vượt biên sang Hy Lạp.

Những chiếc thuyền bị đánh chìm này hẳn đã đưa những người vượt biên đó sẽ ẩn trong rừng, ngay sau khi họ vào được vùng biển an toàn.

Người ta cáo buộc rằng một số người trong số những người dẫn đường đưa họ vào bờ, còn lâu mới bị xử lý và dù họ có quyền được xin tị nạn thế nhưng trên thực tế họ đang bị đẩy trở ra biển về lại phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Najma từ Syria đã cập bờ đảo Rhodes vào tháng 7 năm ngoái.

Cô nói rằng cô và hai con trai của mình cùng với một nhóm lớn những người xin tị nạn, đã bị đẩy trở lại biển

"Họ đưa chúng tôi lên xe buýt và đưa chúng tôi đến một cảng quân sự sau đó đưa chúng tôi lên thuyền. Lúc đó là khoảng 8 giờ tối; có cảnh sát mặc áo xanh đen và biệt kích bịt mặt. Tôi chỉ có thể nhìn thấy đôi mắt, họ được trang bị vũ khí. Chúng tôi được đưa đến một địa điểm nào đó vào khoảng quá nửa đêm. Họ đưa tất cả chúng tôi vào một chiếc thuyền. Sau đó, chúng tôi nhận ra rằng mình đang ở trong vùng biển của Thổ Nhĩ Kỳ. "

Najma cáo buộc rằng con trai 12 tuổi của cô đã bị ném từ một chiếc thuyền của Hy Lạp vào một chiếc xuồng ba lá một cách thô bạo, và có lúc bị kẹt giữa hai chiếc thuyền.

Những cảnh tương tự lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm khác, dọc theo bờ biển trên các hòn đảo khác của Hy Lạp.

Các nhà quan sát nói rằng những gì bạn thực sự nhận được từ mọi người không phải là nỗi sợ hãi mà họ đã trải qua mà là niềm vui tuyệt đối khi đến được châu Âu.

Kể từ khi hàng nghìn người xin tị nạn đến các hòn đảo của Hy Lạp sáu năm trước, tình cảm đối với những người di cư ở Liên minh châu Âu đã trở nên cứng rắn hơn.

Và Brussels bị cáo buộc làm ngơ trước các vụ lạm dụng, bởi vì Hy Lạp đang giúp ngăn người di cư tiến vào EU.

Các thuyền biên phòng E-U trong khu vực đã bị cáo buộc đồng lõa trong việc đẩy lùi dòng người tầm trú.

Nhưng giờ đây, Cao ủy Nội vụ EU, Ylva Johansson, đã nói với BBC rằng những hành động chống lưng phải dừng lại.

"Tôi nghĩ đây là những vi phạm các giá trị cơ bản của châu Âu. Khi chúng ta bảo vệ biên giới của mình tức là chúng ta bảo vệ các giá trị của mình. Nó không thể là sự mâu thuẫn giữa các điều đó. Tại sao chúng ta tự hào là người châu Âu? Tại sao Liên Minh Châu Âu là nơi mà rất nhiều người muốn sinh sống? Đó là vì giá trị của chúng ta, vì chúng ta đang bảo vệ các quyền cơ bản. Và đó là lý do tại sao chúng ta không thể để các vi phạm các quyền cơ bản đang diễn ra mà không có phản ứng thích hợp cái đó."

Bộ di trú và tị nạn Hy Lạp từ chối phỏng vấn về câu chuyện này.

Athens đã nhiều lần phủ nhận các cuộc thuyền ra biển đang diễn ra.

Nhưng những lời từ chối chính thức có thể không còn đủ nữa, nếu EU thực hiện đúng lời hứa về việc chấm dứt ngược đãi ở biên giới của mình.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share