Các nhà lãnh đạo tôn giáo quan ngại việc chủng ngừa có thể khiến tín đồ không vào được nơi cầu nguyện

Auburn Gallipoli Mosque in Sydney

Auburn Gallipoli Mosque in Sydney Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một số cộng đồng và tổ chức tôn giáo cho biết, họ chống lại luật lệ chỉ cho phép những người chủng ngừa đầy đủ, mới được phép vào những nơi thờ phượng. Các cộng đồng tôn giáo như Công Giáo, Hồi Giáo, Ấn Giáo và đạo Sikh bày tỏ với SBS News về mối quan ngại nói trên.


Khi Thủ Hiến New South Wales Gladys Berejiklian loan báo, người dân sẽ được tự do nhiều hơn cho những người đã chủng ngừa đầy đủ, việc nầy gây nhiều quan ngại.

“Điều quan trọng cần ghi nhận là khi chúng ta đạt được mức độ chủng ngừa 2 liều là 70 phần trăm, thì chúng ta sẽ được tự do cho những người đã tiêm chủng đầy đủ".

"Chúng tôi hiểu rằng nguy cơ nhiễm bệnh hay phát triển bệnh nặng sẽ giảm bớt khi quí vị đã chích đủ 2 liều, nguy cơ bị nhiễm virus hay lây lan cho người khác là hết sức giảm thiểu khi đã chích vắc xin".

"Thế nhưng với những người chủng ngừa đầy đủ đến mức độ 70 phần trăm, thì vẫn còn một số hạn chế”, Gladys Berejiklian.

Đối với những người chưa tiêm chủng, cuộc sống có lẽ cũng không thay đổi nhiều so với hiện nay, vẫn còn bị phong tỏa trừ các dịch vụ khẩn thiết.

Thế nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo cho biết, việc thờ phượng tại một nhà thờ, thánh đường, đền chùa hay thánh đường Do Thái giáo, nên được xem là nhu cầu cần thiết.

Một số vận động trực tiếp ông Bộ Trưởng Y tế Brad Hazzard về vấn đề nầy, khi họ cho rằng một số giáo sĩ sẽ công khai bất tuân dân sự, nếu chính phủ bắt buộc các tín đồ phải chủng ngừa đầy đủ.

Các đại diện của Công Giáo, Hồi Giáo, Ấn Giáo và đạo Sikh đã cho SBS News biết về mối quan ngại của họ.

Ông Phillip Colgan là Mục sư cao cấp của Giáo hội Anh Giáo Saint George ở phía bắc Sydney.

Ông cho rằng, vấn đề bất tuân dân sự không phải là chuyện ông đang tranh đấu, cũng như chẳng phải là con đường đi tới.

"Tôi nghĩ khó khăn cho những người Tin Lành ở đây là lập trường chung của mọi nhà thờ, phải tuân thủ các qui định của chính phủ và khuyến khích các tín đồ trong việc nầy".

"Trong Tân Ước chẳng hạn trong quyển Titus, có viết ‘hãy nhắc nhở mọi người là phải tuân thủ luật lệ và nhà cầm quyền, hãy kiên nhẫn trong việc thực hiện những điều tốt’.

"Đó là lý do chúng tôi sẵn lòng và tình nguyện bỏ đi quyền hạn của mình trong suốt thời gian đại dịch, để làm những gì cần thiết và ích lợi cho xã hội, theo đúng hướng dẫn của chính phủ”, Phillip Colgan.

Với kế hoạch đề ra sổ thông hành vắc xin, dường như những người không chủng ngừa có thể bị loại ra khỏi các hoạt động, ông Phillip Colgan nêu lên các quan ngại.

“Đối với tín đồ Tin Lành, ý tưởng về việc chúng tôi loại bỏ những người không được vào nhà thờ là khó khăn lớn lao, bởi vì nó đi ngược lại tinh thần của Thánh Kinh".

"Chúa Giê su bao gồm những kẻ có tội, những kẻ bần hàn sống ngoài xã hội, Ngài đến và an ủi người cùi, những người mà chẳng ai khác nói chuyện cũng như thu nhận vào giáo hội".

'Đối với những kẻ tội lỗi và những người có quan điểm cố chấp thì rồi họ cần thay đổi về sau, sau khi gặp Ngài, thế nhưng công việc của chúng tôi không phải là yêu cầu mọi người phải thay đổi và không cho họ vào nhà thờ”, Phillip Colgan.

Còn bà Monica Doumit thuộc Tổng Giáo Phận Công Giáo ở Sydney, cho rằng toàn thể Giáo hội từ Đức Giáo Hoàng Phăng Xi Cô trở xuống, đều khuyến khích mọi người đi chủng ngừa.

