23 triệu người Afghanistan đói kém nghiêm trọng

An Afghan man sells his household items to raise money to buy food

An Afghan man sells his household items to raise money to buy food Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh cho biết việc mất quyền kiểm soát Afghanistan vào tay Taliban là do thất bại của “việc thiếu quyết đoán của các nhà lãnh đạo Tây phương” chứ không phải do thất bại quân sự. Trong khi đó, LHQ cảnh báo rằng một nửa dân số Afghanistan sẽ phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng nếu họ không nhận được cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.


Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace đã nói chuyện với Ủy ban Lập pháp về việc rút lực lượng quân sự Anh còn lại khỏi Afghanistan, những người là một phần của cam kết với NATO.

Ông nói rằng đây không phải là một thất bại quân sự. NATO đã ở đó để tìm kiếm một giải pháp chính trị và một chiến dịch chính trị. Ông tin rằng đó là điều đã gây ra thất bại.

"Tôi không nghĩ rằng chúng tôi đã bị đánh bại. Tôi nghĩ nếu chúng tôi chọn ở lại, với lực lượng chúng tôi có, hoặc nếu chúng tôi muốn tiếp tục, chúng tôi đã thực hiện quyết tâm của mình chứ không bị đánh bại."

Ông Wallace cho biết NATO trước đó đã đưa ra quyết định rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được thỏa thuận với Taliban vào năm 2020.

Ông nói rằng đó là lúc sự thành công của sứ mệnh mang lại sự ổn định chính trị - được tiết lộ.

"Quân đội đã ở đó để thiết lập môi trường an ninh và đảm bảo điều đó được duy trì. Khi quân đội được rút đi, đó là lúc chúng ta cần tìm hiểu xem liệu chiến dịch chính trị của mình có hiệu quả hay không. 

Tôi nghĩ kết quả chúng tôi nhận lại là không thành công. Vì vậy, nguyên nhân là do sự thiếu quyết tâm của phương Tây và câu chuyện chính trị của các lãnh đạo, hoặc nền tảng chính trị mà họ đặt ra đã thất bại.

Tôi nghĩ rằng, có rất nhiều câu hỏi còn bỏ ngõ cho tất cả chúng ta." 

Hơn 100.000 người đã được sơ tán khỏi thủ đô Kabul của Afghanistan trong những ngày cuối cùng của cuộc không vận, khi Tổng thống Joe Biden cho biết quân đội Mỹ sẽ rời đi.

Hàng nghìn người Afghanistan ở lại, tuyệt vọng trong sự bất ổn dưới sự cai trị của Taliban.

Trong ba tháng kể từ khi Taliban chiếm Kabul, đã có một đợt thả tù nhân hàng loạt trên khắp Afghanistan.

Kết quả trực tiếp của việc đó là hàng trăm nữ thẩm phán Afghanistan hiện vẫn lẩn trốn, họ chạy trốn khỏi những người đàn ông từng bị họ tuyên án vì tội ác bạo lực với phụ nữ.

Trong vài tuần qua, đã có một cuộc di tản thành công 26 nữ thẩm phán sang Hy Lạp.

Nabila (không phải tên thật) là một trong số này.

Cô từng là một trong những phụ nữ có ảnh hưởng nhất ở Afghanistan, cô nói với BBC rằng cô buộc phải chạy trốn khỏi đất nước cùng với những đứa con của mình khi bóng đêm bao trùm.

"Đó là khoảnh khắc tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Khi tôi nhìn những đứa trẻ của mình phải rời khỏi đất nước, tôi đã vô cùng tuyệt vọng".
Tôi tự hỏi liệu tôi có thể đưa chúng ra khỏi Afghanistan và sống sót được hay không.
Sau nhiều tuần sống trong sợ hãi, ngụy trang vào ban đêm và di chuyển từ nhà lưu trú này sang ngôi nhà khác, cùng với 25 phụ nữ Afghanistan nổi bật khác, Nabila và gia đình trẻ của cô đã được di tản an toàn đến Hy Lạp.

Hiện họ sống trong những căn hộ nhỏ trên khắp thành phố.

Các nhà chức trách Hy Lạp hàng ngày đều mang thức ăn đã nấu chín đến để họ dễ dàng hâm nóng.

Trong khi chờ cơ quan chức năng hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ cho cô. Nabila dành cả ngày để suy ngẫm về tất cả các vụ án mà cô đã đấu tranh và những người phụ nữ mà cô bảo vệ trong sự nghiệp pháp lý kéo dài 20 năm của mình.

"Có nhiều vụ hiếp dâm, đặc biệt là đối với phụ nữ. Có những vụ mà phụ nữ bị chồng giết hại một cách dã man."

Một trong những nữ thẩm phán lưu vong khác là Nargis, người đã làm việc tại một tòa án gia đình trong hai năm qua.

"Có hai điều khiến tôi đau đớn nhất. Một là gia đình tôi phải bỏ lại phía sau. Hai là những phụ nữ đang đi làm như tôi.
Chính quyền đó sẽ không để phụ nữ được học hành tiến bộ trong khi Taliban nắm quyền, và giữ lại tất cả những gì họ đã đạt được trong 20 năm qua.
Giờ đây, Liên Hợp Quốc đang cảnh báo rằng tác động tổng hợp của hạn hán, xung đột, đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến hơn một nửa dân số của đất nước - gần 23 triệu người - rơi vào tình trạng đói nghiêm trọng.

Mary-Ellen McGroaty, là Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc tại Afghanistan, có trụ sở tại Kabul.

"Nhiều người Afghanistan vô tội có nguy cơ thiệt mạng trong mùa đông này. Đáng thương thay, những con số này khẳng định rằng Afghanistan không chỉ đang chịu đựng cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới, mà những con số này còn thể hiện tốc độ tụt dốc kinh tế và quy mô của cuộc khủng hoảng đang diễn ra quá nhanh trong những tuần gần đây ".

Liên Hợp Quốc cho biết nông nghiệp là nền tảng kinh tế của Afghanistan và nông nghiệp bền vững là chìa khóa để giữ cho nền kinh tế của đất nước phát triển.

Share