Một phái bộ gìn giữ hòa bình ANZAC dùng đàn thay cho súng đạn

Soldiers Without Guns

Soldiers Without Guns Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Có lẽ ít người biết được một phái bộ hoà bình tại hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương đã chấm dứt cuộc nội chiến tại nơi nầy không phải bằng vũ khí mà chỉ dùng đàn tây ban cầm và văn hóa mà thôi.


Câu chuyện với kết thúc có hậu chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài trong 10 năm trời tại Bougainville hiện được ghi lại qua cuốn phim tài liệu có tên là Soldiers Without Guns, Chiến sĩ Không Cần Đến Súng Đạn.

Câu chuyện về việc một phái bộ gìn giữ hòa bình tại hòn đảo Bougainville bị chiến tranh tàn phá, là một chuyện hiếm người kể lại về sự hợp tác của ANZAC.

Hòn đảo ở Thái Bình Dương nầy lâm vào cuộc nội chiến kéo dài suốt một thập niên 1990, vốn là một cuộc xung đột bạo động khiến ít nhất 200 ngàn người chết, chiếm 1/6 dân số của đảo nầy.

Tranh chấp nổ ra về việc một mỏ đồng do Úc làm chủ và Papua New Guine khai thác trên đảo.

Bougainville từng bị nước Úc cai trị, trước khi trở thành một phần của Papua New Guine.

Hòn đảo nầy cách khoảng 1500 km về phía đông bắc nước Úc và cách Papua New Guine về phía đông khoảng 1000 km.

Theo sau một loạt các nỗ lực hoà bình bị thất bại, vào tháng 10 năm 1997, Chuẩn Tướng Roger Mortlock thuộc quân đội Tân Tây Lan, nẩy ra một kế hoạch hết sức táo bạo.

Ông cho các ký giả biết, sẽ bố trí một buổi hòa nhạc của Thổ dân Maori, cùng chở đến rất nhiều đàn guitar.

[[Brigadier Roger Mortlock, New Zealand Defence Force]] Trinh 3

“Nhóm hoà nhạc người Maori và các cây tây ban cầm được mang đến, sẽ là các vũ khí chính yếu trong kho vũ khí của chúng tôi,” ông nói.

Một trong các binh sĩ được tuyển mộ vào phái bộ là bà Fiona Cassidy, vào lúc đó là sĩ quan bộ binh trong quân đội Tân Tây Lan.

Bà cho biết, quyết định đưa những người không có võ trang trong phái bộ gìn giữ hòa bình, là chuyện chưa hề có trước đây.

“Điều đó không dễ dàng chút nào, tôi muốn nói là khi đi vào một môi trường đang sống tại một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, chúng tôi không biết liệu có an toàn hay không," bà nói.

"Quả có nhiều tình huống khá nguy hiểm, trừ khi quí vị đã từng ở trong một vùng giao tranh, hay một đất nước đã từng bị chiến tranh xảy ra, thì thật rất khó để mô tả mức độ lo lắng mà quí vị cảm nhận, nếu tôi đến một nơi như ngôi làng nầy thì liệu tôi có an toàn không.

"Trong khi các tay súng đến đây và đang đầu hàng, thì có nhiều thanh niên khác vẫn loanh quanh khắp nơi với khâu súng trên tay, những người không chắc đã ký tên vào tiến trình hoà bình tại đây.”

Tổ chức được gọi là Các Chiến sĩ Không Dùng Súng ghi nhận, khu mỏ Panguna do công ty Rio Tinto làm chủ, vốn là nguồn lợi tức quan trọng cho chính phủ Papua New Guine.

Thế nhưng khu mỏ lớn lao nầy, đã bị các nhóm chủ đất Thổ dân chống đối, qua việc làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường chung quanh.

Đến năm 1988, căng thẳng xảy ra giữa những người Thổ dân địa phương và các phu mỏ đến từ Úc và Papua tân Guine, đã dâng cao.

Tiếp theo là 10 năm xung đột võ trang, khiến Bougaville lâm vào cảnh chống lại chính phủ Papua New Guine và chính phủ nầy phong tỏa hòn đảo.

Sau đó là các vụ bạo động liên quan đến những xung đột nội bộ, giữa các phe lâm chiến ngay tại Bougainville.

Ông Will Watson là giám đốc cuốn phim người Tân Tây Lan nói rằng, cuộc chiến vẫn còn ám ảnh nhiều người tại Bougainville.

“Hậu quả của chiến tranh đã để lại trên những người nầy, tôi xem xét đó là những gì nổi bật trong quá khứ. Nó mang lại một tâm lý sự hãi và dẫn đến các hậu quả lớn lao," ông nói.

"Cuộc chiến quả thực sự tàn ác, tôi muốn nói đây là cuộc nội chiến tệ hại nhất trong lịch sử của vùng Thái bình Dương, họ đốt phá mọi thứ cho đến tận gốc rể, số thương vong luôn gia tăng.

"Họ không chỉ chết vì bom đạn mà còn do đói khát và bệnh tật, cũng như các nguyên nhân không thể lường trước được.

