Đội Maltidas chỉ trích FIFA kỳ thị giới trước thềm Cúp Bóng đá nữ Thế giới 2023

WWC23 AUSTRALIA TRAINING

The Matildas are seen during an Australia team training session ahead of the FIFA Women’s World Cup, at the Queensland Sport and Athletics Centre in Brisbane, Monday, July 17, 2023. (AAP Image/Jono Searle) NO ARCHIVING Source: AAP / JONO SEARLE/AAPIMAGE

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Matildas đã công bố một video trước khi bắt đầu Giải vô địch bóng đá nữ thế giới vào tuần này, phản ánh những gì họ đã chiến đấu tại các cuộc tranh tài trước đây và yêu cầu hành động nhiều hơn đối với sự bất bình đẳng tiếp tục diễn ra trong giải đấu, bao gồm tiền thưởng thấp hơn cho nữ cầu thủ, chỉ bằng một phần tư số tiền được cung cấp tại giải đấu cho nam giới năm ngoái.


Giải vô địch bóng đá nữ thế giới khai mạc tại Úc và New Zealand vào tuần này với đội Matildas thi đấu với Cộng hòa Ireland tại Sydney vào thứ Năm [ngày 20 tháng 7].

Đây được coi là giải đấu lớn nhất trong lịch sử 35 năm dành cho nữ, với nhiều đội thi đấu nhất, số vé bán ra nhiều nhất và lượng khán giả toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay trong một sự kiện thể thao nữ giới. 

Nhưng có sự bất bình đẳng dai dẳng giữa các giải đấu của phụ nữ và nam giới. Giờ đây, trong một video do Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp công bố, tất cả 23 thành viên của đội Matildas đã phản ánh về các quyền mà họ đã đấu tranh để giành được tại các giải đấu trước đây và yêu cầu hành động mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới giải đấu này.
2007 là kỳ World Cup đầu tiên tôi tham dự, và đó là lần đầu tiên FIFA trao tiền thưởng cho phụ nữ, 25 năm sau nam giới.
"Năm 2010, chúng tôi đã chiến đấu cho CBA - thỏa thuận thương lượng tập thể đầu tiên với mức lương căn bản, chúng tôi đã giành được Cúp bóng đá Châu Á rồi quay trở lại với công việc bán thời gian của mình."

"Vào năm 2013, chúng tôi đã ký một thỏa thuận mới để đảm bảo rằng chúng tôi có nhân viên giúp chúng tôi giặt đồ."

"Năm 2015, FIFA bắt chúng tôi tranh cúp thế giới trên sân nhân tạo. Cỏ giả, và sự thiếu tôn trọng là có thật."

"Cuối năm đó, chúng tôi đã ủng hộ một số tiến bộ thực sự. Giống như chúng tôi làm trên sân cỏ, chúng tôi gắn bó với nhau, không lùi bước và đạt được kết quả." 

Năm 2015, Matildas trở thành đội thể thao đầu tiên trong lịch sử Úc đình công. 

Sau hai tháng, họ đã đạt được thỏa thuận với Football Australia để cải thiện điều kiện làm việc và lương, thông qua Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp. 

Kể từ năm 2019, họ là đội bóng đá nữ quốc tế đầu tiên được trả số tiền tương đương với đội nam khi ra sân quốc tế, đồng thời có quyền tiếp cận các cơ sở đào tạo và lợi ích ngoài sân cỏ giống như Socceroos. 

Việc sử dụng CBA, còn gọi là thỏa thuận thương lượng tập thể, cho phép người chơi tập hợp để được trả lương và điều kiện tốt hơn.

Trong video lặp lại thông điệp nhân quyền của Socceroos trước thềm giải đấu nam ở Qatar, cầu thủ Matildas Clare Wheeler, Clare Hunt và Tameka Yallop thu hút sự chú ý về việc có bao nhiêu cầu thủ tại giải đấu năm nay không có quyền CBA - thỏa thuận thương lượng tập thể, đó không phải là sự bất bình đẳng duy nhất của giải đấu.

