Cần minh bạch và có kế hoạch đối với việc chăm sóc người khuyết tật

The NDIS is expected to support almost half a million Australians

The NDIS is expected to support almost half a million Australians Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc gọi tắt là NDIS hiện xét lại cách thức trong việc cung cấp dịch vụ cho những người khuyết tật Úc.


Trong khi chương trình nói trên cải tiến các trợ giúp thì các chuyên gia cho rằng điều thiết yếu là những người chăm sóc nên có kế hoạch cho tương lai

Có những nghi lễ nho nhỏ để bắt đầu một ngày, đối với bà Joy McNee và người con trai 32 tuổi của bà là Christopher.

Sinh sớm đến 11 tuần lễ, Christopher hiện sống với một số chứng khuyết tật, bao gồm chứng thiểu năng trí tuệ.

“Nó đã ở trong bệnh viện suốt 19 tháng và nó đã không nhìn thấy gì cả, nó còn bị co giật đôi chút thế nhưng  sau nhiều năm, nó đã biết được cách thức đối phó với những chuyện như vậy”.

Được biết Christopher cùng với khoảng 120 ngàn người Úc khác, nhận được hỗ trợ qua chương trình NDIS.

Chương trình hiện được thực hiện dần dần trên khắp nước Úc và đến năm 2019, có đến gần nửa triệu người Úc bị khuyết tật sẽ nhận được sự hỗ trợ.

Chương trình nầy đánh dấu một sự chuyển đổi quan trọng về việc chăm sóc khuyết tật, sửa đổi các dịch vụ như vận chuyển và chỗ ở hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân, hơn là tài trợ cho các nhóm đặc biệt.

Bà Joy hy vọng, chương trình NDIS sẽ hỗ trợ cho con trai bà với nơi ăn chốn ở thích hợp, khi bà không còn có thể lo chuyện nầy nữa.

“Tôi có nghe một số bạn hữu khi họ cho con trẻ vào trong một nhóm sinh hoạt tại nhà, đó là một ý kiến hay khi thấy những đứa trẻ sẽ làm những gì, trước khi chúng ta qua đời bởi vì một khi chúng ta không còn trên cõi đời nầy, chúng ta sẽ không biết gì cả".

"Tôi nghĩ và cũng có nhiều người cũng có cùng ý tưởng.Họ muốn thấy con cái được ổn định, thế nhưng tôi sẽ không làm gì cho đến khi tôi lớn tuổi một chút”, Joy McNee.

Tổ chức Tạo Sự Kết Nối Creating Links vốn cung cấp chương trình NDIS, hiện giúp đỡ cho gia đình McNee qua chương trình nầy.

Thế nhưng có nhiều người khác, đặc biệt là những người cao tuổi và những người thuộc các cộng đồng đa văn hóa, việc tìm biết chương trình NDIS là điều khó hiểu với họ.

Chỉ có 6,7 phần trăm những người tham dự tích cực với một kế hoạch được chấp thuận, là thuộc cộng đồng sắc tộc đa văn hóa.

Bà Yvonne Learnmonth là quản lý của Tổ chức Chăm sóc Cộng đồng và Tạo Sự Kết Nối .

“Chúng tôi làm rất nhiều việc với nhiều người, để giúp đỡ cho họ tiếp cận các dịch vụ và cũng theo dõi việc tài trợ, thế nhưng có nhiều người cảm thấy rất phấn khởi, khi tìm biết được số tiền họ nhận được và họ có thể làm gì với số tiền đó".

"Các nhân viên sẽ gắng sức mình để giúp họ hiểu được, thế nhưng đặc biệt với những người không nói được tiếng Anh, thật rất khó cho họ hiểu được các ý niệm, cũng như họ biết có thể chi tiêu những gì”, Yvonne Learnmonth.

Trong khi đó, bà Mary Petesos là nữ chủ tịch của Liên đoàn các Hội đồng Cộng đồng Sắc tộc Úc châu gọi tắt là FECCA, cho biết những người chăm sóc cao tuổi thuộc nguồn gốc đa văn hóa, thường gặp những rào cản đáng kể  trong việc tiếp cận với chương trình.

FECCA cho biết những vấn đề chính yếu bao gồm, việc thiếu hiểu biết về chương trình, thiếu nhận thức về việc đề ra các chiến thuật trực tiếp nhắm vào các cộng đồng đó, việc không thông thạo Anh Ngữ của một số người chăm sóc và khách hàng và những điều cấm kỵ về khuyết tật trong một số các cộng đồng.
“Tôi từng nghe nhiều người chăm sóc nói rằng ‘tôi không thể chết’, hy vọng của chúng tôi là chương trình NDIS sẽ cung cấp mọi tài nguyên cần thiết để bảo đảm rằng một người có thể duy trì cuộc sống tốt đẹp thực sự, giúp họ mọi thứ mà họ cần đến để một người cao tuổi có thể chứng kiến họ thêm tuổi dần dần và có thể qua đời yên ả khi đến thời điểm đó”, Ara Creswell.
FutureAbility là một dự án được chính phủ tài trợ, nhằm giúp đỡ các tổ chức đa văn hóa làm việc trong chương trình NDIS.

