Bầu cử Liên Bang 2019: Người tị nạn trên đảo có thể định cư ở New Zealand?

SCOTT MORRISON BRISBANE

Scott Morrison and Peter Dutton. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ Liên Đảng cho biết nếu tái đắc cử chính phủ không loại trừ chấp nhận lời đề nghị của New Zealand nhận 150 người tị nạn ở Nauru và Manus. Lao Động tiếp tục tập trung vào chính sách y tế, và đã công bố kết toán ngân sách.


Lao động nói họ sẽ cẩn thận hơn đối với việc chi tiêu ngân sách chứ không như Liên Đảng.

Phát ngôn nhân Ngân khố của đối lập, ông Chris Bowen công bố hôm nay cho biết Lao Động sẽ tiết kiệm được 154 tỉ đôla trong vòng 10 năm tới. Ông Bowen nói chưa bao giờ phe đối lập có thể đưa ra những con số sớm sủa như thế này.

"Năm 2013 khi Đảng Tự Do làm đối lập, họ chỉ công bố kết toán chính sách có 36 tiếng đồng hồ trước bầu cử. Nhưng chúng tôi có thể làm chuyện đó hai tuần trước bầu cử, nhưng thực ra họ đã công bố chính sách trong ngân sách 2014 khi họ cắt giảm y tế, giáo dục và hưu bổng.

Phe đối lập cho biết họ sẽ phục hồi các cắt giảm cho bệnh viện, trường học và giảm thuế cho 10 triệu nhân công Úc kể từ 1 tháng 7. Lao động cũng hứa hẹn sẽ đưa ngân sách trở lại thặng dư 1 phần trăm, sớm hơn những gì chính phủ Liên Đảng tiên đoán đến 4 năm.

Trong khi đó, đi vận động tại đơn vị Cowper ở duyên hải phía bắc của tiểu bang NSW, Thủ tướng Scott Morrison cho biết nếu tái đắc cử chính phủ sẽ không xem lại chính sách giảm thuế cho các công ty với vốn luân chuyển trên 50 triệu đôla một năm.

Ông Morrison tập trung vào các thành quả kinh tế của chính phủ, và nói rằng Liên Đảng có kế hoạch rõ ràng cho tương lai, vì vậy bỏ phiếu cho Liên Đảng sẽ an toàn hơn cho Lao Động.

"Khi mà các chính sách dựa vào chi tiêu quá tay như Lao Động luôn luôn làm. Ai còn nhớ chi tiền ra mà không thu về kết quả, những hội trường cho các trường học? Ai còn nhớ những thất bại trong việc bảo vệ biên phòng, từ 11 tỉ lên đến 16 tỉ đôla? Chúng ta đều còn nhớ cả. Lao Động luôn nói hứa chỉ chi tiêu nhiêu đó thôi nhưng rồi lại chi nhiều hơn thế. Chúng tôi phải bớt nợ bằng cách kiểm soát chi tiêu công cộng, và chính phủ của chúng tôi đã làm việc này tốt nhất so với bất kỳ chính phủ nào trong 50 năm qua."

Vận động trên Queensland ngày hôm qua, thủ lãnh đối lập, ông Bill Shorten ca ngợi các thành quả trong lãnh vực y tế của Lao Động. Ông hứa Lao Động sẽ chi nhiều hơn Liên Đảng đến 8 tỉ rưởi đôla cho y tế. Ông Shorten cũng cam kết nếu đắc cử Lao Động, nội trong 50 ngày đầu cầm quyền họ sẽ bỏ đóng băng Medicare mà chính phủ áp dụng từ năm 2013, và trợ giá thêm cho các bệnh nhân ung thư. Ông Shorten thúc giục cử tri nên lựa chọn cách tiền thuế của họ được sử dụng như thế nào.

“Một lần nữa Lao Động nói rằng dân chúng có sự lựa chọn trong cuộc bầu cử này. Họ muốn được hỗ trợ tài chánh nhiều hơn khi chữa trị ung thư, hay là họ muốn có thêm những kẻ hở trong chính sách thuế? Họ muốn người già được hỗ trợ tiền chăm sóc răng, hay là muốn chúng tôi hỗ trợ tài chánh cho bệnh nhân ung thư? Họ muốn chúng tôi đảo ngược các cắt giảm cho bệnh viện, hay là muốn giảm 80 tỉ đôla tiền thuế của họ cho nhà giàu?"

Liên quan đến vấn đề người tầm trú, Bộ trưởng Nội vụ ông Peter Dutton cho biết nếu tái đắc cử chính phủ sẽ không loại trừ khả năng chấp thuận đề nghị của New Zealand đón nhận 150 người tị nạn ở Nauru và Manus.

Năm 2013 chính phủ New Zealnd đưa ra đề nghị này, nhưng ông Dutton nói rằng vào lúc này đó không phải là điều chính phủ muốn thấy xảy ra. Chính phủ đã nói rằng họ chỉ đồng ý với điều kiện những người tị nạn được định cư ở New Zealand sau này sẽ không bao giờ được quyền qua Úc. Lao Động cũng đồng ý như vậy. Ông Dutton nói làm như vậy New Zealand sẽ trở thành cửa sau để vào Úc.

"Nếu là công dân New Zealand bạn có thể đến Úc và xin visa ngay phi trường. Không có nước nào trên thế giới mà được như vậy. Vì vậy nếu anh muốn đi cửa sau để vào Úc thì anh đi qua New Zealand trước. Quý vị cần biết rõ sự khác biệt giữa New Zealand và các nước khác, kể cả Hoa Kỳ. Nếu Lao Động đắc cử họ sẽ đem người tị nạn ở Nauru và Manus vào đất liền, tôi cam đoan chúng ta sẽ thấy lại các chiếc tàu đi đến Úc cho mà coi.”

Phó thủ lãnh lao Động, bà Tanya Plibersek nói bà muốn thấy thỏa thuận tái định cư ở Mỹ được nới rộng để có thêm người tị nạn ở Nauru và Manus được qua Mỹ định cư. Hiện có khoảng 900 người tầm trú vẫn còn ở trong các trại giam di trú bên ngoài nước Úc.
             

 

 

 

 

 

 

 


Share