Úc bị các đảo quốc Thái Bình Dương “gây áp lực” chống biến đổi khí hậu

Pacific Island Forum

Workers build a sea wall in the Marshall Islands in a bid to prevent floods from rising sea levels Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thủ tướng Úc Scott Morrison sẽ đối mặt với áp lực thúc đẩy Úc cam kết dự phần vào việc chống biến đổi khí hậu, khi ông tham dự Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương trong tuần này. Diễn đàn được đưa ra sau Tuyên bố Boe vào năm ngoái, khẳng định biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với sinh kế, an ninh và phúc lợi của người dân ở Thái Bình Dương.


Ông Morrison sẽ tham dự cuộc họp Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương vào thứ Tư tại Tuvalu để thảo luận cách tốt nhất bảo đảm cho tương lai của khu vực này.

Đối với các quốc đảo Thái Bình Dương, điều này đồng nghĩa vớiviệc  đối phó với biến đổi khí hậu, cùng các áp lực buộc Úc phải tăng mục tiêu giảm phát thải và ngưng việc sản xuất than đá.

Chuyên gia về chính sách Thái Bình Dương Tess Newton Cain nói rằng đây có thể là vấn đề chính bao trùm diễn đàn.

"Chúng ta đã được nghe từ Thủ tướng Fiji, Thủ tướng Tuvalu và rất nhiều những người khác rằng mọi người đều nhận ra Úc đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó với thảm họa của biến đổi khí hậu, trong khi Úc đang đầu tư rất nhiều vào khả năng thích ứng và phục hồi, Úc bị coi là thiếu sót trong hành động cắt giảm khí thải."

Tuvalu được tạo thành từ chín hòn đảo san hô nhỏ và đi đầu trong biến đổi khí hậu. Chính phủ nước này lo ngại những hòn đảo như vậy không còn có thể ở được vào đầu năm 2030 do mực nước biển dâng cao.

Tuần trước, ông Morrison tuyên bố cam kết việc chấm dứt xuất cảng rác tái chế sang các quốc gia nơi chất thải có nguy cơ bị đổ ra thủy lộ, đây là bằng chứng cho cam kết của Úc đối với một Thái Bình Dương sạch hơn.

Ông Morrison cũng nói rằng việc đầu tư vào các dự án khác sẽ giúp khu vực đối phó với biến đổi khí hậu.

Thế nhưng người phát ngôn của Lao động, Pat Conroy nói rằng Úc nên tiến xa hơn vì sự phát triển của quốc tế và Thái Bình Dương.

“Chính phủ đã báo hiệu rằng họ sẽ từ chối lời cầu xin của các quốc đảo Thái Bình Dương để nâng cao tham vọng biến đổi khí hậu của Úc. Rõ ràng là tuyên bố về việc không xuất cảng rác tái chế sang Thái Bình Dương vào cuối tuần, là một nỗ lực để đánh lạc hướng mọi người vì sự thiếu sót của chính phủ trong cam kết về biến đổi khí hậu.”

Mục tiêu giảm phát thải của Úc vẫn ở mức 26 đến 28% của năm 2005 vào năm 2030.

Ông Conroy nói rằng cam kết của Úc không nên bao gồm việc sử dụng các cam kết trong Nghị định thư Kyoto về việc giảm khí thải nhà kính, mà theo ông, việc này làm cho các mục tiêu chống biến đổi khí hậu của Úc đạt được dễ dàng hơn.
Chính phủ đã báo hiệu rằng họ sẽ từ chối lời cầu xin của các quốc đảo Thái Bình Dương để nâng cao tham vọng biến đổi khí hậu của Úc. Rõ ràng là tuyên bố về việc không xuất cảng rác tái chế sang Thái Bình Dương vào cuối tuần, là một nỗ lực để đánh lạc hướng mọi người vì sự thiếu sót của chính phủ trong cam kết về biến đổi khí hậu. Pat Conroy
Theo truyền thống, New Zealand thường có các thỏa thuận chung với Úc tại các diễn đàn tương tự, nhưng các chính sách khí hậu của Úc hiện đang đi theo một hướng khác với New Zealand, khi người dân xứ Kiwis có mục tiêu đầy tham vọng là khí thải ở mức 0 vào năm 2050.

Bà Cain tin rằng Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern có khả năng đóng vai trò quan trọng tại diễn đàn.

"Cho đến thời điểm này, chúng ta đã thấy những cam kết khá rõ ràng từ New Zealand, chính sách của họ phù hợp hơn với các quốc gia Thái Bình Dương. Việc này có thể  xảy ra với Úc, nhưng rõ ràng là các cam kết ngoại giao có thể hơi lỏng lẻo vào thời điểm như thế này. Tôi hy vọng rằng Úc sẽ cung cấp cho họ một số hỗ trợ. Tôi không chắc chắn rằng người dân Thái Bình Dương có thể hoàn toàn tin tưởng vào New Zealand trong nhiệm vụ này.”

Thủ tướng Frank Bainimarama của Fiji dự kiến sẽ có tiếng nói quan trọng khi ông quay trở lại diễn đàn năm nay, cảnh báo các quốc gia nhỏ hơn không để Úc từ chối các cam kết khí hậu tại diễn đàn.

Các vấn đề an ninh khu vực liên quan đến sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực dự kiến sẽ nổi lên, cùng với vấn đề dịch chuyển lao động và sức khỏe trong khu vực, nhưng nhiều khả năng các cuộc thảo luận sẽ hướng tới các vấn đề về khí hậu.

Tiến sĩ Simon Bradshaw, Cố vấn chính sách biến đổi khí hậu của Oxfam Australia, hiện đang ở Tuvalu để tham gia diễn đàn.

 "Tôi chắc chắn rằng ông Scott Morrison sẽ đưa ra một điều gì đó, có lẽ sẽ là sự tài trợ nhiều hơn cho hạ tầng cơ sở phục hồi khí hậu trong khu vực hoặc các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều đó chắc chắn sẽ được hoan nghênh nhưng nó sẽ không xoa dịu các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương và các mối quan tâm của cộng đồng."

Share