Các nơi lên án và cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ thảm sát ở Christchurch

Fifty people were killed after a gunman opened fire during afternoon prayers at two mosques on Friday.

Grand Mufti Ibrahim Abu Mohammed (trái) và Tổng Giám mục Công giáo Anthony Fisher Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà lãnh đạo ở Úc đã tham gia các buỗi lễ cầu nguyện cùng với các lãnh đạo tinh thần ở Sydney để bày tỏ sự đoàn kết trong vụ tấn công hai đền Hồi giáo ở New Zealand làm cho 55 người thiệt mạng và trên 30 người bị thương.


Hai ngày sau khi xảy ra vụ thảm sát tại hai ngôi đền Hồi Giáo ở Christchurch, thông điệp mà giới lãnh đạo Úc muốn nói lên khi cùng nhau tham dự buổi lễ đặc biệt tại thánh đường St Mary ở Sydney hôm chủ nhật là “chúng ta sẽ không bị chia rẽ".

Người đứng đầu Hồi Giáo, Grand Mufti Ibrahim Abu Mohammed và Tổng Giám mục Công giáo Anthony Fisher dẫn đầu một thánh lễ liên tôn để đồng thanh lên án sự thù hận đã cướp đi sinh mạng của 55 người Hồi Giáo ở New Zealand hôm thứ sáu tuần trước.

Tại Christchurch người ta đã đem hoa đến đặt gần hai ngôi đền. Trong số này có bà Jacky Plato.

"Cái này không phải là New Zealand, đó không phải là chuyện xảy ra ở đây. Chúng tôi quan tâm và yêu mến những người này. Tôi tin rằng chúng tôi là một đại gia đình, cho dù tôi không biết họ là ai, nhưng tôi tin rằng chúng ta phải cho họ thấy là chúng ta quan tâm đến họ."

Giáo sĩ Hồi giáo Abu Hamza, vô cùng cảm động trước sự quan tâm của công chúng.

"Tôi chỉ muốn các bạn biết rằng sự ủng hộ của các bạn thật to lớn. Chúng ta sẽ không cho phép vài kẻ cực đoan chia rẽ cộng đồng chúng ta, chúng ta là một. Gì thì gì, chúng ta sẽ đến gần với nhau hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng không có khác nhau giữa da trắng, da đen, không có gì khác nhau giữa Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, hay Do thái giáo."

Hôm thứ Sáu 55 người thiệt mạng và trên 30 người khác bị thương vì những viên đạn của tay súng người Úc, Brenton Tarrant, 28 tuổi quê ở Grafton, New South Wales, người đã bị truy tố vì tội sát nhân và đang bị giam giữ chờ ngày ra tòa trong tháng tới.

Hung thủ coi mình là người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, đã phát hình trực tiếp trên Facebook vụ tấn công. Ba người khác cũng bị bắt sau đó, nhưng cảnh sát cho biết là không có liên quan gì tới vụ thảm sát. Cảnh sát cũng cho biết có vẻ hung thủ đã hành động một mình.

Các buổi lễ cầu nguyện đã được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả Pakistan khi mà có 9 người gốc Pakistan nằm trong số tử vong.

Tại Tel Aviv, người Do Thái và Palestines đã cùng tụ tập trước tòa tổng lãnh sự của New Zealand.

Tại nhiều nơi ở Ấn Độ cũng đã diễn ra những buổi lễ cầu nguyện cho những người anh chị em Hồi giáo. Các phụ nữ ở Hyderabad's đã tuần hành.

"Bất cứ nơi nào có tấn công của khủng bố chúng tôi đều lên án. Chúng ta đoàn kết lại và cho nhau sức mạnh. Mọi người không cần biết theo tôn giáo nào, hay đến từ bất cứ đâu, chúng ta cũng đều là những con người, những người yêu chuộn hòa bình," một người biểu tình nói.

Phát biểu từ Vatican, Giáo hoàng Phanxicô nói các nạn nhân nay là một phần của nỗi đau chiến tranh và xung đột đối với nhân loại.

"Tôi gần gũi với các anh em Hồi giáo và toàn thể cộng đồng. Một lần nữa tôi mời mọi người hãy cùng cầu nguyện để chống lại hận thù và bạo lực. Chúng ta hãy im lặng cầu nguyện cho những người anh em Hồi giáo đã bị giết hại," Giáo hoàng nói.

Thủ tướng New Zealand Jacind Ardern cho biết tuần này nội các của bà sẽ thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có cả việc cải tổ chính sách kiểm soát súng đạn.

Hung thủ có giấy phép sử dụng súng và bản thân sở hữu 5 khẩu súng, bà Ardern cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ bảy.

Bà Ardern cũng nói sẽ có "thêm những câu hỏi cần phải trả lời" về vai trò của các trang mạng xã hội như Facebook, nơi đã được hung thủ dùng để phát trực tiếp hình ảnh các vụ tấn công.

Facebook cho họ đã xóa đi tới 1,5 triệu video về vụ tấn công trong vòng 24 giờ đầu tiên, và "mọi phiên bản của livestream đó cho dù đã được biên tập lại để không vi phạm nội quy" cũng đang được xóa bỏ.

Share