Đàn áp tôn giáo ngày càng trở nên tệ hại trên thế giới

Yazidi children at a protest in Toronto, Canada, hold photos of family members killed by ISIS

Yazidi children at a protest in Toronto, Canada, hold photos of family members killed by ISIS Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Liên Hiệp quốc nói rằng vấn đề đàn áp tôn giáo trên thế giới đang trở nên tệ hại. LHQ đã có cuộc họp Hội Đồng bảo an về vấn đề an toàn và an ninh của những tôn giáo nhỏ trong những cuộc khủng hoảng dẫn đến chiến tranh và LHQ cũng lấy ngày 22/8 hàng năm làm “Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” và năm nay là năm đầu tiên.


Các thành viên Hội đồng bảo An LHQ Ba Lan, Hoa kỳ, và Anh cùng những nước chưa là thành viên như Brazil, Canada và Jordan, cùng nêu lên quan ngại về vấn đề tự do tôn giáo hiên nay trên thế giới.

Từ Liên Hiệp Anh, Thượng Nghị sĩ Tariq Mahmood Ahmad của Wimbledon, Đặc sứ của Thủ tướng Anh về vấn đề Tự do Tôn giáo và Đức tin nói có rất nhiều xung đột trên thế giới ảnh hưởng nặng nề đến các cộng đồng tôn giáo.

"Tự do tôn giáo hay đức tin là một quyền vốn có của người Freedom. Nhìn chugn quanh chúng ta ngày nay bao bọc bởi những vụ khủng hoảng. Và rât thường xuyen khi mâu thuẩn diễn ra thì hậu quả không tránh khỏi như chúng ta thấy nó diễn ra trên thực tế đó là các cộng đồng tôn giáo và đức tin bị đàn áp đặc biêt là những tôn giáo nhỏ.”

Bộ trưởng ngoại giao Ba Lan Jacek Czaputowicz nói tự do tôn giáo là ưu tiên của chính phủ ông vào thời điểm mà những mối đe dọa chống lại các nhóm tôn giáo đang dâng cao.

"Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tự do tôn giáo cũng như những tín đồ của những nhóm tôn giáo nhỏ đã là ưu tiên hàng đầu của chính sách ngoại giao Ba Lan. Trong bối cảnh mà sự gia tăng những mối nguy cơ về khủng bố và cực đoan thì việc hiểu biết và hợp tác giữa những nhóm tôn giáo văn hóa sắc tộc càng quan trọng hơn bao giờ hết. Tình trạng tư do tôn giáo trên thế giới đang bị báo động, và vấnđề này đang rất tệ hại. Theo dữ liệu cho biết thì có đến khoảng một phần ba dân số thế giới bị là nạn nhân của những vụ đàn áp tôn giáo trong đó Thiên chúa giáo là nhóm bị đàn áp nặng nề nhất.”

LHQ đã lấy ngày 22/8 hàng năm làm "Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” và năm nay là năm đầu tiên.

Mục đích là để nhìn nhận tầm quan trọng của việc ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân của những vụ đàn áp tôn giáo và cung cấp những sự trợ giúp theo luật hiện hành là cần thiết.

Đại sứ Hoa Kỳ cho vấn đề Tự do Tôn giáo Quốc tế, Samuel Brownback nói ông thường xuyên kinh hoàng trước những cảnh bạo lực nhắm vào tôn giáo và tín ngưỡng diễn ra nhiều nơi trên thế giới.

"Tình trạng tự do tôn giáo trên khắp thế giới đang xấu đi và nó đang trở nên tồi tệ hơn. Theo nghiên cứu của Pew, 83% cộng đồng toàn cầu sống trong môi trường tôn giáo hạn chế, nghĩa là họ không thể thực hành đức tin của mình một cách tự do. Chúng tôi tìm thấy ở một số nơi trên thế giới mức độ bạo lực khủng khiếp đối với tôn giáo, đặc biệt là các nhóm tôn giáo thiểu số.”

Một khu vực đặc biệt đáng quan tâm là ở Trung Quốc, và Đại sứ Brownback đưa ra vấn đề của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ và không chỉ mình cộng đồng bị chính quyền Trung Quốc đàn áp.

"Tình hình người Duy Ngô Nhĩ được báo chí quốc tế ghi nhận rất rõ, chúng tôi đã thấy tình hình của những nhóm thực hành tôn giáo tại nhà bị đàn áp trong khi các nhà thờ của họ thì bị phá hủy. Những người theo đạo và những người giảng đạo đều bị tống vào tù, nhưng nó không dừng lại ở đó. Phật giáo Tây Tạng cũng đã bị đàn áp trong nhiều thập kỷ nay và nó vẫn tiếp tục. Và nhiều người bị bắt chỉ vì họ tập Pháp Luân Công.”

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres kêu gọi thế giới nhớ đến các nạn nhân của các cuộc đàn áp tôn giáo và cùng lên tiếng để chông lại chủ nghĩa bài Do Thái, và những hành động được dẫn dắt bởi sự thù hận để chống Hồi giáo, đàn áp Kitô giáo và các nhóm tôn giáo khác ".

Và phát biểu qua một liên kết video từ Geneva, giám đốc nhân quyền của Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet nói rằng bà ấy cảm thấy một sự báo động nghiêm trọng bởi sự gia tăng của bài ngoại, phân biệt chủng tộc và không khoan dung tôn giáo.

Bà nói rằng những thái độ đó đang đe dọa đến cuộc sống của chúng ta, cũng như dân chủ, bất ổn xã hội và hòa bình.

Phó Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, Nadine Maenza nói rằng tự do tôn giáo là nền tảng:

"Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do thể hiện những gì mà lương tâm mách bảo lương tâm và tự do thực hành đức tin theo tôn giáo của họ, bất kể họ cư trú ở quốc gia nào, bât kể họ có tin hay không tin theo tôn giáo nào."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share