Các hạn chế mới áp dụng tại Âu Châu khi các ca nhiễm mới COVID-19 gia tăng

Robert Kennedy Jr speaks to a crowd protesting the green pass in Milan, Italy

Robert Kennedy Jr speaks to a crowd protesting the green pass in Milan, Italy Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Âu Châu đang phải vật lộn với làn sóng nhiễm coronavirus mới trên khắp lục địa và người dân đang trở nên mất kiên nhẫn, với các biện pháp được đưa ra để bảo vệ cho họ. Trong khi đó, một cơ quan mới để cố vấn cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO về các mầm bệnh mới đã được công bố.


Âu Châu một lần nữa trở thành tâm điểm cho số ca nhiễm coronavirus ngày càng gia tăng, gây lo ngại trong thời gian trước lễ Giáng sinh.

Một số quốc gia đang xem xét việc áp dụng lại các hạn chế và đang có tranh luận về việc, liệu chỉ riêng vắc xin có đủ để chế ngự COVID-19 hay không.

Hoà Lan trở lại tình trạng đóng cửa một phần vào cuối tuần, với các nhà hàng và siêu thị buộc phải đóng cửa trước 8 giờ tối, trong khi các cửa hàng khác chỉ có thể mở cửa đến 6 giờ tối mà thôi.

Bà Barbara Kizjer, một nhân viên pha chế tại quày rượu không hài lòng với quy định này.

“Nó thật quá tệ hại do nhà bếp của chúng tôi mở cửa đến 9 giờ tối và chúng tôi mất rất nhiều tiền cũng như rất nhiều thời giờ".

"Cuối cùng, chúng tôi kiếm được rất nhiều tiền vì ngày nào chúng tôi cũng được đặt bàn trước, do chúng tôi có một nhà bếp rất tốt và bây giờ chúng tôi phải đóng cửa nhà bếp sớm hơn 2 giờ".

"Vì vậy, tốn kém tiền bạc, mọi người nghĩ rằng nó không công bằng, bởi vì tôi biết có COVID, nhưng sự khác biệt là 2 giờ, 4 giờ trước đó, rồi họ sẽ tổ chức tiệc trong nhà bây giờ".

"Vì vậy, quí vị sẽ không giải quyết vấn đề như thế này”, Barbara Kizjer.

Thế nhưng các khó khăn lớn hơn đang xuất hiện cho người dân Hoà Lan.

Các bệnh viện đang cảm nhận được sự căng thẳng do số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và hiệp hội các bệnh viện của nước nầy cho biết, tình trạng tệ hại nhất sẽ diễn ra.

Các bệnh nhân COVID-19 tại nước nầy gia tăng khoảng 2 ngàn người vào hôm thứ hai, bao gồm đến 400 người trong các phòng chăm sóc đặc biệt, vốn là con số cao nhất kể từ tháng 5.

Trong khi đó những người biểu tình xuống đường tại thành phố Milan của Ý, khi lên án Thẻ Xanh vốn là một giấy chứng nhận bắt buộc cho mọi công nhân tại Ý.

Ông Robert F Kennedy Junior là con trai của cựu ứng viên Tổng Thống Hoa Kỳ là ông Robert F Kennedy, được biết là người tranh đấu chống lại tiêm chủng vắc xin.

Ông nói chuyện trước hàng ngàn người biểu tình tại Milan.

“Nó rõ ràng là một công cụ để kiểm soát nguồn cung tiền, kiểm soát các chuyển động riêng lẻ, kiểm soát nền kinh tế kỹ thuật số mới của chúng ta. Họ kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống và Thẻ Xanh là dấu hiệu cho điều đó”, Robert F Kennedy Junior.

Bất chấp con số người biểu tình đông đảo, các cuộc thăm dò công luận cho thấy hầu hết người dân Ý ủng hộ Thẻ Xanh.

Được biết Ý báo cáo có hơn 7500 ca nhiễm mới vào hôm qua.

Trong khi đó Thủ Tướng Đức Angela Merkel nói rằng, thế giới cần chuẩn bị tốt hơn trong việc điều tra về nguồn gốc của dịch bệnh.

Bà hoan nghênh việc thành lập một nhóm cố vấn mới cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO về các mầm bệnh nguy hiểm.

“Chúng ta cần được trang bị tốt hơn, khi tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các bệnh tật và dịch bệnh".

"Tôi hoan nghênh thực tế là Nhóm Cố vấn Khoa học về Nguồn gốc của Tác nhân gây bệnh sẽ thành lập một đơn vị nghiên cứu mới và hợp tác trong một thời gian dài hơn".

"Họ sẽ có nhiệm vụ thông báo ngắn gọn cho WHO, về sự xuất hiện của các mầm bệnh mới”, Angela Merkel.
"Tất cả chúng ta nên đoàn kết nhau cho đến mùa xuân, nhưng tất nhiên tôi rất buồn khi mọi thứ giờ đây lại đi đến sự phong tỏa”, Antonia.
Bà đề ra những hướng dẫn về việc, làm thế nào nhóm cố vấn có thể hữu hiệu trên khắp thế giới.

“Chúng ta cần chắn chắn rằng có nhiều sự hợp tác và nhiều mạng lưới hơn nữa trong lãnh vực khoa học, chính trị, cũng như giữa các nhà khoa học và chính trị gia".

"Thứ hai, chúng ta cần các cấu trúc có hiệu quả. Để làm được điều này, chúng ta cần đặt nguồn tài chính của Tổ chức Y tế Thế giới dưới nền tảng đáng tin cậy".

"Xét cho cùng, WHO, với tư cách là cơ quan điều phối của kiến ​​trúc y tế toàn cầu, sẽ đóng một vai trò trung tâm”, Angela Merkel.

Trong khi đó thủ đô Đức Berlin cùng với một số tiểu bang tại Đức trong việc giới hạn số người đến nhà hàng, rạp chiếu phim, viện bảo tàng hay các buổi hòa nhạc, và chỉ có những người đã chủng ngừa đầy đủ hay mới khỏi bệnh mới được vào những nơi kể trên mà thôi.

Những người không chủng ngừa không thể vào các nơi nói trên, còn người dưới 18 tuổi thì được ngoại lệ.

Một cư dân tại Berlin là bà Antonia nói rằng, bà sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết.

“Cuối cùng, tôi nghĩ điều quan trọng là tất cả chúng ta phải tập hợp lại với nhau một lần nữa, đồng thời thực hiện đeo khẩu trang bắt buộc và tất nhiên là bảo vệ bản thân, kể cả những người có thể bị ảnh hưởng".

"Tất cả chúng ta nên đoàn kết nhau cho đến mùa xuân, nhưng tất nhiên tôi rất buồn khi mọi thứ giờ đây lại đi đến sự phong tỏa”, Antonia.

Được biết tuần nầy Quốc hội Đức sẽ bỏ phiếu về một số quy định hạn chế mới về coronavirus, do các đảng phái soạn thảo và những đảng nầy hiện chuẩn bị thành lập chính phủ.

Kế hoạch được biết đang được tăng cường, nhằm cho phép các hạn chế gắt gao hơn nguyên thủy.

Để biết được các dịch vụ y tế và hỗ trợ hiện có bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share