Nhân viên 60 Minutes "sai lầm" trong vụ bắt cóc bất thành tại Lebanon?

Nhóm làm chương trình 60 Minutes   sau khi ra khỏi nhà tù Beirut

Nhóm làm chương trình 60 Minutes sau khi ra khỏi nhà tù Beirut Source: ABC Australia

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Bốn nhân viên thực hiện chương trình 60 Minutes và Sally Faulkner đã bay về Úc an toàn nhưng vẫn có thể bị truy tố về tội bắt cóc trẻ em. Những người trong cuộc đã nói gì?


Đài số 9 thừa nhận sai lầm.

Phóng viên Michael Usher của đài số 9 thừa nhận "chúng tôi đã sai lầm" trong chương trình 60 phút về việc các đồng nghiệp của ông bị giam giữ tại Lebanon trong một nỗ lực bắt cóc trẻ em bất thành.

Bốn nhân viên của Đài, và Sally Faulkner, một bà mẹ Brisbane đã bị tống giam gần hai tuần sau khi bị buộc tội can dự vào âm mưu bắt cóc hai đứa con của Bà Faulkner với Ali Elamine người chồng trước ở thủ đô Beirut.

Hôm thứ Tư tuần qua, ông chồng cũ Elamine đã đồng ý cho năm người này ra khỏi tù sau khi đóng tiền thế chân, và cả năm người đã bay trở lại Úc vào thứ năm và thứ bảy tuần trước.

Phóng viên Michael Usher cho biết, trong hai tuần qua, đài  đã bị giới hạn trong những gì có thể nói về Sally Faulkner và các nhân viên bị giam giữ tại Beirut.
 Có một điều chúng tôi muốn nêu rất rõ ràng ngay từ đầu - chúng tôi đã sai lầm.

Ông cho biết từ hôm thứ sáu tuần trước, Đài bắt đầu tái xét xem có chấp thuận cho biên tập câu chuyện và những hành động của nhân viên ở Beirut hay không.

Và nói thêm
"Đó là một thất bại đã mang lại kết thúc rất xấu cho mọi người trong cuộc" Phóng viên Michael Usher đài số 9
Chỉ là nghiệp vụ nhà báo?

Nhưng phóng viên Tara Brown, người đã bị bắt và ngồi tù chung với các đồng nghiệp và bà Sally Faulkner vẫn cho rằng đó chỉ là công việc chuyên môn của các nhà báo.

Sau khi Tara Brown và các đồng nghiệp Benjamin Williamson, David Ballment và Stephen Rice bị bắt giữ.

Tara Brown cho biết, cô đã từng nghĩ các nhân viên của chương trình "60 minutes" có lý do để làm việc bắt cóc trẻ em này.
"Tôi thực sự nghĩ rằng chúng tôi là các nhà báo, chúng tôi đang làm công việc của chúng tôi, họ sẽ thấy có lý họ sẽ hiểu, chúng tôi đang ở đây chỉ để làm một câu chuyện về một người mẹ đang rất, rất tuyệt vọng." Tara Brown Chanel 9
Trắng tay sau khi sang Lebanon bắt lại con.

Đó là những cảm xúc của các nhà báo đài số 9.

Còn bà mẹ sang tìm bắt con tại Beirut, Sally Faulkner cho biết, bà đã có những khoảnh khắc muốn bật khóc sau khi nói lời tạm biệt với hai đứa con bé bỏng là Lahela, lên 5, và Noah,   3 tuổi, sau khi ra khỏi nhà tù Beiruit

Được biết, khi ly dị với chồng cũ,bà Sally đã được Tòa án Gia đình Úc cấp cho quyền nuôi hai đứa con, nhưng bà đã phải từ bỏ quyền nuôi con để đổi lấy việc ông chồng cũ hủy đơn kiện bà và đoàn làm phim truyền hình số 9 tội bắt cóc.

Mặc dù đã có chồng mới và có thêm một đứa con trai 3 tháng, khi nói lời tạm biệt với hai đứa con lớn nhất, bà như muốn tê dại vì đau khổ khi đứa con gái Lahela nhìn bà và nói.
" Mẹ ơi, cầm lấy cái nhẫn nhỏ xíu của con đi, có vậy mẹ mới không quên con!" Lahela,5 tuổi, con gái của Sally Faukner
Đài số 9 có đem con bỏ chợ? Bị cáo buộc hình sự?

Nhưng dù đã về đến Úc an toàn, nhân viên chương trình "60 phút" vẫn có thể đối mặt với các cáo buộc hình sự.

Và dù bắt cóc bất thành, đài số 9 vẫn chịu áp lực phải  trả gần 70.000 $ cho nhóm bắt cóc.

Luật sư đã trình lên tòa  một tài liệu với nội dung cho thấy đài số Chín trả cho Trưởng Nhóm Bắt cóc trẻ em quốc tế là Adam Whittington tiền để điều tra về trường hợp mất tích của hai đứa con bà Sally Fauker bị đem ra khỏi nước Úc.

Ông Whittington và ba cộng sự viên vẫn còn bị giam giữ tại Lebanon, và luật sư của ông là Joe Karam cho biết,   ông muốn Đài số Chín phải có trách nhiệm với các thân chủ của ông, đừng đem con bỏ chợ mà phải bao gồm họ trong thỏa thuận với cha của hai đứa trẻ, vì họ hành động dưới sự tài trợ của mạng lưới truyền hình số 9.

Không ai được đứng trên pháp luật.

Vào ngày thứ Sáu tuần trước, Thủ tướng Malcolm Turnbull nhắc nhở dân chúng Úc phải thượng tôn pháp luật tại địa phương mỗi khi ra ngoại quốc.

Theo Thủ tướng, không quan trọng mình là ai hay làm việc cho ai,  khi đang ở ngoại quốc - nếu là một người Úc phải tuân thủ luật pháp của quốc gia mình đến.

 "Không có ai đứng trên luật pháp." Thủ tướng Malcolm Turnbull


Share