Nan nhân bị lạm dụng tình dục khai báo khi cuộc điều tra kéo dài 5 năm kết thúc

The Royal Commission into Child Sexual Abuse

The Royal Commission into Child Sexual Abuse Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ủy ban Điều tra Hoàng gia lớn nhất trong lịch sử Úc đối với các định chế xảy ra vụ lạm dụng tình dục trẻ em và là cuộc điều tra rộng rãi nhất được kết thúc vào hôm nay về việc được xem là một thảm kịch quốc gia trong cuộc điều trần cuối cùng tại Sydney


8 ngàn người sống sót ra làm chứng trước cuộc điều tra với những chi tiết về chuyện bao che của các định chế cùng sự thất bại trong việc bảo vệ trẻ em

Ủy ban Điều tra về Phản ứng của Các Định Chế, đối với những vụ Lạm dụng tình dục Trẻ em, nhóm họp lần cuối tại Sydney, đã ca ngợi việc hỗ trợ của cộng đồng và thúc giục việc cải tổ rộng rãi.

Thẩm phán Peter McClellan nói đến hàng chục nạn nhân sống sót, đã đến tham dự phiên họp cuối cùng và hàng ngàn người khác đã kể những câu chuyện thương tâm, bị lạm dụng và đau khổ.

Thẩm phán McClellan cho biết, có hơn 15 ngàn người lên tiếng, khi liên lạc với Ủy ban trong thời gian 5 năm qua.

Đối với các nạn nhân, phải mất hơn nửa thế kỷ cho bà Cheryl Brealey mới có thể kể về thời thơ ấu của mình, do những lo lắng và trầm cảm sau khi bị chấn thương về mặt tinh thần.

Vào đầu thập niên 1960, nhà cầm quyền đã đem cô ra khỏi nhà do gia đình có chuyện bạo hành và đặt cô vào sự chăm sóc tại nhà dành cho trẻ em, có tên là Burnside Presbyterian ở phía bắc Parramatta thuộc Sydney.

Bà hồi tưởng lại, đã bị lạm dụng và ngược đãi chỉ vài phút sau khi được giao cho cơ sở đó.

"Rồi ông ta bảo tôi hãy cỡi bỏ quần áo rồi đi tắm, sau đó hãy xoay một vòng, khi đó ông ta bắt đầu quất tôi bằng roi cho đến khi tôi cảm thấy đau rát và không thể chịu đựng nổi và ngã ra nền gạch".

Bà nói rằng, trẻ em tại Burnside bị đối xử như những tù nhân, giống như thời gian bà nói chuyện với một giám thị là bà không thích thức ăn đó.

"Rồi bà ta đi vào, gầm lên giận dữ "Làm sao cô dám làm chuyện nầy', rồi bà chụp lấy chiếc muỗng và đút thức ăn vào miệng tôi cho đến khi hết dĩa".

 

"Tôi không thể thở nổi, không biết là do cháo nầy đặc đến như thế nào. Bà ta tiếp tục ấn như vậy, cho đến khi tôi ói ra trên bàn".

"Tôi không biết có ói lên người bà không hay những chuyện gì khác nữa, thế nhưng tôi nghĩ phải tống ra vì bà tiếp tục giận dữ và nắm lấy tôi, rồi đè đầu tôi xuống đống cháo trên bàn", Cheryl Brealey.

Trong 5 năm qua, Ủy ban Điều tra Hoàng gia đã điều tra đến 116 cơ sở khác nhau, bao gồm viện mồ côi, trường học, nhà thờ, các nhóm như Hướng Đạo và các câu lạc bộ thể thao có tổ chức.

Có khoảng 8 ngàn người trong đó có bà Cheryl Brealey, chia xẻ các câu chuyện qua các buổi gặp gỡ riêng tư và 1300 nhân chứng đã khai trình, trong gần 60 buổi điều trần công khai.

Giáo sư nghiên cứu về chính sách luật pháp và xã hội, thuộc trường Luật của đại học Sydney là bà Judy Cashmore, có liên quan đến việc nghiên cứu cùng với Ủy ban Điều tra.

Bà cho biết, với các cuộc xem xét bắt đầu vào năm 2013, mức độ của sự lạm dụng chưa có chứng cớ đầy đủ.

"Tôi cũng ngạc nhiên về sức chịu đựng của các ủy viên và con số người lên tiếng, đặc biệt là các ông và các ông cụ nói lên các câu chuyện của họ sau nhiều thập niên, mà họ chẳng ngõ với ai".

"Vì vậy chuyện nầy cho chúng tôi thấy được chút ít bên trong câu chuyện và biết được nhiều người không kể cho ai nghe cả".