Tổ chức nầy thực hiện một số khoá hội thảo để cung cấp thông tin, gần đây nhất là tại Sydney.

Bà Rebecca Qorraj là giám đốc tổ chức chăm sóc cao niên và các dịch vụ cho người khuyết tật tại vùng tây nam Sydney, là một trong những nhóm liên quan đến các khoá hội thảo cung cấp thông tin.

Bà cho biết, cảm tưởng vì bị nhục nhã có thể khiến cho một số người, không tìm đến để được giúp đỡ.
 
“Trong một vài nền văn hóa, vẫn có nhiều điều cấm kỵ về mặt xã hội trong việc chấp nhận, hay hiểu biết về một người khuyết tật, bởi vì các hậu quả có thể xảy ra đối với lập trường về xã hội của họ đối với cộng đồng. Đôi khi việc đó chiếm ưu thế với các cá nhân, mà chúng tôi đang làm việc vì họ”.

Bà Cathy Naing là một người chăm sóc toàn thời cho cô con gái 19 tuổi của bà tên là Laura, vốn bị thiểu năng trí tuệ cũng như bị hội chứng có tên là Prader-Willi, một chứng rối loạn về gen, khiến cho người mắc bệnh bị lùn và mập.

“Tôi không có sự hỗ trợ của gia đình, quí vị có một đứa trẻ và quí vị phải đối diện với tất cả rào cản nầy".

"Mỗi ngày thức dậy tôi chỉ biết nói rằng phải chấp nhận chuyện nầy thôi và đó là cách tôi đã nuôi dưỡng cô con gái xinh đẹp của tôi như thế nào".

"Laura hiện khá là bình thường trong môi trường xã hội và cộng đồng”, Cathy Naing.

Cathy hiện xử dụng cả hai phương tiện, là chương trình NDIS và các phương tiện khác, để giúp bà chuẩn bị cho tương lai khi bà không còn ở trên cõi đời, và bà thúc giục những người khác nên làm giống như bà.

“Có được chương trình bảo hiểm khuyết tật là một mạng lưới an toàn, một ngày nào đó nếu tôi không còn trên cõi đời nầy nữa Laura sẽ được chăm sóc và bảo vệ đầy đủ".

"Tôi nghĩ đến việc viết di chúc cho Laura để cháu được thừa hưởng với sự giúp sức của những người chung quanh".

"Đó là nỗi lo sợ cho tôi bởi vì tôi không biết liệu con tôi có được sự bảo vệ khi tôi qua đời hay không, và cháu có được an toàn hay không? Vì vậy điều rất quan trọng là khi đó, tôi biết tôi đã làm mọi chuyện trước rồi”, Cathy Naing.

Một vài nhóm hỗ trợ cho biết, chương trình NDIS cần giữ một vai trò quan trọng, trong việc hoạch định tương lai cho cãc bậc cha mẹ.

Bà Ara Cresswell, là người thuộc nhóm Carers Australia.

“Tôi từng nghe nhiều người chăm sóc nói rằng ‘tôi không thể chết’, hy vọng của chúng tôi là chương trình NDIS sẽ cung cấp mọi tài nguyên cần thiết để bảo đảm rằng một người có thể duy trì cuộc sống tốt đẹp thực sự, giúp họ mọi thứ mà họ cần đến để một người cao tuổi có thể chứng kiến họ thêm tuổi dần dần và có thể qua đời yên ả khi đến thời điểm đó”, Ara Creswell.

Một nữ phát ngôn nhân cho chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc nói rằng, chương trình hiện hoạt động nhằm đề ra các chiến thuật và chương trình  khuyến khích việc tham gia nhiều hơn trong các cộng đồng đa văn hóa.

Việc nầy bao gồm sự tiếp cận dịch vụ thông phiên dịch cho các khách hàng và cộng tác với Liên đoàn Khuyết tật Sắc tộc Toàn quốc để dịch thuật các tài liệu và sửa chữa nội dung cho các cộng đồng không thuộc nguồn gốc nói tiếng Anh.

Được biết ngày 3 tháng 12 sắp tới đánh dấu Ngày Dành cho Người Khuyết tật Trên Toàn Thế giới.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share