“Chúng tôi thấy con số người tiêm chủng rất cao trong các cộng đồng tôn giáo tại một số địa phương bị phong tỏa và cũng là mức độ chủng ngừa cao nhất nữa".

'Chỉ tuần qua thôi, tôi đã chứng kiến một địa điểm chủng ngừa được dựng lên trong bãi đậu xe của nhà thờ, vì vậy các cộng đồng tôn giáo đã ủng hộ mạnh mẽ thông điệp về chủng ngừa”, Monica Doumit.

Bà hy vọng những nơi thờ phượng có thể được xem là khẩn thiết.

“Những gì chúng ta yêu cầu chính phủ và giới chức y tế New South Wales hiểu biết rằng, tín ngưởng là điều thiết yếu và việc thờ phượng cũng quan trọng không kém".

'Việc nầy nên sửa đổi, để xem đây là một dịch vụ thiết yếu cho mọi người, chứ không riêng những người đã chủng ngừa”, Monica Doumit.

Còn Giám Mục Robert Rabbat là chủ tịch Nghị Hội Các Giáo hội Trung Đông tại Úc, bao gồm Maronite, Melkite, Chính Thống Giáo, Armenia và Giáo hội Công Giáo Syria.

Ông nói rằng nên có một giải pháp cả hai cùng có lợi, nơi những người chưa tiêm chủng cũng có thể cầu nguyện, nhưng theo một cách thức an toàn.

“Chúng tôi chẳng muốn bất cứ ai đến nhà thờ, rồi cảm thấy đau buồn do nhiễm bệnh".

'Thế nhưng đồng thời. chúng tôi chẳng có quyền hạn chi, để nâng cao hay giảm thấp nhu cầu tinh thần của một người, một khi cửa nhà thờ vẫn mở rộng, mà họ bị cấm đoán và cho biết là quí vị không thể vào nhà thờ được”, Robert Rabbat.

Ông cho rằng, các tín đồ được dạy là phải yêu thương người khác.

“Chúng tôi không thể áp đặt lệnh cấm lên mọi người, họ phải đi đến quyết định cuối cùng thế nhưng chúng tôi nhắc nhở họ, như tôi ₫ã nói về Điều Răn Thứ Hai là chúng tôi tìm cách khuyến khích họ đi theo các bước đúng, như họ tìm đến các bác sĩ vốn là những người biết nhiều hơn tôi về mặt y tế, về việc liệu một người có thể hay không nên chích vắc xin”, Robert Rabbat.

Còn ông Enver Yasar thuộc thánh đường Gallipoli tại Auburn thuộc phía tây Sydney cho rằng, nếu chính phủ cấm những tín đồ Hồi Giáo chưa chích ngừa đến thánh đường, thì nhà thờ phải tuân thủ.

Tuy nhiên vấn đề nầy gây khó khăn khi tín đồ Hồi Giáo tham dự lễ cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, chứ không phải mỗi tuần một lần như các tôn giáo khác.

“Mối quan tâm của chúng tôi là việc đòi hỏi như vậy có tính cách cảnh sát hơn, làm thế nào quí vị bảo đảm là những người đến cầu nguyện 5 lần mỗi ngày với thời lượng có thể kéo dài đến 18 tiếng đồng hồ và họ đã chủng ngừa 2 mũi hay chưa?".

"Việc nầy không thích hợp cho chính sách mở rộng cửa, mà chúng tôi áp dụng tại các thánh đường“, Enver Yasar.
"Vì vậy, chúng tôi khuyên quí vị nên tiêm phòng và nếu chính phủ phải có thái độ mạnh mẽ hơn một chút, thì điều đó là chính đáng vì lợi ích của cộng đồng mà thôi”, Harbir Bhatia.
Được biết Hội đồng Trưởng giáo Toàn quốc và Thánh đường Gallipoli cùng nhau chuyển tải thông điệp là, việc chủng ngừa là lối thoát duy nhất.

Trưởng giáo Ibrahim Dadoun thuộc Hội đồng nói trên cho biết, tổ chức nầy hiện cộng tác với các tôn giáo khác.

“Nay có lẽ có sự thỏa thuận nào đó trong số các nhóm tôn giáo, là chúng tôi không làm nhiệm vụ cảnh sát về việc chủng ngừa của mọi người, khi họ muốn đến thờ phượng".

"Chúng tôi tin rằng, nơi thờ phượng là một chốn tôn nghiêm và không phân biệt giữa người đã chủng ngừa hay chưa".

