Cần có kế hoạch dài hạn đối phó với nạn bạo hành gia đình

The Colosseum is lit up in red to mark International Day for the Elimination of Violence against Women

The Colosseum is lit up in red to mark International Day for the Elimination of Violence against Women Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những nhà tranh đấu về vấn đề bạo hành gia đình hiện thúc giục chính phủ liên bang sắp tới, sẽ đầu tư nhiều vào việc cải thiện thái độ và tính tình của những người gây ra tình trạng nầy. Họ cho biết từ lâu mục tiêu phần lớn nhắm vào việc giúp đỡ cho phụ nữ và trẻ em bị tổn thương do bạo hành, thế nhưng không có đủ nỗ lực để ngăn chận những kẻ bạo hành từ giây phút đầu tiên.


Cứ mỗi 9 ngày tại Úc, là có ai đó sát hại người bạn tình xưa củ hay đang sống chung trong hiện tại.

Đôi khi đó là trẻ em chết dưới bàn tay của những người có trách nhiệm hầu hết về an toàn của chúng.

Nay với cuộc bầu cử liên bang sắp ló dạng, đã có những lời kêu gọi ngày càng gia tăng về việc nên đầu tư dài hạn nhằm giúp phá vỡ chu kỳ của tình trạng bạo hành gia đình.

Tổ chức tranh đấu lớn nhất tại Úc có tên là “Nói Không Với Bạo Hành” ủng hộ việc nầy trong việc chấm dứt nạn bạo hành gia đình cũng như việc thay đổi tính tình của người gây ra vụ nầy.

Giám đốc của tổ chức là bà Jaqui Watt cho SBS News biết rằng, nay là lúc để chuyển gánh nặng từ những nạn nhân sống sót sang những kẻ sử dụng bạo lực.

“Chúng ta thường thấy trong các trường hợp bạo hành gia đình, thì người phụ nữ phải lo lắng về sự an toàn của chính mình, chúng tôi nghe thấy chuyện đó trong cả những vụ tấn công tình dục nữa".

'Bà ta không nên đi bộ ở đó, không nên ăn mặc như vậy".

'Vì vậy chúng ta vẫn con một con đường dài để nhận thức rằng thực sự người phụ nữ không phải là vấn đề ở đây, mà nguyên nhân chính là phái nam sử dụng bạo lực”, Jacqui Watt.

Thủ Tướng Scott Morrison trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về Phụ nữ năm 2021 hiểu biết về nhu cầu cần chú tâm vào thái độ và tính tình dẫn đến bạo lực.

“Cách thức duy nhất chúng ta chấm dứt bạo hành, là nhắm vào các nỗ lực ngăn ngừa chuyện nầy từ lúc bắt đầu trước nhất".

"Những biện pháp ngăn ngừa tiên khởi là một phần quan trọng trong Kế hoạch Toàn quốc Hiện thời và sẽ tiếp tục là căn bản trong chiến thuật dài hạn của chúng ta".

'Chúng ta cần thay đổi hành vi và thái độ để có thể chấm dứt bạo hành trước khi nó bắt đầu”, Scott Morrison.

Tuy nhiên bà Watt tin rằng hệ thống hiện tại tiếp tục gây khó khăn cho các nạn nhân sống sót khi bà cho biết, kế hoạch toàn quốc sắp tới của Úc phải mang lại một kết quả tốt đẹp hơn cho phụ nữ và trẻ em.

“Chúng ta đang thiếu sót một hệ thống nhất quán trên khắp nước Úc, chúng ta thiếu khả năng trợ giúp sớm hơn và chúng ta vẫn chứng kiến trung bình một vụ sát nhân mỗi ngày tại Úc".

'Vì vậy có nhiều thất bại lớn lao trong cả hệ thống”, Jaqui Watt.

Tuần này, tổ chức ‘Nói Không với Bạo lực’ đưa ra một tuyên bố, xác định các sáng kiến ​​tài trợ chính của liên bang mà họ tin là rất quan trọng, để thúc đẩy thay đổi thực sự trong lãnh vực bạo hành trong gia đình.

Một trong những nhu cầu chính, là Dịch vụ Toàn quốc Giới thiệu Nam giới của tổ chức nầy phải nhận được sự đầu tư liên tục.

Trong 12 tháng qua, hơn 7500 nam giới đã gọi đến Dịch vụ để tìm kiếm sự giúp đỡ, thế nhưng chương trình hiện chỉ được tài trợ cho đến cuối tháng 6 năm nay.

Ông David Smith là một cố vấn tại Dịch vụ và đây không phải là tên thật của ông do lo ngại việc nói chuyện với SBS, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn cá nhân của mình.

Ông nói rằng, việc thay đổi hành vi chỉ có tác dụng chừng nào thủ phạm thực sự thừa nhận việc sử dụng bạo lực của họ là không phù hợp và tìm kiếm sự giúp đỡ.

