53 nhà hoạt động dân chủ Hong Kong bị bắt giữ

Pro-democratic party members shout slogans in response to the mass arrests at a press conference in Hong Kong.

Pro-democratic party members shout slogans in response to the mass arrests at a press conference in Hong Kong. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đây là cuộc bố ráp lớn nhất tại nơi được coi là khu vực hành chánh đặc biệt kể từ khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia lên vùng đất này vào năm ngoái. Trong số 53 người bị bắt có cả một số nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi bật nhất Hồng Kông.


Khoảng 1000 cảnh sát đã đồng loạt đột kích vào 72 địa điểm trên khắp thành phố Hương Cảng vào hôm qua thứ Tư, bắt giữ 53 nhà hoạt động dân chủ Hong Kong theo luật an ninh quốc gia Trung Quốc ban hành hồi tháng Sáu năm ngoái.

Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng và là Chủ tịch Đảng Dân chủ Alan Leong đã gọi vụ bắt giữ là "phi lý tột cùng", và ông kêu gọi những người ủng hộ dân chủ không được nản lòng.

"Chúng tôi biết rằng nhiều người ở Hồng Kông đang rất thất vọng, nhưng chúng tôi kêu gọi người dân Hồng Kông đừng tuyệt vọng. Chúng ta nên kiên quyết nói sự thật và sống trong sự thật. Sẽ có ánh sáng cuối đường hầm tăm tối."

Trong số những người bị giam giữ có 13 ứng cử viên từ một cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức năm ngoái, hai học giả đã giúp sắp xếp bầu cử sơ bộ và một luật sư nhân quyền Hoa Kỳ.

Họ bị buộc tội tìm cách lật đổ chính phủ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh biện minh cho vụ bắt giữ, nói rằng cảnh sát đang cố gắng kiềm chế "các thế lực bên ngoài" tìm cách phá hoại an ninh của Trung Quốc.

"Trung Quốc là một quốc gia theo pháp quyền và Hồng Kông là một x ã hội dưới nền pháp quyền đó. Chúng tôi ủng hộ cảnh sát Hồng Kông thực hiện nhiệm vụ của họ theo quy định của pháp luật. Các quyền và tự do mà người Hong Kong được hưởng không bị tác động một chút nào. Điều bị ảnh hưởng là một số thế lực bên ngoài và các cá nhân ở Hồng Kông đã thông đồng với nhau nhằm phá hoại sự ổn định và an ninh của Trung Quốc."

Tuy nhiên, trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo chính trị cùng đồng thanh lên án các vụ bắt giữ và kêu gọi trả tự do cho tất cả 53 người.

Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, Chris Patten, nói rằng vụ bắt giữ là một "cuộc tấn công" vào quyền tự do của Hồng Kông và chế nhạo luật an ninh quốc gia của chính Trung Quốc.

"Nếu họ nghĩ rằng họ thực sự có thể khóa chặt ý tưởng tự do và dân chủ mãi mãi, thì họ đang tự đùa cợt họ. Sự thật là họ vô cùng khiếp sợ về những giá trị đại diện cho nền dân chủ tự do. Họ hoàn toàn khiếp sợ về những thứ như trách nhiệm giải trình, quy định của pháp luật, họ tin vào pháp quyền mà họ đặt ra và chúng được thông qua bởi các thẩm phán do họ bổ nhiệm. Điều bạn cần theo dõi là những nỗ lực tiếp theo của họ nhằm làm suy yếu tính độc lập của cơ quan tư pháp ở Hồng Kông. Họ đang cố gắng làm điều đó, và tôi có thể nói với bạn là họ sẽ dồn dập làm điều đó trong vài tuần tới."

Luật An ninh Mạng Quốc gia cho phép xử lý hình sự bất kỳ hành vi nào làm suy yếu quyền lực hoặc thẩm quyền của Trung Quốc ở Hồng Kông hoặc khuyến khích ly khai khỏi Trung Quốc đại lục.

Người dân Hong Kong đã ròng rã biểu tình phản đối nỗ lực này của Trung Quốc nhằm hạn chế các quyền tự do ở Hồng Kông. Tuy nhiên cuối cùng thì Đạo luật có hiệu lực vào cuối tháng 6 năm ngoái.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói rằng các vụ bắt giữ hàng loạt vi phạm các quyền tự do được bảo vệ bởi Tuyên bố chung Trung-Anh, đồng thời nói thêm rằng Anh sẽ không "ngoảnh mặt đi".

"Tôi nghĩ việc này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy họ đang vi phạm các quyền tự do và quyền tự quyết của người dân Hồng Kông vốn được bảo vệ theo Tuyên bố chung và Hiệp ước Quốc tế Anh-Trung. Khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh mạng quốc gia, họ nói là để mang lại một số ổn định cho Hồng Kông. Thế nhưng những hành động này cho thấy một điều rất rõ ràng là nó được thiết kế để trấn áp những người bất đồng chính kiến. Chúng tôi sẽ làm việc với tất cả các đối tác quốc tế của mình để buộc rằng Trung Quốc phải tuân thủ các trách nhiệm quốc tế, nghĩa vụ quốc tế mà nước này đã ký kết. Quý vị có thể kỳ vọng vào nước Anh như là một thành viên hàng đầu của cộng đồng quốc tế."

Vào sáng thứ Năm, Liên minh châu Âu cũng kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ .

Phát biểu sau vụ bắt giữ, phát ngôn nhân Ủy ban châu Âu Peter Stano cho biết các quốc gia thành viên hiện đang xem xét các lựa chọn của họ và không loại trừ việc trừng phạt Trung Quốc.

"Phản ứng của chúng tôi về việc bắt giữ hơn 50 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ dựa trên cơ sở luật an ninh mạng quốc gia là họ đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng chủ nghĩa đa nguyên chính trị không còn được dung thứ ở Hồng Kông. Luật an ninh mạng quốc gia đang được sử dụng để triệt hạ mọi bất đồng chính kiến nhằm ngăn cản người dân thực hiện các quyền chính trị và quyền con người của họ vốn được bảo vệ bởi luật pháp Hồng Kông và quốc tế, đồng thời cũng có tính ràng buộc đối với Trung Quốc. Với tư cách là Liên minh Châu Âu, chúng tôi kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những người đã bị bắt giữ."

Ngoại trưởng Antony Blinken do Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden bầu chọn, viết trên twitter hứa rằng chính quyền Biden sẽ sát cánh cùng người dân Hồng Kông chống lại cái mà ông gọi là "hành động đàn áp dân chủ của Trung Quốc".

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share