"Vì vậy những gì chúng tôi thấy được là những điều đang được báo cáo và nhiều người lên tiếng, những gì chúng tôi không biết là có những người khác nữa không lên tiếng và không có ý định kể lại câu chuyện của họ", Judy Cashmore.

Một nạn nhân sống sót khác tại New South Wales, ra khai trình trong một buổi cung khai riêng tư là ông Daryl Higgins cho biết, ông thường xuyên xử dụng dịch vụ hỗ trợ là Forgotten Australians, Những Người Úc bị Quên Lãng.
"Tôi muốn thấy một vài điều thay đổi thực sự theo đường lối hệ thống tư pháp hình sự đối phó với những chuyện nầy và đặc biệt, làm thế nài một nền văn hóa đặc biệt là sự thay đổi văn hóa tại một số cơ sở, chúng tôi vẫn chưa thấy được, một sự thay đổi đáng kể tại một số cơ sở đó", Judy Cashmore.
Ông cho biết vẫn còn bị ám ảnh, từ ngày ông bị giáo hội Công giáo đem đi, trên đường về nhà sau khi chơi cricket trên đường phố.

"Chúng tôi đang chơi cricket và nghỉ ăn trưa, rồi có một chiếc xe tải ngừng lại bên ngoài ngôi nhà. Có 2 nữ tu, 2 cảnh sát mặc đồng phục, họ bắt tôi và hai anh trai tôi ngồi đang sau xe tải và chở đến Kincumber, ở vùng Central Coast. Tôi chỉ khoảng... sắp đến ngày sinh nhật thứ tư của tôi, điều đó tôi không thể nào quên được".

Ông Daryl Higgins cho biết, việc ca hát giúp ông đối phó với những vết thương chưa lành, kể từ khi ông mới được 4 tuổi.

Ông cũng cho biết đã bị một tu sĩ lạm dụng và sau đó bị gia đình nuôi dưỡng bỏ rơi, thế nhưng ông vẫn tìm cách để cho cuộc sống tích cực hơn.

"Một trong các bạn tôi có lần nói... và tôi không biết anh ta biết gì về quá khứ của tôi và chắc là anh ta biết rõ, bởi vì anh ta nói 'Bạn hành động tốt lắm, bạn là một người sống sót'. Và tôi nghĩ ' Ồ tôi như vậy thực sự sao'.

"Vì vậy tôi nghĩ những gì xảy ra trong thời gian có sự nhìn nhận của nhà cầm quyền, của chính phủ và ngay cả Bộ Dịch vụ Cộng đồng, tôi nghĩ họ chẳng có ý kiến gì về những gì mà chúng tôi trải qua, cũng như không nghĩ rằng họ muốn biết".

"Họ chẳng muốn biết, chỉ muốn gạt sang một bên và "Hãy chờ đến kỳ bầu cử tới, chúng tôi sẽ đắc cử lần nữa'. Đó là điều duy nhất mà họ quan tâm đến", Daryl Higgins.

Ông cho biết ông vẫn nghi ngờ về việc, liệu có những ý muốn chính trị nhằm kéo dài những thay đổi, sau khi Ủy ban Điều tra Hoàng gia kết thúc hay không.

Tại đại học Sydney, giáo sư Cashmore cho biết những đề nghị cần được theo đuổi, cùng với các thay đổi cụ thể về mặt văn hóa.

"Tôi muốn thấy một vài điều thay đổi thực sự theo đường lối hệ thống tư pháp hình sự đối phó với những chuyện nầy và đặc biệt, làm thế nài một nền văn hóa đặc biệt là sự thay đổi văn hóa tại một số cơ sở, chúng tôi vẫn chưa thấy được, một sự thay đổi đáng kể tại một số cơ sở đó", Judy Cashmore.

Phúc trình chung cuộc của Ủy ban, sẽ được đệ trình lên Tổng toàn quyền vào ngày mai.

Các đề nghị về một chương trình cải sửa toàn quốc đã được đồng ý, thế nhưng cũng có thêm các chi tiết nữa, bao gồm các vấn đề như cưỡng bách báo cáo và sự xưng tội của các tu sĩ.

Những nhà tranh đấu cảnh cáo rằng, bất cứ đề nghị nào cũng cần được các nhà lãnh đạo chính trị hậu thuẩn mạnh mẽ và với sự can đảm, để chắc chắn rằng những vụ lạm dụng không bao giờ tái diễn.

Thủ tướng Malcolm Turnbull và lãnh tụ đối lập Bill Shorten đều có mặt trong buổi điều trần cuối cùng, với Thủ tướng Turnbull cho biết ông đã dự đoán các đề nghị của Ủy ban Điều tra Hoàng gia.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share