Căng thẳng về tài chính là lo nghĩ trước tiên của người dân Úc

hardship

Office stress stock in Sydney, Tuesday, March 26, 2013. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà nghiên cứu hàng đầu tìm thấy có gần 12 triệu người Úc đã quan tâm sâu xa về tình trạng tài chính của họ, do hậu quả của đại dịch coronavirus. Những nhà hoạt động và lãnh đạo cộng đồng hoan nghênh các biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế hiện nay, thế nhưng họ kêu gọi cần nêu rõ các biện pháp này được áp dụng trong thời gian bao lâu và một số kế hoạch nên được áp dụng thường trực.


Đại dịch coronavirus hiện gây khó khăn cho cuộc sống của người dân trên toàn quốc Úc, với nhiều người mất việc hay lợi tức bị sụt giảm.

Hàng triệu người cảm thấy choáng ngợp, kinh ngạc và lo lắng về tương lai công việc của mình.

Trung tâm về Hậu quả Xã hội đã ban hành một chính sách mới đối phó với COVID-19, về tình trạng tài chính cuà cộng đồng nước Úc.

Họ tìm thấy hàng triệu người đau khổ về mặt tài chính lẫn tâm lý và trong khi sự đáp ứng của chính phủ cho đến nay đã bảo vệ được nhiều người Úc gặp khó khăn và nguy hiểm, thì vẫn còn có những chuyện cần được cải thiện.

Hội đồng các Dịch vụ Xã hội với chủ tịch là bà Cassandra Goldie cho biết, cuộc sống mọi người đang gặp nguy hiểm và không ai tại Úc nên bị bỏ mặc cả.

“Nhiều người được xác định là gặp nguy cơ rất cao về mặt tài chính. Đặc biệt là những người có visa tạm thời, họ bị bỏ rơi, không được hưởng các hỗ trợ về lợi tức hay chăm sóc y tế".

"Có những câu chuyện đau nhói con tim, của những người không có thực phẫm trong một số ngày, họ bị bỏ mặc mà chính phủ hy vọng họ sẽ có thể tự chăm sóc cho chính mình".

"Các chính phủ phải hiểu biết rằng, chúng ta cần các bảo vệ căn bản về mặt xã hội, hỗ trợ lợi tức và chăm sóc y tế, cũng như nhà cửa cho mọi người. Chúng ta đều biết quí vị gặp nhiều nguy cơ cao độ”, Cassandra Goldie .

Các chuyên gia cho rằng nước Úc hiện tiến vào giai đoạn suy thoái sâu rộng hơn, những gì trông thấy hồi thập niên 1980 hay 1990.

Mức độ thất nghiệp gia tăng từ 5,2 phần trăm hồi tháng 3, lên đến 7,1 phần trăm vào tháng 5.

Các con số này không kể đến các công nhân, hiện nhận được hỗ trợ Jobkeeper.

Nếu tính cả những người này, thì mức thất nghiệp lên đến 9,5 phần trăm trong tháng 4 và 8,2 phần trăm trong tháng 5.

Bà Goldie nói rằng, dịch vụ xã hội hoan nghênh các kế hoạch hỗ trợ như JobKeeper và JobSeeker, thế nhưng cần phải minh bạch và bảo đảm rằng việc hỗ trợ sẽ tiếp tục, cũng như sẽ không đảo ngược vào bất cứ lúc nào.

“Chúng tôi hoan nghênh việc tăng gấp đôi số tiền chi trả Jobseeker, vì chỉ trả 40 đô la một ngày quả là tàn ác, trước khi cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra".

"Có 1,6 triệu người lo lắng, liệu chính phủ có cắt giảm những người hưởng JobSeeker xuống còn 40 đô mỗi ngày nữa hay không".

'Chúng ta muốn chính phủ giữ nguyên mức gia tăng cho Jobseeker, để giúp họ tin tưởng và thanh thản đầu óc một chút”, Cassandra Goldie.
"Vì vậy đối với các gia đình, họ phải rút tiền tiết kiệm để tiếp tục trang trải các khoản chi trả khác nhau”, Jeremiah Brown.
Còn phúc trình của đại học New South Wales cũng tìm thấy giờ làm việc hàng tháng cho mọi công việc giảm từ 9,5 phần trăm từ tháng 3 sang tháng 4 và không được hồi phục vào tháng 5.

Đây là điểm đáng kể hơn những lần suy thoái trước, khi số giờ chỉ giảm xuống 6 phần trăm mà thôi.

Trưởng toán nghiên cứu là tiến sĩ Jeremiah Brown cho rằng, điều này được mọi gia đình tại Úc cảm nhận được khi phải tiếp tục mang nợ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

“Khoảng 30 phần trăm gia đình Úc có tiền tiết kiệm dưới một tháng trước khi xảy ra đại dịch, vì vậy khi chúng ta bị sốc kinh tế, việc hấp thụ điều đó theo thời gian trở nên khá khó khăn đối với những hộ gia đình có mức tiết kiệm tương đối thấp".

"Đó là việc hỗ trợ cho rất nhiều người thực sự khá quan trọng, đặc biệt vớ những gia đình dễ bị tổn thương nhất, việc tăng JobSeeker cho những người đủ điều kiện tham gia là rất quan trọng”, Jeremiah Brown.

Cũng có các hy vọng cho rằng, mức độ căng thẳng cho tiền nhà trả góp sẽ vượt quá những gì được trông thấy, trong cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu năm 2007 và những người đã trải qua những căng thẳng trực tiếp nhất, là các gia đình thuộc giúi trung lưu.

Tiến sĩ Brown cho biết, việc này là do các hỗ trợ của chính phủ ít hơn là lợi tức thường xuyên của mọi người.

“Việc hỗ trợ qua trợ cấp Jobseeker cho những người đó rất hữu ích, thế nhưng đối với nhiều người khác, nó hoàn toàn không thể thay thế cho lương bổng được".

"Vì vậy đối với các gia đình, họ phải rút tiền tiết kiệm để tiếp tục trang trải các khoản chi trả khác nhau”, Jeremiah Brown.

Trong khi đó, tổ chức Anglicare mới đây cảnh cáo rằng việc cắt giảm hay sửa đổi trợ cấp JobSeeker có thể gây khó khăn nhiều hơn cho các gia đình trên khắp nước Úc.

Họ cho biết, có 2 phần 3 những người đến xin từ thiện giúp đỡ trước khi đại dịch xảy ra là những người thất nghiệp và mọi người thường dè sẻn thực phẩm và thuốc men cũng như tận dụng món tiền trợ cấp cho đến đồng bạc cuối cùng.

Nếu quí vị biết ai lâm vào cảnh khó khăn tài chính, xin vào trang mạng www.moneysmart.gov,au hay gọi số điện thoại trợ giúp toàn quốc 1800 007 007.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share