Viện dưỡng lão tìm nhân viên ở ngoại quốc để trợ giúp

Nhân viên Nectaria Stavrou và một vị cao niên

Nhân viên Nectaria Stavrou và một vị cao niên Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hậu quả về việc sa sút trí tuệ đối với những người nói 2 thứ ngôn ngữ, có thể xảy ra khi đột ngột mất đi loại tiếng nói thứ hai, khiến cho những người bị ảnh hưởng cảm thấy rất cô lập, đặc biệt khi họ sống trong các Viện Dưỡng lão.


Hiện nay một số các nhà dưỡng lão trên nước Úc tìm kiếm các nhân viên có thể nói hai loại ngôn ngữ để đáp ứng được nhu cầu đặc biệt nói trên.

Một huấn luyện viên cá nhân có tên là Joe, là một gương mặt rất được biết đến tại Viện Dưỡng lão của người Hy Lạp ở vùng tây nam Sydney.

Lớp học của ông được giảng dạy bằng tiếng Hy Lạp, do những người cư trú  ở đây bị chứng lú lẩn, khiến cho họ phải trở lại tiếng mẹ đẻ.

Một người cư trú tại đây là ông Spiros Vossoss đã từ nhà chuyển vào sống ở đây 10 năm trước, sau khi bị một chứng tai biến.

Ông không bị bệnh lú lẩn dementia, thế nhưng cho biết ông chỉ thích nói bằng tiếng Hy Lạp mà thôi.

"Việc tốt đẹp là hầu hết nhân viên là người Hy Lạp và người Hy Lạp thường kính trọng tuổi tác. Ở đây chúng ta toàn là gia đình cả, nhân viên và các bậc cao niên cư trú tại đây, mọi người xem nhau như trong một gia đình".

Thế nhưng đó lại là một thử thách cho dịch vụ, phải tìm nhân viên nói tiếng Hy Lạp.

Bà Mary Gibbs là giám đốc của Viện Dưỡng lão có tên là Care Saint Basil.

"Chúng tôi tìm cách tuyển mộ nhân viên nói tiếng Hy Lạp, chúng tôi đặc biệt quảng cáo tìm nhân viên nói ngôn ngữ nầy, thế nhưng phải tìm kiếm đúng người tận tụy trong việc chính sách cho các bậc cao niên. Tôi muốn nói là, đây là công việc mà quí vị thực sự muốn làm việc đó".

Nhiều nhân viên nói tiếng Hy Lạp mới vào làm việc ở đây, họ đã di dân đến Úc do cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên chính quê hương họ.

Những người nầy được đòi hỏi, phải có Chứng chỉ cấp 4 về việc Chăm sóc Cao niên và làm việc tại nhà.

Cô Nectaria Stavrou mới đến Úc 4 năm trước.

"Tôi thích công việc của mình, tôi yêu mến nó vô cùng, bởi vì nó cho tôi cơ hội có thể giúp đỡ người khác và đó là điều quan trọng đối với tôi. Tôi tin rằng khi quí vị đưa ra đề nghị giúp đỡ, thì quí vị cũng sẽ nhận được sự đáp trả lại".

Đó không chỉ là Viện Dưỡng lão nói trên, cần có thêm nhân viên.

Dân số Úc ngày càng lão hóa, với khoảng 25 phần trăm người Úc sẽ trên 65 tuổi vào năm 2050.
"Chắc chắn trong lãnh vực những người trợ giúp về y tế quan ngại và đó là việc chăm sóc cho người cao tuổi, hoàn toàn có những người sẵn lòng làm công việc đó. Vì vậy trong nhiều trường hợp, chúng tôi không phải lo lắng trong việc cần phải mang theo người đến, trong các khế ước lao động cuả chúng ta", Lee Thomas.
Các phân tích gia nói rằng, lực lượng lao động để chăm sóc cho những người cao niên, cần được phát triển lên đến khoảng một triệu người vào năm 2050, để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi dịch vụ nầy.

Viện Dưỡng lão nầy hiện thương thuyết một khế ước lao động với chính phủ liên bang, nhằm mang thêm các nhân viên chăm sóc cao niên đến Úc từ Hy Lạp, bà Gibbs giải thích.

"Chúng tôi thử đi vào lãnh vực khế ước lao động, để thực sự bảo lãnh một số gia đình và những người Hy Lạp muốn đến đây, để giúp đỡ chúng tôi làm việc với khách hàng tại đây, trong nhà dưỡng lão".

Viện Dưỡng lão Saint Basil, không phải là một trường hợp đầu tiên.

Vào năm 2013, một dịch vụ chăm sóc cao niên của người Hy Lạp tại Melbourne đã được miễn trừ, đối với chương trình visa 457, để đưa các nhân viên chăm sóc cao niên nói tiếng Hy Lạp vào Úc, theo một khế ước lao động.

Các nhóm y tá ủng hộ hành động nói trên.

Thế nhưng Tổng Thư Ký Nghiệp đoàn Y Tá và Hộ sinh Liên bang là bà Lee Thomas nói rằng, chính phủ liên bang không hỗ trợ các trường hợp khi không dính líu đến vấn đề ngôn ngữ.

"Quí vị có thể thấy có một nhu cầu rất lớn cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe nói tiếng Hy Lạp, đó là thời gian hồi năm 2013. Chúng ta đã trải qua rất nhiều dịp kể từ đó và chúng tôi không đồng ý, bởi vì trong nhiều trường hợp, chúng tôi không thỏa mãn khi chủ nhân thực sự đã tìm kiếm các y tá để làm việc trong một số sắp xếp khác nhau".

Các nhân viên chăm sóc cao niên hiện không hội đủ điều kiện về chương trình tạm thời nhập cư do có tay nghề, thế nhưng chính phủ đã tạo ra ngoại lệ đối với các dịch vụ đặc biệt bằng các loại ngôn ngữ khác nhau.

Bà Thomas nói rằng các giới hạn chặt chẽ cần được duy trì và các khế ước cần được nhấn mạnh về nhu cầu đặc biệt đối với ngôn ngữ thích hợp.

"Chắc chắn trong lãnh vực những người trợ giúp về y tế quan ngại và đó là việc chăm sóc cho người cao tuổi, hoàn toàn có những người sẵn lòng làm công việc đó. Vì vậy trong nhiều trường hợp, chúng tôi không phải lo lắng trong việc cần phải mang theo người đến, trong các khế ước lao động cuả chúng ta".

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share