Giới trẻ trên thế giới hoài nghi về tương lai

The Backburner

The Millenials are born betwenn 1983-1994 Source: cosmo

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Kết quả của cuộc khảo sát 2018 Deloitte Millennial Survey cho thấy họ có quan điểm hoài nghi, không tin tưởng giới lãnh đạo, bi quan về tương lai của họ, với chưa tới phân nửa số người được hỏi nói rằng cuộc sống của họ không bằng với thời của cha mẹ.


Những người sinh ra trong khoảng 1983-1994, thường được gọi là thế hệ Millenial, tham gia cuộc khảo sát của Deloite cho biết họ bi quan về tương lai, bất mãn với tầng lớp lãnh đạo, và thất vọng về nghề nghiệp.

Giới trẻ này ở các nước phát triển bày tỏ quan ngại với tình trạng biến đổi khí hậu, sự bất công trong xã hội, và nạn khủng bố.

CEO của tổ chức Youth Action, Katie Acheson không ngạc nhiên trước kết quả khảo sát bởi vì đây là những vấn đề đã tồn tại trong nhiều năm qua.

"Chúng ta bắt đầy thấy ở Úc người ta bắt đầu nhìn ra, nói cách khác những người lớn tuổi bắt đầu nhận ra là thời nay khó khăn cho giới trẻ, chứ không phải tụi nó không cố gắng, mà thực tế là không có việc làm cho chúng như là người ta vẫn nghĩ."

"Hay là chúng không có những kỹ năng thích hợp khi mà hệ thống giáo dục dạy cho chúng tìm việc của ngày hôm qua, chứ không chuẩn bị cho công việc của ngày mai."

Cuộc khảo sát cho thấy thế hệ trẻ ngán ngẫm trước việc các công ty chỉ nghĩ đến lợi nhuận là chính chứ không quan tâm đến việc đem lại những tác động tích cực cho xã hội.

Khảo sát trong năm 2017 cho thấy gần 65% người được hỏi nghĩ rằng các công ty có đạo đức nghề nghiệp. Con số này chỉ còn 48% trong cuộc khảo sát của năm nay.

Giám đốc điều hành của Deloitte Australia, ông David Hill, tin rằng các công ty cần phải cải tiến.
 
"Tôi nghĩ điều vô cùng quan trọng là lãnh đạo các công ty phải quan tâm đến những vấn đề mà thế hệ Millenial quan tâm, những vấn đề như sự đa dạng và bao gồm mọi giới nơi làm việc, những chuyện như là môi trường làm việc linh động, những vấn đề như là nền tảng và trách nhiệm của công ty."
"Úc ngày nay không sáng sủa cho giới trẻ, và họ cũng nhìn thấy điều đó," cô Acheson nói.
Cuộc khảo sát cho thấy giới trẻ trăn trở nhiều về tương lai, với chỉ có 43% nghĩ là họ có thể hạnh phúc hơn cha mẹ.

Tỉ lệ này còn thấp hơn ở Úc, Canada, Anh Quốc và Hoa Kỳ. Sinh viên đang theo học ngành tâm lý học, Aleksandra Krasic nói cô thường xuyên tự hỏi không biết tương lai ra sao.

"Lo lắng về tương lai của tôi, lo lắng sự không kiếm đủ tiền để có một cuộc sống độc lập. Chắc chắn là mọi người bạn ở tuổi tôi đề có những quan ngại như vậy."

Nhưng Giám đốc Deloitte Australia David Hill, nói rằng bi quan hay lạc quan về tương lai còn tùy thuộc vào quốc gia nào giới trẻ đang sống, là các nước phát triển hay đang phát triển.

Ông chỉ ra là tỉ lệ những bạn trẻ nghĩ là họ có thể hạnh phúc hơn cha mẹ chỉ có 7% trong cuộc khảo sát năm 2017, và trong cuộc khảo sát năm nay 2018, 34% lạc quan với kinh tế, so với chỉ có 28% trong khảo sát của năm ngoái.

Cô Krasic nói nếu không có sự hy sinh của cha mẹ khi di cư từ Serbia qua Úc từ cuối thập niên 1980 thì cô đã không có được những cơ hội như ngày nay.

"Cha mẹ tôi thật sự bắt đầu từ con số 0 khi lập nghiệp ở một nước lạ, trong khi tôi có điều kiện để làm những gì tôi muốn bởi vì tôi học hành ở Úc."

Nhưng Katie Acheson của Youth Action, nói giới trẻ nói chung không hề lạc quan về tương lai của chúng.

"Đây là thế hệ đầu tiên nhìn cha mẹ và nói "tôi không bằng cha mẹ" và đời sống ở Úc nói chung đang đi xuống và lần đầu tiên ảnh hưởng đến thế hệ Millenial."

"Điều đó chưa từng xảy ra với các thế hệ trước. Những gì cuộc khảo sát cho thấy là những gì chúng tôi biết là sự thật."

"Đó không phải là ấn tượng, không phải tôi nghĩ nó không tốt, mà sự thật là Úc bây giờ không bằng với thời trước, nếu không nói là còn tệ hơn vậy nữa."

"Úc ngày nay không sáng sủa cho giới trẻ, và họ cũng nhìn thấy điều đó," cô Acheson nói.




Share