Nghiệp đoàn: Ngân sách chẳng quan tâm đến nhu cầu của các trường công

Correna Haythorpe of the Australian Education Union

Correna Haythorpe of the Australian Education Union Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nghiệp đoàn đại diện cho giáo chức và hiệu trưởng trong các trường công lập đã cáo buộc chính phủ Turnbull đã làm ngơ nhu cầu của học sinh trong bản ngân sách vào tối thứ ba.


Nghiệp Đoàn Giáo Dục Úc Châu cho biết bản ngân sách bất công và chẳng quan tâm đến nhu cầu của các trường công lập trên toàn nước Úc.

Ngân sách liên bang bao gồm việc tái tài trợ cho Chương Trình Tuyên Úy Hoc Đường Toàn quốc Úc, trên căn bản thường trực.

Chuyện nầy gây nhiều chỉ trích gay gắt, từ Nghiệp Đoàn Giáo Dục Úc Châu.

Chương trình bao gồm một mục tiêu mới là ngăn chận chuyện bắt nạt và sẽ tốn gần 250 triệu đô la trong 4 năm.

Chủ tịch Nghiệp Đoàn Giáo Dục Úc là bà Correna Haythorne cho biết, tiền bạc nên được chi tiêu tốt hơn vào các lãnh vực khác.

"Chúng tôi muốn thấy hiện nay  có việc tài trợ cho các trường mẫu giáo, chúng tôi muốn có việc tài trợ công bằng cho các trường học và trường TAFE của chúng ta".

"Đây không phải là vấn đề được dàn xếp và chúng tôi biết rằng các bậc cha mẹ trên khắp nước Úc, sẽ rất bất mãn với bản ngân sách liên bang nầy", Correna Haythorne.

Trong khi đó Liên Đoàn Giáo Chức NSW ước tín,h bản ngân sách gồm các khoản căt giảm mới lên đến 270 triệu đô la, trong lãnh vực dạy nghề và huấn luyện.

Chủ tịch là ông Maurie Mulheron cho biết, đó quả là một điều đáng hỗ thẹn.

"Điều nầy ảnh hưởng đến các trường TAFE trên khắp nước Úc và đặc biệt còn ảnh hưởng đến các trường đại học ở địa phương và những vùng xa xôi của nước Úc,vốn là một trường duy nhất mà những người trẻ cần đến để học được các kỷ năng mà chúng ta cần đến tại nước Úc nầy".
"Thế nhưng tôi không khởi sự từ một ý tưởng sai lầm là ngoại viện là không đáng và không cần thiết", Bill Shorten.
Trong khi đó, Thủ Tướng Malcolm Turnbull bênh vực cho quyết định của chính phủ, khi kéo dài thời gian chờ đợi của di dân, để được hưởng các trợ cấp khác nhau về phúc lợi gia đình, từ 3 tăng lên 4 năm.

"Các di dân thường trú qua được hệ thống di trú như là những di dân có tay nghề nói chung".

"Dĩ nhiên họ đến đây trên căn bản đó và sẽ được tuyển dụng, do họ đến Úc để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chúng ta".

"Chuyện nầy chỉ đúng khi họ làm việc ở đây trong một thời gian trước khi họ hội đủ các điều kiện trong các lợi lộc đó", Malcolm Turnbull.

Còn các nhóm vận động ngoại viện Úc hiện cảnh cáo, các kế hoạch tại hải ngoại của Úc sẽ thu hẹp lại, sau khi chính phủ cắt giảm 141 triệu đô la, trong phần ngoại viện trong bản ngân sách.

Lãng tụ đối lập Lao Động là ông Bill Shorten cho đài Sky News biết rằng, ngoại viện là một phương cách ảnh hưởng rất tốt về mặt chính trị.

"Nếu nước Úc từ bỏ  và rời khỏi khu vực nầy, thì chúng ta tạo nên một khoảng trống mà các kẻ khác sẽ điền vào".

"Vì vậy tôi chỉ nói vứi những người cho rằng ngoại viện chỉ là chuyện mất thời giờ 'Đó không chỉ là một việc làm tốt để giúp đỡ mà có cỏn duy trì mối thân hữu chiến lược nữa".

"Chúng tôi sẽ tính toán các con số và xem chúng tôi có thể làm gì, nếu thắng cử".

"Thế nhưng tôi không khởi sự từ một ý tưởng sai lầm là ngoại viện là không đáng và không cần thiết", Bill Shorten.

Được biết ông Shorten sẽ đọc bản đáp trả ngân sách, vào tối thứ năm.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share