Các nhà nghiên cứu xem xét ‘COVID dài hạn’

Researchers into Long Covid use a bodyplethysmograph to check lung function

Researchers into Long Covid use a bodyplethysmograph to check lung function Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong lúc thế giới ngày càng mỏi mệt vì đại dịch COVID-19, các hạn chế bắt đầu thay đổi lớn lao giữa các quốc gia. Na Uy đã loại bỏ sự giãn cách xã hội, trong khi các quốc gia được tiêm chủng tốt hơn một lần nữa hứa hẹn sẽ chia sẻ vắc xin với những nước khác. Tại Anh quốc, các nhà nghiên cứu đang cố gắng đánh giá thiệt hại của coronavirus, khi thử nghiệm các cách để chẩn đoán điều mà họ gọi là "COVID dài hạn".


Hồi tháng 2 năm rồi các chuyên viên nghĩ rằng, tiến trình phục hồi COVID-19 mất khoảng 2 tuần lễ là nhiều nhất.

Thế nhưng một năm sau các dữ kiện cho thấy, cứ 10 bệnh nhân, thì có một người có sức khoẻ yếu kém trong nhiều tháng, sau khi họ đầu tiên bị nhiễm bệnh và hiện tượng nầy được gọi là ‘COVID-kéo dài’.

Hiện nay các nhà nghiên cứu tại Anh quốc đang dùng phương pháp soi cộng hưởng từ hay MRI, để chẩn đoán các thiệt hại nội tạng do ‘COVID kéo dài’ đối với bệnh nhân.

Bà Rajarshi Banerjee là chuyên gia y tế về nội tạng và là giám đốc điều hành của Perspectum, một công ty phát minh y tế có trụ sở tại Oxford cho biết, việc nầy xảy ra ở các bệnh nhân khi mới đầu họ không nhiễm bệnh nặng cho lắm.

“Một con số đáng kể những người đã bị nhiễm COVID-19, không nhất thiết bị nặng ở giai đoạn cấp tính, sẽ phát triển thành tình trạng viêm đa hệ thống, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau".

"Những bệnh nhân này bị suy nhược nghiêm trọng và có thể bị mệt mỏi, rối loạn não, bệnh tim và bệnh phổi”, Rajarshi Banerjee.

Trong khi đó, bà Gerda Bayliss bị nhiễm COVID-19, trong đợt lây nhiễm đầu tiên hồi tháng 3 năm 2020, thế nhưng ảnh hưởng của nó vẫn sống với bà cho đến ngày nay.

“Tôi bị nhói và đau từ bên này rồi xuống vai. Đôi khi tôi cảm thấy bị mất cảm giác đặc biệt là cánh tay trái, tôi bị đau ở cánh tay và đặc biệt là nếu tôi đi bộ lâu hơn bình thường một chút, cánh tay sẽ lạnh và tê liệt".

'Ngoài ra dù điều này có liên quan hay không với bệnh viêm cơ tim, nhưng chân tôi bắt đầu lê từng bước một nên chỉ có thể hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định".

"Tôi giống như một loại đau đầu khá cấp tính, chợt đến rồi chợt đi”, Gerda Bayliss.

Bệnh nhân nầy hiện thuộc một phần trong cuộc nghiên cứu có tên là ‘Coverscan’ của công ty Perspectum, với việc xét nghiệm trong đó các nhà nghiên cứu xem xét các hình ảnh qua cộng hưởng từ hay MRI mang lại, để biết được làm thế nào virus đã gây những tổn hại lâu dài cho nội tạng con người, không chỉ có phổi như đã nghi ngờ trước đây mà cả tim và các cơ quan khác nữa.

“Chúng tôi lấy những con số nhận được từ những hình ảnh và xem xét chúng sẽ phù hợp với một người khỏe mạnh và chúng trông như thế nào, ở một người không khỏe mạnh".

"Điều đó cho chúng ta một cách giải thích để biết, liệu những gì chúng ta đang thấy ở cấp độ cá nhân, có phải là nguyên nhân gây lo ngại hay không".

'Hai loại đặc điểm chính mà chúng tôi đang xem xét để định lượng, là lượng chất béo bên trong cơ quan và mức độ viêm bên trong cơ quan".

'Vì vậy bây giờ chúng ta đã hiểu rõ về giá trị số nào, sẽ đại diện cho sức khỏe và không lành mạnh".

'Sau đó, chúng tôi hy vọng có thể hướng từng bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa phù hợp, dựa trên những gì chúng tôi thấy trên hình ảnh”, Rajarshi Banerjee..

Bất chấp con số ngày càng gia tăng các bệnh nhân cho biết họ đau khổ vì bị COVID dài hạn, thì thế giới vẫn còn xa, trong việc mở ra bất cứ bệnh viện chuyên trị loại bệnh đặc biệt nầy.

