Argentina bị ảnh hưởng thảm hại từ khủng hoảng tiền tệ

A man stands outside an exchange office in Buenos Aires, Argentina, Wednesday, Aug. 29, 2018.

A man stands outside an exchange office in Buenos Aires, Argentina, Wednesday, Aug. 29, 2018. Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Argentina đã yêu cầu Quỹ tiền tệ quốc tế phát hành một khoản tiền bảo lãnh 50 tỷ đô la sau khi đồng peso giảm xuống mức thấp kỷ lục mới. Nền kinh tế lớn thứ ba châu Mỹ Latinh đang chịu khủng hoảng, và điều này càng trở nên tồi tệ hơn bởi khủng hoảng tiền tệ ở các quốc gia mới nổi khác.


Nền kinh tế của Argentina đang gặp khó khăn. Đó là đồng tiền tệ, peso đã giảm hơn 40% trong năm nay.

Điều đó càng làm tỷ lệ lạm phát của Argentina tệ hơn, hiện tại là 30% - một trong những tỷ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới.

Vào tháng 5, Tổng thống Mauricio Macri đã đồng ý về các điều khoản của khoản cứu trợ 50 tỷ đô la từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và nói rằng ông sẽ không cần khoản tiền đó.
Nhưng hiện nay, ông ấy lại rất cần đến nó.

"Chúng tôi đã có những biểu hiện mới về sự thiếu tự tin trên thị trường trong tuần qua, cụ thể là trong khả năng để đạt được tài trợ cho năm 2019. Đó là lý do tại sao tôi muốn thông báo rằng chúng tôi đã đồng ý với Quỹ Tiền tệ Quốc tế để thúc đẩy tất cả các quỹ cần thiết nhằm bảo đảm tuân thủ chương trình tài chính vào năm tới."

Nhiều người Argentina đổ lỗi cho I-M-F vì đã khuyến khích các chính sách dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của đất nước vào năm 2001.

Cuộc khủng hoảng đã gây ra tình trạng thất nghiệp, bạo loạn và sự sụp đổ của chính phủ.

Nhưng lần này, I-M-F muốn theo dõi kỹ hơn số tiền có thể được chi tiêu.

Một số nhà phân tích thị trường, như Marcelo Trovato, cho biết cuộc khủng hoảng của Argentina không chỉ là kinh tế - nó còn là chính trị vì sự quản lý yếu kém của chính phủ.

"Sự thiếu tín nhiệm trong chính trị đang tạo ra một tình trạng hỗn loạn nguy hiểm. Các nhà đầu tư nhìn thấy nó - và đó là lý do tại sao vốn đang biến mất."

Đồng tiền của Argentina là một trong số nhiều tiền tệ trên thế giới bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ.

Các lira đã giảm mạnh trở lại sau khi một cơ quan xếp hạng cảnh báo rằng các ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính.

Ngành thép quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ đang phải chịu mức thuế nhập khẩu tăng gấp đôi ở Hoa Kỳ.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng một thỏa thuận khác, một Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ đã được sửa đổi lại (NAFTA)), sẽ được hoàn thành trong tuần này.

Mexico đã đồng ý với thỏa thuận này, và ông Trump nói ông tự tin sẽ có một thỏa thuận với Canada.

"Hiện giờ chúng tôi đang đàm phán với họ và họ muốn trở thành một phần của thỏa thuận. Chúng tôi đã cho đến thứ sáu (31 tháng 8), và tôi cho rằng chúng tôi đang đi khá là đúng hướng. Chúng tôi sẽ xem điều gì sẽ xảy ra. Nhưng trong mọi tình huống thì mọi thứ đều đang diễn ra rất suôn sẻ."

Nhưng Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói rằng mọi thứ vẫn chưa chắc chắn.

Đó chỉ là một khả năng, bởi vì nó sẽ xoay quanh việc cuối cùng thì đó có phải là một thỏa thuận tốt cho Canada hay cho người dân Canada hay không. Tôi đã nói ngay từ đầu rằng- Không có thỏa thuận NAFTA nào tốt hơn một thỏa thuận NAFTA tồi tệ. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiên định về điều đó ."

Một khía cạnh của thỏa thuận này đang gây ra mối quan tâm khác, đặc biệt đối với các nhà sản xuất xe hơi Đức: yêu cầu 75 phần trăm các bộ phận của một chiếc xe phải đến từ Bắc Mỹ, hoặc phải chịu thuế.

Hai hãng xe BMW và Daimler không đáp ứng mục tiêu này, vì cả hai đều chế tạo động cơ của họ ở châu Âu.

Bất kỳ mức thuế nào trên xe hơi sẽ tăng đáng kể cho  sự cân bằng thương mại U-S với Liên minh châu Âu.

Chính quyền Trump cho biết bất chấp sự căng thẳng, Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều bày tỏ mong muốn xóa bỏ những rào cản đối với mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn.


Share