“Có những người đàn ông được giới thiệu đến đây, hoặc tham gia các chương trình thay đổi hành vi của nam giới vì họ được lệnh của tòa án, hoặc bất cứ điều gì và họ làm điều đó vì những lý do sai trái".

"Những người đàn ông thay đổi hành vi của họ là những người thực sự nói: ‘Có, Tôi chịu trách nhiệm’, tôi có một số quyền sở hữu và tôi sẽ làm điều gì đó về hành vi sử dụng bạo lực của mình”, David Smith.
"Bởi vì đây là về việc cứu sống, đó là về việc cứu mạng sống cho phụ nữ và trẻ em, còn điều gì có thể quan trọng hơn thế được nữa”, Jacqui Watt.
Trong khi đó bà Jess Hill là một ký giả và là nhà văn luôn đề cập đến sự bạo hành về mặt phái tính tại Úc.

Bà cho biết một vấn đề chính yếu là thiếu sót thời gian chờ đợi cho phái nam, khi được tiếp nhận vào các chương trình thay đổi tính tình của họ.

“Nếu quí vị có những người đàn ông lo lắng về hành vi của họ, hoặc những người được tòa án yêu cầu tham gia một chương trình và họ không thể làm được trong nhiều tháng, thì chúng tôi thực sự không để mắt đến việc giám sát cá nhân đó".

'Họ không có lối thoát để giải quyết một số hành vi của mình, điều đó có thể rất bực bội và họ có thể cảm thấy như không có ai để nói về điều này".

"Trên khắp nước Úc, thời gian chờ đợi để tham gia các chương trình thay đổi hành vi của nam giới, có thể tăng lên gần một năm”, Jess Hill.

Bà nói thêm rằng mặc dù nước Úc đã có một con đường dài trong việc hiểu biết về các kinh nghiệm của các nạn nhân trong bạo hành gia đình, thì các cuộc thảo luận về phái nam hay sử dụng bạo lực chẳng có tiến bộ chi cả.

“Thực ra không chỉ là vấn đề tài trợ chúng ta cần phải có, mà còn thực sự đi đến thỏa thuận về cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này, cũng như có một cuộc thảo luận công khai chi tiết về các loại nền tảng và động lực khác nhau cho mọi người người để kiểm soát bạo lực”, Jess Hill.

Thế nhưng bà cũng quan ngại rằng, các chương trình thay đổi hạnh kiểm ngắn hạn có thể không giải quyết thích hợp, các hạnh kiểm căn bản liên quan đến bạo hành.

“Có thể có những thay đổi về hành vi kéo dài trong một khoảng thời gian cụ thể, sau đó là sự thoái lui".

"Vì vậy, đó là lý do tại sao chúng tôi hướng tới những nghiên cứu dài hạn hơn, nơi quí vị xem xét nó như thế nào sau 2 năm kể từ khi kết thúc chương trình, 5 năm, thậm chí 10 năm sau nữa, xem những thay đổi có xảy ra không?".

"Bởi vì tôi đoán đó là vấn đề của một số chương trình ngắn hạn này, là quí vị đang tìm cách thử và loại bỏ một người nào đó khỏi hành vi và thói quen suốt đời”, Jess Hill.

Trong khi đó người ta ước tính rằng ,chi phí cho bạo lực gia đình đối với nền kinh tế là khoảng 15,6 tỷ đô la mỗi năm, với phần lớn nguồn tài trợ quốc gia hiện đang cung cấp hỗ trợ tài chính cho phụ nữ và trẻ em, chạy trốn khỏi những người bạn đời nguy hiểm.

Bà Jacqui Watt từ tổ chức ‘Nói Không với Bạo lực’ đang thúc giục chính phủ liên bang tập trung lại nỗ lực của họ, vào các giải pháp lâu dài hơn.

“Nếu chúng ta chỉ tiếp tục xây dựng các nhà cung cấp nơi tạm trú cho phụ nữ và trẻ em và không có mô hình dịch vụ nào khác, chúng ta sẽ tiếp tục cần phải xây dựng ngày càng nhiều các nhà như vậy nữa".

'Bây giờ đã có những nhà tạm trú ngay trên khắp nước Úc, nhưng sẽ không thông minh để xác định khi nào bạo lực bắt đầu, để giáo dục những người trẻ của chúng ta là những chàng trai và các cô gái cùng những người khác, về những điều cần chú ý trong một mối quan hệ tôn trọng qua cơ hội sớm nhất".

"Bởi vì đây là về việc cứu sống, đó là về việc cứu mạng sống cho phụ nữ và trẻ em, còn điều gì có thể quan trọng hơn thế được nữa”, Jacqui Watt.

Nếu quí vị hay ai đó mà quí vị biết bị bạo hành trong gia đình, xin gọi số 1800RESPECT hay 1800 737 732, hay Lifeline ở số 13 11 14, trường hợp khẩn cấp hãy gọi 000.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share