Phải làm gì nếu không có bảo hiểm Medicare?

Di dân, đặc biệt là phụ nữ, phải làm thế nào để được chăm sóc sức khỏe nếu không có Medicare?

What are the healthcare options for refugees who don't have Medicare?

Có lựa chọn nào cho phụ nữ di dân nếu không có Medicare? Source: Getty Images

Di dân luôn thiệt thòi về vấn đề y tế

Khi mới đặt chân đến Úc, vấn đề sức khỏe thường bị di dân xếp sau nhưng ưu tiên khác như ổn định chỗ ở, việc làm, chọn trường cho con…

Chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ, “đã bị rớt xuống cuối danh sách ưu tiên,” bà Regina Quiazon đến từ Trung tâm Đa văn hóa về vấn đề Y tế của Phụ nữ ở Melbourne (MCWH), một tổ chức về sức khỏe phụ nữ, tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và đời sống cho phụ nữ di dân và tị nạn ở khắp nước Úc.

Phụ nữ di dân và tị nạn cũng gặp phải những vấn đề sức khỏe tương tự như phụ nữ Úc, nhưng để tiếp cận được hệ thống y tế thì không phải ai cũng có khả năng và biết cách tìm đến sự giúp đỡ.

Vấn đề của những phụ nữ này là không thể tiếp cận được các dịch vụ y tế. Họ không thực sự được hỗ trợ để tiếp cận hệ thống khá phức tạp ở đây.

Ngôn ngữ cũng là một rào cản, đặc biệt khi dịch vụ thông dịch không được sử dụng hoặc không được quản lý đúng cách. “Có những trường hợp phụ nữ nhận được một thông dịch viên là nam và họ không thể nói hết những vấn đề thầm kín hoặc nhạy cảm về vấn đề sức khỏe của họ,” bà Quiazon cho biết.

Và một vấn đề khác là phí tổn, đặc biệt khi người bệnh không có bảo hiểm Medicare.
Phải làm sao khi không có Medicare?

Theo trang mạng của Bộ Dịch vụ Nhân dụng, nếu bạn sống ở Úc và thường trú, bạn có thể nhận thẻ Medicare. Bảo hiểm này cung cấp hỗ trợ cho 190,000 người đến Úc mỗi năm thông qua chương trình nhập cư của Úc.

Tuy nhiên, số còn lại là những visa tạm trú, chiếm số lượng khá đông, và họ không có Medicare,” bà Quiazon nói, tổng cộng có khoảng hơn 1 triệu di dân và du khách.

“Nếu không có Medicare, quý vị sẽ phải tự trả tiền. Thông thường chi phí phải tự trả rất lớn,” bà nói.

Có thể tìm đến những dịch vụ như ở Melbourne, tổ chức cung cấp dịch vụ y tế cho những người tầm trú – đặc biệt những người không có Medicare. Những dịch vụ này bao gồm khám bệnh thông thường, chích ngừa và khám bệnh tâm thần, kiểm tra bệnh tiểu đường và huấn luyện sơ cứu.

Nếu có thai ngoài ý muốn?

Sự kết hợp của nhiều yếu tố như hoạt động tình dục gia tăng, thiếu giáo dục về an toàn tình dục và khó tiếp cận dịch vụ y tế đã dẫn đến sự đẩy sinh viên quốc tế đến rủi ro của việc có thai ngoài ý muốn.

Theo phúc trình của SBS News tháng Ba, có 4,000 sinh viên quốc tế đã tìm đến dịch vụ phá thai mỗi năm. Nghiên cứu năm 2009 cho thấy 1/3 ca phá thai được thực hiện tại bệnh viện Women’s and Children’s ở Adelaide có liên quan đến sinh viên quốc tế.

“Có thai ngoài ý muốn có thể dẫn đến nhiều khó khăn cho sinh viên quốc tế.

“Nó ảnh hưởng đến những lựa chọn như có nên tiếp tục đi học hay không, hay về nước, hay sinh con…”
Sinh viên quốc tế được yêu cầu phải có bảo hiểm y tế Overseas Student Health Cover (OSHC), để chi trả cho những dịch vụ y tế nằm viện và không nằm viện, phẫu thuật cấy ghép, một số thuốc kê toa và xe cấp cứu.

Tuy nhiên những thay đổi trong điều khoản bảo hiểm OSHC năm 2011 là các bệnh viện không phải trả bảo hiểm cho những vấn đề về thai sản cho sinh viên quốc tế trong 12 tháng đầu tiên khi sinh viên đến Úc.

Theo bệnh viện East Melbourne, phẫu thuật phá thai tốn khoảng $1,000 nếu không có bảo hiểm tư hoặc Medicare – một số tiền đáng kể đối với người có tài chính hạn hẹp, cho dù là sinh viên hay người tị nạn.

Bà Quiazon ước tính chi phí sinh con không có bảo hiểm ở Victoria khoảng $5,000 - $12,000, phụ thuộc vào chuyện có biến chứng xảy ra trong lúc sinh hay không.

Cả hai lựa chọn đều rất tốn kém cho sinh viên quốc tế, điều này có thể dẫn đến chuyện nữ sinh viên có thể bỏ học và trở về nước để sinh con, hoặc vẫn tiếp tục học và sinh con ở Úc, nhưng không được chăm sóc đúng cách.

“Nhiều nữ sinh viên chọn cách sinh con ở Úc đã phải trải qua thời gian khó khăn khi phải vừa học và vừa làm mẹ, nên họ quay về nước và để con cho gia đình chăm nuôi rồi sau đó quay lại Úc hoàn thành việc học. Kết quả là những sinh viên này thường bị lo lắng và trầm cảm, ảnh hưởng đến việc học của họ.”

Đối với nhiều nữ sinh viên, mang thai không phải là một lựa chọn, từ đó họ có thể liều lĩnh chọn các giải pháp tiêu cực để chấm dứt việc mang thai ngoài ý muốn nếu họ không dủ tiền phá thai.

Tìm trợ giúp về vấn đề sức khỏe cho người tị nạn, xem trên trang mạng .

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 23 March 2018 6:18pm
Updated 12 August 2022 3:48pm
By Nicola Heath, Hương Lan


Share this with family and friends