"Mục tiêu của tôi là tạo ra một câu chuyện liên kết mọi người một cách xúc động, để khi theo dõi cuốn phim với câu chuyện nầy quí vị sẽ có cảm tưởng về sự khủng khiếp của chiến tranh như thế nào và quí vị cũng hy vọng lớn lao khi cuộc nội chiến nầy kết thúc.”
"Quí vị sẽ thấy chúng tôi cùng nhau làm việc và món quả của tình yêu của mọi người đủ mạnh, để giúp đỡ những người khác, ngay cả trước đó họ không cần đến”, Will Watson.
Trong khi đó, ông James Batley là cựu Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại của Úc.

Ông là thành viên dân sự cao cấp của Úc, trong phái bộ gìn giữ hòa bình tại Bougainville.

“Chính phủ Úc rõ ràng rất quan ngại về tình trạng của Bougainville".

"Một phần của các khó khăn ,là không ai có những tin tức rõ ràng về những gì đang xảy ra, sau khi hòn đảo nầy hoàn toàn cắt đứt khỏi phần còn lại của Papua New Guinea, trong khi có nhiều tin tức các khó khăn về mặt nhân đạo trên đảo".

"Những gì nước Úc muốn làm, là tìm ra một giải pháp chính trị lâu dài cho hòn đảo nầy”, James Batley

Một chuyện bất ngờ trong cuộc nội chiến xảy ra vào năm 1997, khi chính phủ Papua tân Guine mướn các lính đánh thuê, nhằm chấm dứt cuộc xung đột.

Công ty Sandline International có trụ sở tại Luân đôn và là một tổ chức tư nhân chuyên về quân sự và ông James Batley cho biết, cuộc khủng hoảng với Sandline bị mang tiếng, đã mang lại một tầm nhìn mới về việc giải quyết các tranh chấp tại Bougainville.

“Tân Tây Lan nhận thấy có một cơ hội vào năm 1997, sau cuộc khủng hoảng Sandline để ủng hộ một giải pháp hoà bình, thực sự đó là một tiến trình hoà bình ngay trên đảo Bougainville", ông nói.

"Các nhà lãnh đạo New Zealand tỏ ra hết sức quan tâm, đến hoạt động của Nhóm Theo Dõi Ngưng Bắn trong 6 tháng đầu tiên, thế nhưng sau đó là chiến dịch do Úc hướng dẫn vào các năm sau đó.”

Vào năm đó, Tân Tây Lan qui tụ các nhà lãnh đạo của Bougainville lại, trong một cuộc hội đàm vào giữa mùa đông tại Burnham, gần thành phố Christchurch.

Cuộc đàm phán kết thúc, với nhiều nhà lãnh đạo ký kết hiệp ước đình chiến.

Sau đó một phái bộ gìn giữ hòa bình do Tân Tây Lan hướng dẫn, đến Bougainville với sự hỗ trợ của Úc, Vanatu và Fiji, để thực hiện những điều cam kết từ hiệp ước nói trên.

Ông Des Ratima là một cựu chiến binh với thâm niên 25 năm trong quân đội Tân Tây Lan, đã giúp đỡ việc kết hợp văn hóa Thổ dân Maori vào quân đội Tân Tây Lan, một điều mà nay đã ghi đậm nét trong quân đội nước nầy.

Ông Ratima cho biết, chính sách ngoại giao bằng văn hóa đã đạt đến đỉnh điểm, trong việc xây dựng niềm tin với người dân Bougainville, qua sứ mạng nói trên.

“Việc liên kết giữa người Thổ dân với nhau mang lại niềm tin và mọi người tin tưởng rằng hoà bình không chỉ có thể thực hiện được, mà còn rất xứng đáng để duy trì, bất chấp những khác biệt vẫn còn tồn tại".

"Sự hợp nhất về mặt văn hóa của chúng tôi bị lung lay, thế nhưng chúng tôi chuẩn bị gác lại chuyện nầy, bởi vì chúng tôi luôn có niềm tin tuyệt đối vào các binh sĩ bộ binh và hải quân cuả chúng ta, mọi người đã có sẵn ở đấy”, Des Retima.

Một hòa ước giữa các nhà lãnh đạo Bougainville và chính phủ Papua New Guinea, đã được ký kết vào năm 2001.

Các vị nữ lãnh đạo trong xã hội do chế độ mẫu hệ tại Bougainville, trong đó phụ nữ được xem là những người gìn giữ đất đai, đã giữ một vai trò then chốt trong việc hàn gắn các chia rẽ.

Ông Will Watson tin rằng, những tình cảm về sự nhìn nhận văn hóa khác biệt, việc trao quyền cho phụ nữ và sự hợp tác xuyên eo biển Tasman, là tâm điểm trong cuốn phim tài liệu của ông.

“Tôi nghĩ tinh thần ANZAC vẫn sống mãi và quí vị chứng kiến khi xem cuốn phim nầy, để thấy tinh thần nầy mạnh mẽ như thế nào," ông nói.

"Quí vị sẽ thấy chúng tôi cùng nhau làm việc và món quả của tình yêu của mọi người đủ mạnh, để giúp đỡ những người khác, ngay cả trước đó họ không cần đến.”

Được biết Bougainville sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để quyết định về sự độc lập khỏi Papua New Guine, vào cuối năm nay, ngày 17 tháng 10 sắp tới.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share