Một triệu chủng loại sinh vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng

Birds fly past a smoking chimney

Birds fly past a smoking chimney Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc khảo sát về hệ sinh thái trên thế giới tìm thấy có hơn một triệu động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và nguyên nhân là do con người gây ra.


Phúc trình được sự hậu thuẩn của Liên hiệp quốc cho thấy môi trường sinh thái giảm sụt với mức độ chưa từng có trong lịch sử loài người.

Hiện có hơn một triệu cây cỏ và con vật trên thế giới, có nguy cơ bị diệt chủng.

Đó là kỷ lục của một phúc trình gây chấn động của Diễn đàn Chính sách Khoa học Liên Chính phủ về Hệ SinhThái và Đa Dạng Sinh Học.

Được biết trên thế giới ước lượng có khoảng 5,9 triệu chủng loại sống trên mặt đất, phúc trình cho biết có hơn nửa triệu ở trong điều kiện không đầy đủ để sinh tồn trong dài hạn.

Trong khi đó, có hơn 40 phần trăm chủng loại lưỡng cư tức có thể sống trên cạn lẫn dưới nước, thì có gần 33 phần trăm các loại san hô trong các rặng san hô và hơn một phần 3 các loài vật sống dưới nước cũng bị đe dọa tuyệt chủng.

Tại nước Úc, có 3 loại chỉ sống trên lục địa Úc đã bị tuyệt chủng trong thập niên vừa qua và các nhà khoa học nói rằng, có 17 loài khác có thể bị xóa sạch trong vòng 20 năm tới.

Cuộc khảo cứu do Liên hiệp quốc tài trợ trong 3 năm thực hiện và dựa trên 15 ngàn nguồn tin từ giới khoa học và cả chính phủ.

Đồng tác giả bản phúc trình là ông Josef Settele, nói rằng mức độ hủy diệt chưa hề thấy trong lịch sử loài người.

“Ngày càng có nhiều chủng loại về cây cỏ và con vật bị đe dọa tuyệt chủng hiện nay, hơn bất cứ thời gian nào trong lịch sử loài người".

"Cuộc sống trên trái đất hiện bị hủy hoại nhanh chóng trên toàn thế giới và thực sự mọi chỉ dấu về thiên nhiên trên thế giới cho thấy chúng đang sụt giảm dần dần”, Josef Settele.

Chủ tịch của tổ chức nói trên là Sir Robert Watson nói rằng, nhiều người trong cộng đồng khoa học không cảm thấy ngạc nhiên.

“Không còn nghi ngờ gì, đó là một phúc trình toàn diện nhất chưa từng được biên soạn, với một số lượng chi tiết lớn lao".

"Thế nhưng cùng lúc, chúng ta nên nhìn nhận rằng thông điệp căn bản nầy, cũng giống hệt những gì mà cộng đồng khoa học đã lên tiếng từ hơn 30 năm qua, đó là hệ đa dạng sinh thái là quan trọng cho cuộc sống con người và chúng ta là những người đang hủy hoại chúng”, Sir Robert Watson.

Phúc trình liệt kê con người xử dụng đất đai và biển cả là thủ phạm chính yếu, trong khuynh hướng hủy diệt các sinh vật và thực vật, qua việc trực tiếp tận diệt các con vật, rồi hiện tượng thay đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm và các chủng loại tấn công loài vật khác.

Người ta cho rằng, do việc con người theo đuổi việc phát triển kinh tế trên khắp thế giới, cũng là một yếu tố hủy hoại thêm nữa.
"Các thay đổi không bao giờ dễ dàng, thế nhưng nó xảy ra thông qua quá trình chuyển đổi thực sự và bằng cách giúp đỡ các bên liên quan, đó là các công dân và những vùng lãnh thổ”, Emmanuel Macron.
Đồng tác giả khác của bản phúc trình là ông Eduardo Brondizio cho biết, các quốc gia nên chuyển đổi sang mối quan hệ hữu cơ nếu họ muốn gia tăng phẩm chất cuộc sống của con người.

“Sự phát triển kinh tế là một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh cuối cùng".

"Chúng ta cần nhìn vào phẩm chất của cuộc sống trên hành tinh, cũng như xem xét những sự khác biệt mà chúng ta đang có trước mặt”, Eduardo Brondizio.

Bản phúc trình còn cho biết, con người không chỉ gây nguy hiểm trong ngắn hạn, thế nhưng việc đảo ngược khuynh hướng hiện tại, đòi hỏi việc duyệt xét về cách thức chúng ta sản xuất và tiêu thụ hầu hết mọi vật, đặc biệt là thực phẩm.

Có hơn 1 phần 3 diện tích mặt đất và gần 75 phần trăm nguồn nước ngọt, hiện được xử dụng vào nông nghiệp hay chăn nuôi mục súc.

Ông Brondizio cho biết, vẫn chưa trễ để thay đổi mọi việc, thế nhưng cần phải hành động trong nay mai.

“Có đủ các thiết bị, những thỏa ước quốc tế, các chính sách và những nỗ lực địa phương mà nếu mạnh dạn khai triển hơn, là những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu phát triển bền vững".

"Kiến thức là có sẵn và chúng ta cần chuyển sang thực hiện những cách thức táo bạo hơn”, Eduardo Brondizio.

Trong khi đó, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron có mặt trong buổi công bố bản phúc trình tại Pháp.

Ông hứa hẹn sẽ thực hiện các biện pháp mới, để bảo vệ sự đa dạng sinh học.

“Thay đổi là khó khăn do nó tạo ra sự lo lắng, thế nhưng cuối cùng chúng ta có sự lựa chọn giữa hai loại lo lắng: lo lắng về ngày tận thế, hoặc lo lắng thay đổi thói quen của một người".

"Các thay đổi không bao giờ dễ dàng, thế nhưng nó xảy ra thông qua quá trình chuyển đổi thực sự và bằng cách giúp đỡ các bên liên quan, đó là các công dân và những vùng lãnh thổ”, Emmanuel Macron.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share