"Để nói rằng chúng tôi hiểu biết có những nguy cơ trong đó, chúng tôi có nói chuyện với các chuyên gia trong lãnh vực nầy, để đi đến một đề nghị mà chúng tôi xem là một cách thức an toàn cho những người cầu nguyện cả chủng ngừa hay không, tại những nơi thờ phượng công cộng”, Ibrahim Dadoun.

Với việc miền tây Sydney chịu ảnh hưởng nặng nề của việc phong tỏa bao gồm lệnh giới nghiêm, một sắc lệnh tôn giáo đã được ban hành.

Trưởng giáo Dadoun cho biết, sắc lệnh viết là vắc xin COVID-19 không vi phạm luật lệ Hồi Giáo và bổn phận các tín đồ là chủng ngừa nhằm bảo tồn cuộc sống con người.

“Chúng tôi ban hành một sắc lệnh tôn giáo fatwa cho phép việc chủng ngừa. Hội đồng Toàn quốc các Trưởng Giáo Úc Châu khuyến khích mọi người hãy giữ an toàn, áp dụng mọi biện pháp an toàn, giữ cho gia đình và những người thân yêu, cũng như cộng đồng nói chung được an toàn".

"Theo ý của thánh Allah là mở cửa thánh đường, chúng tôi cũng khuyến khích mọi người làm mọi biện pháp được yêu cầu để giữ an toàn bản thân và cho những người thân yêu”, Ibrahim Dadoun.

Ông khuyến khích mọi người chỉ nhận thông tin từ các nguồn tin cậy và hiểu biết, chứ không nghe các tin tức sai lạc từ truyền thông xã hội.

Tại các cộng đồng Ấn Giáo và đạo Sikh, tình cảm cũng tương tự, khi cho rằng việc chủng ngừa là thông hành vắc xin bắt buộc, để đi vào những nơi thờ phượng, ý niệm nầy được cả hai tôn giáo chấp nhận.

Ông Surinder Jain là phó chủ tịch Hội đồng Ấn Giáo Úc Châu và nhớ lại khi Ấn Độ ghi nhận có hơn 300 ngàn ca nhiễm và hơn 3 ngàn người chết mỗi ngày, ông cho biết các con số khủng khiếp đó, thúc giục đa số cộng đồng Ấn Giáo đi chủng ngừa.

“Hầu như mỗi người trong chúng ta đều mất mát người thân, tôi đã mất 2 người anh em họ trong thời gian đó".

"Vì vậy các tín đồ Ấn Giáo sống tại đây đều hiểu rõ việc lây nhiễm nghiêm trọng như thế nào?, nó quét sạch quí vị dễ dàng".

""Hầu hết chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của chủng ngừa và chúng tôi tìm cách vận động bạn bè đi tiêm chủng bất cứ vắc xin nào có được".

"Hầu như các khu ngoại ô có nhiều người Ấn sinh sống đông đảo, mức độ tiêm chủng vượt quá 80 phần trăm”, Surinder Jain.

Ông cho rằng, chính phủ không nên qui định người nào được tham dự thờ phượng, còn người nào thì không.

“Tôn giáo và chính phủ luôn luôn tách biệt và cũng nên cách biệt nhau".

"Nơi thờ phượng là chốn trú ẩn dành cho những người ở tận cùng xã hội về mặt thể chất, tâm thần, tình cảm hay tài chính".

'Nơi thờ phượng là chỗ để những người hướng đến khi họ lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, khi họ đau khổ và đó là lúc họ hướng đến Thượng Đế để cầu xin ơn phước".

"Vì vậy ngăn chận một số người chỉ vì họ không chủng ngừa, không phải là một hành động tốt”, Surinder Jain.

Còn Giáo hội Sikh Gurudwara ở bờ biển phía bắc Sydney là Turramurra, Chủ tịch là ông Harbir Bhatia cho rằng, việc tuân thủ các qui định của chính phủ là điều tốt nhất.

“Nếu quí vị muốn loại bỏ điều này, hay không phải loại bỏ nhưng hãy kiểm soát nó, trong tầm kiểm soát toàn bộ thứ COVID này".

"Càng có nhiều người được chủng ngừa sẽ là lối thoát và không có nghi ngờ gì về nó".

"Tất cả các nghiên cứu y học và mọi thứ đang hướng chúng ta đi theo hướng đó".

"Vì vậy, chúng tôi khuyên quí vị nên tiêm phòng và nếu chính phủ phải có thái độ mạnh mẽ hơn một chút, thì điều đó là chính đáng vì lợi ích của cộng đồng mà thôi”, Harbir Bhatia.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share