Các nước thuộc G20 được yêu cầu hoàn thành nghĩa vụ chia sẻ vắc xin

Former UK prime minister Gordon Brown who is calling on G20 nations to donate vaccines to poorer countries

Former UK prime minister Gordon Brown who is calling on G20 nations to donate vaccines to poorer countries Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO hiện ra lệnh cho 20 nước phải hoàn thành trách nhiệm chia sẻ việc COVID-19, hầu cứu mạng con người ở khu vực phía nam địa cầu. Trên thế giới, các trường hợp lây nhiễm coronavirus hiện gia tăng tại Anh Quốc, Pháp, Latvia và Nga với một số địa phương ban hành các hạn chế.


20 quốc gia giàu nhất trên thế giới hiện bị thúc giục hãy gia tăng các khoản quyên tặng vắc xin cho khu vực nam bán cầu.

Trong ngày diễn ra cuộc họp thượng đỉnh G-20 diễn ra tại Ý vào tuần tới, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO hiện lưu ý về mục tiêu vắc xin của các quốc gia là 40 phần trăm đạt được vào giữa năm 2022.

Đại sứ của WHO về vấn đề Tài trợ Y tế Toàn cầu là ông Gordon Brown cho biết, nếu vắc xin không được chuyển giao nhanh chóng. Chúng sẽ quá hạn và có thể phải hủy bỏ.

“240 triệu vắc xin hiện nằm trong kho chưa dùng đến tại các nước Tây phương".

"Nếu chúng ta không hành động và sử dụng chúng, con số vắc xin hoặc không dùng hay sẽ được chuyển giao theo các hợp đồng sẽ vượt quá 400 triệu vào tháng tới, còn đến tháng chạp là 600 triệu liều”, Gordon Brown.

Ông cũng quan ngại về việc tồn trữ vắc xin ở Tây phương và không còn cơ hội để phân phối vắc xin nầy, nhằm ngăn cản số tử vong thêm nữa.

“Tình trạng vắc xin có sẵn tại phân nửa thế giới, trong khi lại thiếu hụt cho phần nửa còn lại, đó là thất bại lớn lao về chính sách quốc tế có thể tưởng tượng ra được".

"Đó cũng là một tỷ lệ thảm khốc về đạo đức trong lịch sử, vốn sẽ làm kinh ngạc các thế hệ tương lai”, Gordon Brown.

Tại Hoa Kỳ, cơ quan Kiểm soát thực phẩm và dược phẩm FDA hiện hậu thuẫn cho việc chích vắc xin tăng cường để bảo vệ nhiều hơn.

Việc chấp thuận cho những người chích vắc xin Johnson and Johnson hay Moderna với một số nhà khoa học cho rằng, mũi tăng cường là cần thiết để giữ cho mức miễn dịch được cao.

Thế nhưng việc tiếp cận vắc xin không làm chậm đi tình trạng lây nhiễm tại Pháp, nơi các ca nhiễm mới gia tăng 18 phần trăm so với một tuần lễ trước.

Còn Nga ghi nhận con số ca nhiễm cũng như số tử vong kỷ lục hàng ngày kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Nhà sinh học phân tử Marina Granovskaya giải thích vì sao các ca nhiễm gia tăng tại Nga.

“Có 3 lý do vì sao chúng ta lên đến đỉnh kể từ giữa tháng 9 đến nay".

"Đầu tiên, Moscow là một thành phố có hàng triệu sân với cuộc sống hết sức bận rộn về mặt xã hội, thương mại và giải trí".

"Đó là những gì có thể mong đợi nếu quí vị ngồi trong 3 tiếng đồng hồ để hội họp hoặc trong một quán cà phê, quí vị sẽ đương đầu với virus trong trường hợp đó”, Marina Granovskaya.
'Thế nhưng nói chung, những người đóng cửa và nay bị thua lỗ, họ không tin rằng chính phủ sẽ bù đắp những thiệt hại nầy cho họ”, Henriks Danusevics.
Được biết các nhà hàng và những cưả hàng bán lẻ tại thủ đô Moscow bị đóng cửa 11 ngày kể từ ngày 28 tháng 10.

Thế nhưng các cửa hàng bán thực phẩm và những hiệu thuốc tây vẫn mở cửa.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko ban hành lời cảnh cáo, nhằm ngăn tránh cho việc phong tỏa không gây ảnh hưởng đáng kể.

“Hóa ra mọi người coi đó như một kỳ nghỉ bổ sung, bằng cách bắt đầu đặt vé cố gắng bay đi đâu đó".

"Đây không phải là những gì chính phủ tuyên bố về những ngày nghỉ phép, mà để ngăn chặn đại dịch".

"Có nghĩa là quí vị nên ở nhà trong 7 ngày này”, Valentina Matviyenko.

Tại Latvia, các doanh nghiệp bị đóng cửa trong suốt thời gian phong tỏa toàn quốc, bao gồm lệnh giới nghiêm ban đêm bắt đầu hôm thứ năm 21 tháng 10.

Được biết chỉ có phân nửa dân số Latvia là chủng ngừa đầy đủ vắc xin chống COVID-19.

Người đứng đầu hiệp hội buôn bán Latvia, ông Henriks Danusevics cho biết có những quan ngại về phía chính phủ sẽ không giúp đỡ cho các doanh nghiệp.

“Có những cảm xúc lẫn lộn, những người đã chủng ngừa thì giận dữ với những kẻ không chích, họ nghĩ vì chuyện nầy mà vẫn còn các hạn chế".

'Thế nhưng nói chung, những người đóng cửa và nay bị thua lỗ, họ không tin rằng chính phủ sẽ bù đắp những thiệt hại nầy cho họ”, Henriks Danusevics.

Còn tại Anh Quốc, đã có 52 ngàn ca nhiễm mới được báo cáo hôm qua, vốn là con số cao nhất kể từ giữa tháng 7.

Thế nhưng Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid bác bỏ lời kêu gọi từ các nhân viên y tế trong việc tái lập các hạn chế.

WHO ước lượng có 115 ngàn nhân viên y tế đã chết trong thời đại dịch, từ tháng giêng 2020 cho đến tháng 5 năm nay, một nhắc nhở đau thương về số tổn thất trên toàn cầu về COVID-19.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share