Đàm phán Mỹ-Nga về vấn đề Ukraine vẫn bị đình trệ

High Representative of the European Union for Foreign Affairs and Security Policy Josep Borrell

High Representative of the European Union for Foreign Affairs and Security Policy Josep Borrell Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga dường như đã gặp thất bại, vì cả hai nước đều không thể tìm ra giải pháp ngoại giao cho tình thế bế tắc tại biên giới Ukraine, có nguy cơ đẩy Âu châu vào một cuộc chiến.


Quan điểm của Nga đối với các tranh chấp với phương Tây về Ukraine và sự mở rộng của NATO "là không thể chấp nhận được", người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Âu Châu Josep Borrell nói sau cuộc gặp các ngoại trưởng Âu châu tại thành phố Brest, Pháp quốc.

Rõ ràng ngay từ đầu lập trường của Nga là không thể chấp nhận được. Không cần một thiên tài ngoại giao cũng có thể nhận ra rằng các đề nghị của Nga thật khó chấp nhận đối với thế giới phương Tây.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian, đã nói chuyện với ông Borrell trong cuộc họp giao ban, cho biết Nga muốn quay trở lại với các thỏa thuận từ hội nghị Yalta năm 1945 "như là một căn bản."

Ý muốn của Nga là quay trở lại thoả thuận Yalta, làm căn bản của hai phe trên bàn đàm phán, tương tự như logic của các khối đối trọng và quay trở lại thời kỳ trước năm 1990. Điều này là không thể chấp nhận được đối với chúng tôi. Tuy nhiên, nếu đằng sau cử chỉ này là một ý chí muốn xây dựng một điều gì đó khác, thì vẫn có thể tiếp tục thảo luận, bởi vì chúng tôi muốn sự ổn định và an ninh ở châu Âu ...Vì vậy, chúng tôi tham gia với một tinh thần vững chãi và đối thoại.

Nga đề nghị quan điểm của mình vào hôm thứ Năm tuần trước, khi Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov vẫn kiên quyết triển khai quân sự tới Cuba và Venezuela nếu căng thẳng với Hoa Kỳ leo thang.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho biết ông không thể "xác nhận và cũng không loại trừ" khả năng Nga chuyển khí tài quân sự tới Mỹ Latinh nếu Mỹ và các đồng minh của Mỹ không hạn chế các hoạt động quân sự của họ trước thềm nhà của Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Nga RTVI, ông Ryabkov trích dẫn lời cảnh báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Moscow có thể thực hiện "các biện pháp quân sự-kỹ thuật" không xác định nếu Mỹ và đồng minh không đi theo yêu cầu của Nga, và cho biết tất cả đều phụ thuộc vào hành động của Mỹ.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan bác bỏ những tuyên bố về khả năng Nga triển khai quân sự đến Cuba và Venezuela.

Tôi sẽ không đáp trả những lời bình luận công khai gây bối rối, vốn không được nêu ra trong các cuộc đàm phán tại Đối thoại về Ổn định chiến lược. Nếu Nga đi theo đường hướng đó, chúng tôi sẽ giải quyết dứt điểm.

Các cuộc đàm phán tại Geneva và hội nghị NATO-Nga tại Brussels đã diễn ra nhằm phản ứng trước sự tập trung quân đội của Nga ở gần Ukraine, mà phương Tây lo ngại có thể là màn dạo đầu cho một cuộc xâm lược.

Ông Sullivan nói ông tin rằng một con đường ngoại giao vẫn có thể được thiết lập.

Nga vẫn có cơ hội đàm phán khi chúng tôi tiếp tục đề tài này, nhằm giải quyết những mối lo ngại rất thực tế mà chúng tôi đã đặt lên bàn đàm phán, mà Bộ trưởng Blinken đã công khai và thương lượng trong một vài lĩnh vực này. Nếu Nga chọn con đường khác, chúng tôi sẽ có sự đáp trả tương ứng. Nhưng về căn bản, chúng tôi vẫn đang ở một thời điểm mà chúng tôi tin rằng một con đường ngoại giao có thể giải quyết được vấn đề, và phản ánh lợi ích và nguyên tắc của chúng tôi, và chúng tôi đã sẵn sàng làm việc với các đồng minh và đối tác của mình về điều này.

Các thành viên Đảng Dân chủ tại Thượng viện hôm thứ Tư tuần trước đã đưa ra đề nghị được Toà Bạch Ốc hậu thuẫn, đó là một đạo luật tung ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga nếu nước này đưa quân vào Ukraine.

Các biện pháp này chủ đích nhắm vào Tổng thống Vladimir Putin, các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự hàng đầu của ông cũng như các tổ chức tài chánh hàng đầu của Nga.

Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell hối thúc chính quyền Biden xem xét nghiêm túc "mối đe dọa về một cuộc chiến tranh nghiêm trọng tại lục địa Âu châu", ông cho rằng các biện pháp trừng phạt là chưa đủ.

Như chúng tôi đã nói, Nga thật sự đang chuẩn bị leo thang tấn công quân sự vào Ukraine. Nước này đã tập trung hơn 100.000 quân ở biên giới Ukraine. Việc ngăn chặn sự xâm lược của Nga và chuẩn bị cho mối đe dọa thực sự của một cuộc chiến tranh trên lục địa châu Âu sẽ xảy ra, cấp thiết hơn nhiều so với các biện pháp trừng phạt này. Chính phủ cần phải thật sự khẩn trương và nghiêm túc. Thời gian là điều cốt yếu.

Đặc phái viên của Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu Alexander Lukashevich nói Moscow rất thất vọng trước phản ứng của phương Tây đối với các đề nghị của họ về Ukraine và an ninh châu Âu.

Rất tiếc, chúng tôi đã không nhận được sự phản hồi thích đáng hoặc một phản ứng nào đối với các đề nghị của chúng tôi từ các đối tác. Mọi thứ đều xoay quanh mối quan tâm của họ và hành vi bị cáo buộc là gây hấn của Nga, đặc biệt, trong bối cảnh Ukraine. Họ diễn giải theo cách riêng của họ về nguyên tắc không thể tách rời về bảo mật, được ghi trong các tài liệu OSCE.

Ông nói vị trí hợp tác của phương Tây nói chung đã truyền đi mối lo ngại nghiêm trọng về tình hình an ninh đang xấu đi, đối với lợi ích quốc gia của Nga.

Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 và từng phủ nhận nước này có kế hoạch tấn công quốc gia láng giềng.

Share