Cộng đồng Úc lên tiếng bảo vệ người Baha'i bị đàn áp ở Yemen

The serenity of the Bahai temple in Sydney belies its followers fears for family in Yemen (

The serenity of the Bahai temple in Sydney belies its followers fears for family in Yemen Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cộng đồng Baha’i của Úc đang tìm cách lên án cuộc đàn áp các những người có cùng đức tin với họ ở Yemen. Phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn kiểm soát các khu vực phía bắc Yemen đã buộc tội tới 24 thành viên thuộc cộng đồng Baha’i với các cáo buộc hình sự, trong đó có một thủ lĩnh tôn giáo là Hamed Bin Haydara, người hiện đang đối mặt với án tử hình.


Ngôi đền Baha'i ở Sydney là một trong số tám ngôi đền thờ đức tin này trên toàn thế giới.

Thế nhưng khung cảnh hòa bình nơi đây che dấu một lịch sử đàn áp phức tạp mà những người theo tín ngưỡng của nó đã đấu tranh chống lại kể từ khi thành lập.

Các tổ chức nhân quyền hiện đang cảnh báo rằng Baha'is đang ngày càng bị các phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn đàn áp nặng nề trong cuộc nội chiến ở Yemen.

Em gái và em rể của Liqaa Saifi's, đang sống tại Brisbane, là hai trong số 24 người đang đối mặt với cáo buộc hình sự có thể bị kết án tử hình.

Cô nói rằng em gái của cô bị buộc phải trốn.

"Tôi vô cùng hoảng loạn, tôi cảm thấy sợ và hoảng hốt về những gì đã xảy ra với em gái và chồng của em tôi. Họ đang trốn để giữ an toàn tính mạng ở một nơi an toàn nhưng tôi cảm thấy hoảng loạn và rất sợ hãi". 

Nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Yemen là Rasha Mohamed nói rằng cuộc đàn áp người Baha'i đã trở nên tồi tệ trong cuộc nội chiến, một cuộc xung đột vẫn cố gắng tìm kiếm hòa bình thông qua các cuộc đàm phán hoán đổi tù nhân.

"Hiện nay số lượng người Baha'i bị bắt bớ và bị truy tố ngày một tăng. Theo phân tích của tôi, việc này đang được thực hiện để Houthi có thể có lợi thế trong các cuộc đàm phán với ủy ban tù nhân do đặc phái viên Liên Hợp Quốc điều hành đến chính phủ của Yemen."
 
Một cáo trạng do SBS News thu được, xác nhận những người phải đối mặt với cáo buộc là gián điệp nước ngoài và từ bỏ tôn giáo, bao gồm một nhà lãnh đạo Baha'i ở Yemen, Haymed Bin Haydara, người hiện đang đối mặt với bản án tử hình.
"Chúng tôi chưa thấy bất cứ điều gì ngoại trừ các thủ tục xét xử thiếu công bằng đang được thực thi bởi chính quyền Houthi. Đó là lý do tại sao chúng tôi cực kỳ lo lắng cho 24 người này. Nhiều người trong số họ đang lẩn trốn hoặc đang bỏ chạy. Họ có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào, bao gồm cả trẻ em trong danh sách này." Rasha Mohamed
Ông là một trong sáu tín đồ của đức tin này đang bị giam giữ tại thủ đô Sanaʽa của Yemen.

Bà Mohamed cho biết danh sách những người phải đối mặt với các cáo buộc bao gồm tám phụ nữ và một trẻ em.  

"Chúng tôi chưa thấy bất cứ điều gì ngoại trừ các thủ tục xét xử thiếu công bằng đang được thực thi bởi chính quyền Houthi, vì vậy đó là lý do tại sao chúng tôi cực kỳ lo lắng cho 24 người này. Nhiều người trong số 24 người này đang lẩn trốn hoặc đang bỏ chạy. Họ có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào, bao gồm cả trẻ em trong danh sách này."
 
Baha'i được thành lập tại Iran vào năm 1863, nơi những người theo đức tin này trong lịch sử phải đối mặt với nhiều cuộc đàn áp.

Tôn giáo này tin rằng các tiên tri của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, bao gồm Đức Phật, Chúa Jesus và Mohammad và nhà lãnh đạo tinh thần của riêng họ Bahá'u'lláh, là biểu hiện khác nhau của cùng một vị thần.

Nguồn gốc của tôn giáo này ở Úc bắt nguồn từ những năm 1920.

Natalie Mobini là đại diện của cộng đồng Baha'i trước chính phủ Úc.
 
Bà nói rằng nhiều thành viên của cộng đồng Baha'i tại Úc phải đối mặt với sự khủng bố vì niềm tin của họ.

"Một nhánh của người Baha'i vào đầu những năm 1980 đã bị triệt tiêu sau cuộc cách mạng ở Iran, nơi cuộc đàn áp lan rộng đã nổ ra chống lại cộng đồng Baha'i ở đó. Một số lượng đáng kể các thành viên trong cộng đồng của chúng ta đã trải qua chính sách khủng bố ở Iran và bây giờ thật kinh hoàng khi thấy sự khởi đầu của một trường hợp tương tự ở Yemen."
 
Bà Mobini nói rằng những cáo buộc chống lại những người Baha'i ở Yemen là vô căn cứ.

"Tôi nghĩ thật đau lòng cho những người Baha'i. Không có cơ sở nào cho những cáo buộc đó ngoài tôn giáo của họ. Họ là một nhóm người dễ bị tổn thương ở một quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Cộng đồng Baha'i thực sự hy vọng rằng công lý sẽ chiến thắng. Ở đây, bản án tử hình sẽ bị hủy bỏ, các cáo buộc chống lại 24 người sẽ bị hủy bỏ, sáu tù nhân sẽ được thả ra. Cộng đồng sẽ có thể quay lại sống cuộc sống của họ và thực hành đức tin của họ một cách an toàn." 
 
Các chính trị gia Úc đã tham gia vào cuộc đấu tranh cho những người Baha'i bị buộc tội.

Nghị sĩ Úc Peter Khalil nói năm ngoái Úc đã ký một tuyên bố chung nêu bật mối quan tâm về cuộc đàn áp người Baha'is ở Yemen.

"Bằng chứng cho thấy rõ ràng rằng đây là một hành động có động cơ chính trị và tôn giáo để đàn áp người Baha'i trong lãnh thổ do Houthi kiểm soát. Chúng ta đã thấy điều này một lần nữa ở Iran, những người rõ ràng là nhà tài trợ cho phiến quân Houthi. Tất nhiên, do cuộc nội chiến ở Yemen, các chính sách ngoại giao hiện không có sẵn và việc đại diện cho những người này trở nên rất khó khăn."
 
Liqaa Saifi vẫn liên lạc với em gái. Cô cầu nguyện chấm dứt cuộc đàn áp này.

 


Share