Bệnh nầy chỉ mới được định nghĩa và vẫn chưa có sự đồng thuận về các triệu chứng cũng như có bao nhiêu người bị bệnh, trong khi có một số nghiên cứu ngày càng gia tăng con số, có thể là khoảng 30 phần trăm số bệnh nhân COVID lớn tuổi.

Trong khi các tranh luận tiếp tục, bà Bayliss cảm thấy ngày càng thất vọng.

“Rất đáng sợ khi tất cả xét nghiệm trở lại bình thường, khi biết rằng những gì tôi đang trải qua là không bình thường, nhưng khi nó diễn ra và khi nó được truyền thông đưa tin nhiều hơn và có thể giống như nhiều bác sĩ cũng như nhân viên y tế tuyến đầu, cũng đã bị COVID từ lâu, dần dần có một chút hiểu biết hơn về coronavirus”, Gerda Bayliss.
"Bất kỳ quốc gia nào có vắc xin và thuốc COVID-19 dư thừa trong tay, đều được khuyến khích chia sẻ với những người cần đến, thông qua việc quyên góp hoặc hoán đổi”, Prayut Chan- O- Cha.
Trong khi đó, bà Banerjee nghĩ rằng các quốc gia ý thức được quan ngại nầy một cách chậm chạp, Viện Y tế Quốc gia tại Hoa Kỳ đã chấp thuận một ngân khoản nửa tỷ đô la, do Bệnh viện Trung ương Massasschusetts và Đại học New York tài trợ.

Thế nhưng tại các quốc gia đang phát triển, thì mục tiêu vẫn là nhắm vào việc ngăn ngừa và tiêm chủng.

Tình trạng bất bình đẳng về vắc xin, cũng như tiến trình của sáng kiến chia sẻ vắc xin trong chương trình Covax đã bị chỉ trích mạnh mẽ, trong kỳ họp mới đây của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Singapore là một trong các nước có tỷ lệ chủng ngừa rất cao, đã tái hứa hẹn ủng hộ việc phân phối vắc xin hồi cuối tuần qua, với Ngoại Trưởng Vivian Balakhrisnan cho biết cần có tình liên đới toàn cầu.

“Trước tiên, cuộc chiến chống lại COVID-19 còn lâu mới kết thúc".

'Tiếp cận với vắc xin vẫn là vấn đề lớn nhất, mà nhiều quốc gia phải đối mặt".

"Ưu tiên trước mắt của chúng tôi phải là tăng gấp đôi nỗ lực, để mở rộng khả năng tiếp cận với vắc xin bằng cách mở rộng quy mô sản xuất và phân phối".

'Singapore là nước ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương về vắc xin".

'Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ tổ chức COVAX và Singapore sẽ hiến tặng vắc xin theo sáng kiến ​​COVAX cho các quốc gia khác có nhu cầu lớn hơn”, Vivian Balakhrisnan.

Thủ Tướng Thái Lan Prayut Chan- O- Cha ủng hộ lời kêu gọi nầy.

“Đại dịch COVID-19 là bằng chứng sống động cho thấy, không ai được an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn".

'Về vấn đề này, tôi kêu gọi rằng vắc xin và thuốc được coi là hàng hóa công cộng toàn cầu, có thể được tiếp cận với tất cả mọi người một cách bình đẳng và nhanh chóng".

"Bất kỳ quốc gia nào có vắc xin và thuốc COVID-19 dư thừa trong tay, đều được khuyến khích chia sẻ với những người cần đến, thông qua việc quyên góp hoặc hoán đổi”, Prayut Chan- O- Cha.

Còn Tổng Thống Pháp, Emmanuel Macron cũng hứa hẹn gia tăng gấp đôi các liều vắc xin gởi đến các quốc gia nghèo khó là 120 triệu liều vắc xin chống COVID-19.

Trong khi đó tại Na Uy, việc quản lý coronavirus diễn ra theo một đường lối khác biệt.

Chính phủ chấm dứt các biện pháp giãn cách xã hội hồi cuối tuần qua, với các nhà hàng và nơi giải trí được mở cửa lại hết công suất.

Với 76 phần trăm người dân Na Uy đã nhận được ít nhất một mũi vắc xin và 67 phần trăm nhận được 2 mũi, nhà cầm quyền cho rằng sống ‘an toàn với COVID’hiện nay tùy thuộc vào người dân nước nầy.

Các ca nhiễm dương tính vẫn bị cách ly, tuy nhiên mục tiêu hiện nay là tùy cá nhân chọn cách thức và những biện pháp nào mà họ muốn thực hiện.

Chẳng cần có giấy chứng nhận tình trạng tiêm chủng, cũng như chẳng cần kết quả xét nghiệm khi người dân đi đến các nhà hàng hay khu vui chơi tại Na Uy.

Quốc gia nầy tham gia cùng với một nhóm nhỏ nhưng ngày càng gia tăng, bao gồm Đan Mạch và Anh quốc khi bãi bỏ các hạn chế trong nước nhằm giới hạn sự lây lan của COVID-19.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share