 "736 cầu thủ có vinh dự đại diện cho đất nước của họ trên sân khấu lớn nhất thế giới của giải đấu này."

"Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị từ chối quyền căn bản để tổ chức và thương lượng lương tập thể."

"Thương lượng tập thể đã cho phép chúng tôi đảm bảo rằng giờ đây chúng tôi nhận được các điều kiện giống như Socceroos, với một ngoại lệ. FIFA vẫn chỉ cung cấp cho phụ nữ số tiền thưởng bằng 1/4 so với nam giới cho cùng một thành tích." 

Tổng giải thưởng cho giải đấu năm nay là khoảng 160 triệu đô la Úc, tăng từ khoảng 44 triệu đô la Úc vào năm 2019.

Tổng giải thưởng cho giải đấu nam năm ngoái là khoảng 643 triệu đô la, gấp bốn lần số tiền đó. 

Trong một tuyên bố tại Đại hội Fifa ở Rwanda hồi tháng 3, Chủ tịch Gianni Infantino cho biết tham vọng của FIFA là tiền thưởng cho giải nam năm 2026 và giải nữ năm 2027 sẽ bằng nhau.

Tiến sĩ Michelle O'Shea là Giảng viên thâm niên tại Khoa Kinh doanh của Đại học Western Sydney, người nghiên cứu về giới tính và sự đa dạng trong thể thao chuyên nghiệp. 

Tiến sĩ O'Shea nói rằng FIFA cần phải cam kết bằng văn bản về tham vọng bình đẳng giới của mình, sự phấn khích xung quanh giải đấu dẫn đến sự thay đổi lâu dài trong môn thể thao này.
Tôi nghĩ đây chắc chắn là một cơ hội tuyệt vời để giới thiệu bóng đá và chứng minh cho các cô gái trẻ rằng đây là môn thể thao dành cho họ và nó mang tính hòa nhập, nhưng có những vấn đề về cấu trúc và văn hóa không may đang tiếp diễn. Đây không phải vấn đề có thể giải quyết trong một đêm.
Tiến sĩ Michelle O'Shea
Tiến sĩ O'Shea, lặp lại lời kêu gọi của Matildas về việc "các cầu thủ, huấn luyện viên, quản lý hoặc quan chức" làm nhiều hơn để thúc đẩy bóng đá nữ, nói rằng chính FIFA cần chịu trách nhiệm đạt được sự bình đẳng trong môn thể thao này. 

Video Matildas cũng đề cập đến chiến dịch dành cho các nữ cầu thủ A-league, những người hiện chỉ được trả lương bán thời gian, để có tư cách chuyên nghiệp đầy đủ.

Tình hình hiện tại khiến các cầu thủ bóng đá nữ Úc tìm kiếm cơ hội thi đấu ở nước ngoài. 

Giám đốc điều hành của Football Australia James Johnson, phát biểu tại một hội nghị về di sản của giải đấu, nói rằng ông không nghĩ việc các cầu thủ Úc di cư ra nước ngoài là mối lo ngại đối với môn thể thao này ở Úc

 "Đó chắc chắn là chính sách của chúng tôi, nơi chúng tôi đã nói với các cầu thủ của mình, nếu bạn có cơ hội chơi cho một câu lạc bộ lớn ở nước ngoài, hãy nắm lấy nó. Phần lớn Matildas của chúng tôi đang chơi cho Arsenals, Chelseas, Manchester City.

Úc mở ra nhiều cơ hội hơn cho các phụ nữ trẻ Úc chơi cho các câu lạc bộ địa phương của chúng tôi".

Khi giải đấu sắp diễn ra, Matildas có thể mong đợi, như một phần trong thỏa thuận thương lượng tập thể của họ, nhận được tỷ lệ phần trăm tương tự cho khoản tiền thắng như Socceroos, ít nhất là 40% hoặc 50% nếu họ tiến vào vòng loại trực tiếp.

Bất kể di sản lâu dài của World Cup này là gì, và đội Úc tiến bộ đến đâu, tác động của Matildas đối với môn thể thao này vẫn rất mạnh mẽ.

Share