Cảnh cáo nghiêm khắc về tình trạng kinh tế toàn cầu

Streets vendors and shoppers wearing masks

Streets vendors and shoppers wearing masks amid the spread of the new coronavirus fill a street in Lima, Peru Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các cảnh cáo mạnh mẽ về tình trạng kinh tế của toàn cầu và liệu việc cách ly sớm tại Anh quốc có làm giảm bớt phân nửa số tử vong vì coronavirus hay không? Tin tức về dịch bệnh coronavirus diễn ra trên thế giới được cập nhật sau đây.


Viễn tượng kinh tế thế giới được xem là u tối, trong một phúc trình mới của diễn đàn kinh tế toàn cầu, đó là Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế, gọi tắt là OECD.

Phúc trình tiên đoán kinh tế thế giới sẽ co lại, ít nhất là 6 phần trăm.

Trong số các quốc gia phát triển, Anh quốc bị xem là bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bản phúc trình cho biết, sự phục hồi toàn cầu dường như sẽ chậm chạp và không chắc chắn, đó là chưa kể khả năng có một đợt lây nhiễm coronavirus thứ hai.

Tổng thư ký OECD là ông Jose Angel Gurria Trevino giải thích.

“GDP trên toàn cầu sụt giảm 6 phần trăm mà chúng ta dự tính trong năm 2020, đó là trường hợp mà không có đợt hai của dịch bệnh bùng phát".

"Trong trường hợp đó, nó sẽ khiến cho GDP toàn cầu có thể vượt quá 7.5 phần trăm và chúng ta sẽ thấy có khoảng 40 triệu người thất nghiệp”, Jose Angel Gurria Trevino.

Trong khi đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cảnh cáo trận đại dịch chưa hề kết thúc.

Giám Đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO là tiến sĩ Mike Ryan, cho rằng đại dịch vẫn còn biến chuyển.

"Mỗi quốc gia có sự kết hợp về rủi ro và cơ hội vào thời điểm này, chuyện này tùy thuộc vào nhà cầm quyền nước đó cẩn thận xem xét đến họ đang ở giai đoạn nào của đại dịch".

"Trận đại dịch ảnh hưởng đến toàn thế giới, thế nhưng nó ảnh hưởng đến mỗi quốc gia một cách khác nhau, tùy thuộc khi nào dịch bệnh xảy đến, tùy thuộc vào phản ứng ban đầu, cũng như dịch bệnh biến chuyển ra sao vào lúc này".

"Nếu chúng ta nhìn vào các con số trong những tuần lễ vừa qua, thì đại dịch này vẫn còn biến chuyển”, Mike Ryan.

Trong khi đó, vị cố vấn cho chính phủ Anh quốc vào lúc đại dịch xảy ra nói rằng, việc thi hành biện pháp đóng cửa nếu xảy ra sớm hơn một tuần lễ, thì có thể cứu mạng hơn phân nửa số tử vong.

Được biết Anh quốc có số tử vong do dịch bệnh đứng hàng thứ hai trên thế giới, với hơn 40 ngàn người.

Giáo sư Neil Ferguson, người đã buộc phải từ chức khỏi nhóm cố vấn cho chính phủ, sau khi vi phạm việc giữ khoảng cách xã hội, nói chuyện với các dân biểu.

“Đại dịch gia tăng cường độ gấp đôi mỗi 3 hay 4 ngày, trước khi có các biện pháp đóng cửa, vì vậy nếu chúng ta đưa ra việc đóng cửa sớm hơn một tuần lễ thì chúng ta có thể giảm bớt số tử vong ít nhất là một nửa”, Neil Ferguson.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng kêu gọi Pakistan hãy thi hành việc đóng cửa trong 2 tuần lễ.

Quốc gia này chứng kiến số tử vong gia tăng và các trường hợp nhiễm bệnh mới, kể từ khi dỡ bỏ các hạn chế.

WHO cũng cảnh báo rằng, virus hiện lây nhiễm đặc biệt tại nhiều khu vực ở Trung và Nam Mỹ.

Bà Carissa Etienne là người đứng đầu tổ chức y tế Liên Mỹ nói rằng, Coronavirus hiện tiến triển mãnh liệt tại các nước như Brazil và Peru, cũng như gia tăng tại các nước mà trước đó mớc lây nhiễm bị hạn chế.

“Các trường hợp lây nhiễm hiện gia tăng tại Mexico, Panama và Costa Rica, khi chúng ta chứng kiến mức lây nhiễm tăng nhiều ở biên giới của Nicaragua".

"Tại Caribbean, các trường hợp cũng gia tăng tại Haiti và sau hơn một tháng chẳng có trường hợp nào mới, Surinam báo cáo sự gia tăng trong tuần qua”, Carissa Etienne.
"Vào cuối tuần này, các trường học sẽ tiến hành việc thi tốt nghiệp và dỡ bỏ một phần các giới hạn vào ngày 1 tháng 7 sắp tới”, Josep Borell.
Còn các viên chức tại thủ đô Moscow của Nga loan báo, có hơn 5 ngàn cái chết do coronavirus gây ra, hồi tháng qua.

Thị trưởng Moscow là ông Sergey Sobyanin cho biết, virus gây ra cái chết khoảng 2700 người.

“Theo các dữ kiện sơ khởi, đã có 5200 người chết trong tháng 5 do COVID-19, bao gồm 2700 trường hợp mà nguyên nhân chính gây ra cái chết là COVID".

"Chúng ta đếm những người bị xác định nhiễm coronavirus và những người có các triệu chứng dịch bệnh rõ ràng. Chúng ta làm điều này phù hợp với các khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO”, Sergey Sobyanin.

Trong khi đó, các quốc gia trong Liên Âu hiện được khuyến cáo nên cho phép khách du lịch đến thăm vào tháng tới, vốn đã bị ngăn cấm từ giữa tháng 3.

Người đứng đầu ngành ngoại giao của Liên Âu là ông Josep Borell cho biết, hầu hết biên giới bên ngoài của Âu Châu sẽ mở cửa lại vào cuối tháng 6 và các hạn chế khác nên được mở lại từ từ.

“Danh sách các hạn chế đi lại tạm thời tại các biên giới với bên ngoài, sẽ diễn ra vào giai đoạn 2".

"Vào cuối tuần này, các trường học sẽ tiến hành việc thi tốt nghiệp và dỡ bỏ một phần các giới hạn vào ngày 1 tháng 7 sắp tới”, Josep Borell.

Liên Âu cũng cho biết các đại doanh nghiệp như Facebook, Google và Twitter cần gia tăng nỗ lực để chống lại việc loan tin giả về Covid-19.

Các viên chức cho biết, việc loan tin thất thiệt có thể phá hoại những đáp ứng của ngành y tế công cộng và có thể gây chết người.

Các công ty được yêu cầu, hãy cập nhật hoạt động của họ hàng tháng.

Quí vị có thể cập nhập tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/ coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share