Ân Xá Quốc Tế: Quá nhiều người không được tôn trọng nhân quyền tại Úc

Protestors preparing signboards

Protestors preparing signboards Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế vừa công bố bản phúc trình thường niên 2021-2022 cho thấy, nhiều việc cần phải làm để bảo vệ nhân quyền cho người dân Úc. Bản phúc trình nêu bật các trường hợp bất công qua việc giam giữ trẻ em, đối xử với người Thổ Dân và chính sách về người tỵ nạn của Úc.


Phúc trình thường niên của Tổ chức Ân xá Quốc tế đã nêu bật sự bất công về chủng tộc giữa các quốc gia trong đại dịch coronavirus.

Một chủ đề đáng chú ý là lòng tham lam và sự ích kỷ chiếm ưu thế trong báo cáo, trong đó ghi nhận mục tiêu của các tập đoàn và quốc gia giàu có là giúp bản thân giàu hơn, thay vì quan tâm đến người nghèo.

Nhóm nhân quyền báo cáo một số lãnh vực được quan tâm ở Úc, bao gồm việc giam giữ trẻ em, sự bất công về chủng tộc đối với người Thổ Dân và việc sử dụng các cơ sở giam giữ ở nước ngoài nổi tiếng của Úc.

Ông Tim O'Brien từ Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, một khi trẻ em bị đưa vào trại giam khi còn nhỏ, chúng sẽ trở nên vô cùng khó khăn để xoay chuyển cuộc sống của mình.

“Có rất nhiều việc mà nước Úc có thể làm, thế nhưng chúng tôi biết điều đặc biệt cho trẻ em, đó là đừng đặt chúng vào vũng cát lún của hệ thống tư pháp, bởi vì nếu chúng rơi vào vũng lầy đó thì rất khó thoát ra".

"Úc là một trong số ít quốc gia trên thế giới nhốt trẻ em dưới 10 tuổi".

"Có những đứa trẻ 10 tuổi vào tù đêm nay và sáng mai chúng sẽ thức dậy trong tù, điều đó thực sự không thể chấp nhận được”, Tim O'Brien.

Trong báo cáo, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết mục tiêu của chính phủ Úc nhằm giảm tỷ lệ giam giữ người lớn là Thổ dân và Cư dân trên eo biển Torres ít nhất 15%, đã không đạt được.

Trong khi mức độ giam giữ ở trẻ em bản địa giảm nhẹ, tỷ lệ ở người lớn Thổ Dân lại tăng lên.

Có 26 người Thổ Dân đã chết khi bị giam giữ, trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021, nâng tổng số người chết lên ít nhất 500 người, kể từ khi Ủy ban Hoàng gia năm 1991 điều tra về ngườiThổ dân chết khi bị giam giữ.

Nhóm nhân quyền cho biết, không ai chịu trách nhiệm về bất kỳ cái chết nào trong số này.

Ông O'Brien nói rằng, chính phủ liên bang cũng cần cải thiện việc đối xử với những người xin tị nạn, chẳng hạn như những người đã di tản từ cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar hồi năm rồi.

“Hãy bảo đảm quyền hạn của người Thổ Dân và những người đang xin tị nạn là hoàn toàn cần thiết".

"Thế nhưng chúng tôi đã thấy một phản ứng rất hào phóng từ nước Úc, liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine, khi chào đón hàng ngàn người tị nạn từ đất nước đó và đóng góp một số tiền đáng kể viện trợ".

"Đó là những bước thực sự quan trọng, nhưng chúng tôi chưa thấy những phản ứng tương tự như vậy, đối với các cuộc khủng hoảng khác đã xảy ra vào năm ngoái".

"Tất nhiên, cuộc đảo chính ở Myanmar, nơi hơn 800 ngàn người hiện đang phải di tản, chúng tôi đã thấy rất ít trong số những người tị nạn đó được tái định cư ở Úc, cũng như không thấy những khoản viện trợ nhân đạo đáng kể để hỗ trợ họ, chúng tôi chắc chắn Úc có thể làm được nhiều hơn thế nữa”, Tim O'Brien.
"Điều đó sẽ thay đổi, khi Lao động cũng nói rằng họ sẽ cho phép gia đình Biloela quay trở lại nhà tại Biloela thuộc Queensland”, Ian Rintoul.
Trong khi đó ông Ian Rintoul thuộc Liên Hiệp Hành Động Của Người Tỵ Nạn nói rằng, nước Úc nổi tiếng là hà khắc trong việc đối xử với người tỵ nạn.

“Không còn nghi ngờ gì khi Úc là một nước hà khắc và đối với nhân quyền của người tị nạn, trước mắt cộng đồng quốc tế".

"Thật không may người ta đã hiểu rõ từ lâu rằng, chính phủ Úc qua các chính phủ kế tiếp đã làm suy yếu các quy ước tị nạn, làm giảm thiểu sự hiểu biết toàn cầu và các thủ tục mà áp dụng cho việc tái định cư, những người tị nạn và đó chỉ là toàn bộ câu chuyện kinh hoàng, ngày càng trở nên tồi tệ hơn qua từng năm tháng”, Ian Rintoul.

Ông Rintoul cho biết, cả chính phủ Tự do và Lao động cần phải cải cách các cơ sở giam giữ ở nước ngoài, ông lập luận rằng sẽ có một sự cải thiện đáng kể về quyền của người tị nạn, nếu đảng Lao động giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.

“Có hai việc nhỏ mà đảng Lao động cam kết: một là thị thực bảo vệ tạm thời và thị thực doanh nghiệp".

"Thực tế là những người xin tị nạn ở Úc đến bằng thuyền, chỉ được bảo vệ tạm thời và chuyện nầy sẽ thay đổi".

"Họ nên được cấp thị thực vĩnh viễn, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn đối với hàng ngàn người đã phải sống tự túc, khi có một cuộc sống rất bấp bênh ở Úc bằng thị thực tạm thời".

"Điều đó sẽ thay đổi, khi Lao động cũng nói rằng họ sẽ cho phép gia đình Biloela quay trở lại nhà tại Biloela thuộc Queensland”, Ian Rintoul.

Sau cùng các vấn đề cấp bách khác mà Tổ chức Ân xá Quốc tế nêu ra, bao gồm việc chính phủ Úc tiếp tục hỗ trợ các dự án than và khí đốt, vi phạm quyền đất đai của người bản địa và chống lại các mục tiêu giảm phát thải carbon, theo Thỏa Thuận Paris.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share