Úc: Khả năng sở hữu một căn nhà của giới trẻ ngày nay thấp hơn so với ba thập niên trước

Chi phí nhà ở của Úc tăng mạnh qua thời gian gây áp lực mạnh mẽ nhất cho tầng lớp các gia đình nghèo khó của Úc. Trong khi đó, gánh nặng tài chính này không ảnh hưởng đáng kể với các hộ gia đình giàu có.

Housing Market in Australia

Source: Getty Images

Năm hộ gia đình nghèo nhất Úc đang phải trích thu nhập của mình cho chi phí nhà ở nhiều hơn trước, trong khi gánh nặng tài chính này không ảnh hưởng đáng kể đến các gia đình khá giả.

Một phân tích từ viện nghiên cứu độc lập Grattan Institute chỉ ra rằng giá nhà đang đẩy xa khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, mặc cho sự chênh lệch về thu nhập vẫn ở mức ổn định.
Phân tích này cho thấy khi tính đến chi phí nhà ở, tổng thu nhập thực tế của người giàu tăng gấp hai lần so với người nghèo.

‘Nếu cổ võ cho sự công bằng thì chúng ta cần phải nỗ lực giải quyết vấn đề nhà ở’ , Brendan Coates, giám đốc bộ phận cố vấn của chương trình tài chính hộ gia đình phát biểu.
Australia is experiencing a residential building boom.
Affordability of real-estate properties and rental property in Australia Source: AAP
Phân tích này kết hợp số liệu giữa Cơ quan Điều tra Dân số và Xã hội Úc về mức thu nhập thực tế với phí thuê mướn nhà. Cơ quan này chia các hộ gia đình ở Úc thành 5 nhóm dựa vào thu nhập thực tế của họ.

Năm 2018, năm hộ gia đình nghèo khó nhất Úc đã tiêu 29% tổng thu nhập của mình vào chỗ ở. Chi phí này tăng một cách chóng mặt từ 21,9% năm 1995 đến 23,7% năm 2008.

Trong khi đó, mức chênh lệch về phí nhà ở không thay đổi gì mấy đối với năm hộ gia đình giàu có nhất của Úc. Năm 2018, nhóm này dành 9.4% tổng thu nhập cho khoản nhà ở, so với 9.3% phí này trong năm 1995.

Nhóm hộ gia đình có thu nhập trung bình dành 16% tổng thu nhập cho chi phí nhà ở năm 2018. Số liệu này tăng từ 13% năm 1995 và từ 15,1 % hồi mười năm trước.

Rachel Ong ViforJ, giáo sư kinh tế tại Đại học Curtin nói rẳng nếu xu hướng này tiếp tục, nhiều người có thu nhập thấp sẽ bị ‘đuối’ hoặc phải vật lộn mới có thể trả tiền thuê chỗ ở hoặc trả góp mua nhà.

‘Khi người ta bị căng thẳng bởi chi phí thuê nhà hay trả góp mua nhà, họ sẽ dễ bị ảnh hưởng lên sức khỏe tinh thần'.

‘Một vấn đề nữa đó là các đứa trẻ lớn lên trong các gia đình có ba mẹ nghèo khó và chịu áp lực tiền bạc nhà cửa hơn thường có xu hướng ‘đi theo vết xe đổ’ tương tự. Do đó, các em bị thiệt thòi hơn những trẻ em sống trong gia đình khá giả.”

Áp lực gia tăng trong vấn đề nhà ở trở nên mất cân bằng đối với những người có thu nhập thấp mặc dù không có sự tăng trưởng đáng kể nào về khoảng cách thu nhập bất bình đẳng giữa năm 2003-2004 và 2015-16 - cũng là năm cập nhật gần nhất của số liệu khảo sát.
‘Khả năng sở hữu một căn nhà cho riêng mình của người trẻ giàu có hiện nay thấp hơn so với ba thập niên trước nhưng không đến nỗi quá thấp, trong khi khả năng này với người trẻ nghèo khó thì thấp hơn rất nhiều.”
Trong khoảng thời gian đó, nhóm đạt tăng trưởng tiền lương mạnh nhất là các gia đình giàu có nhất với 36.5%. Các nhóm còn lại có mức thu nhập chỉ tăng khoảng từ 27% đến 30%.

Tuy nhiên, phân tích của viện nghiên cứu Grattan chỉ ra một bức tranh toàn cảnh khác về vấn đề nhà ở.

Trong vòng 12 năm cho đến năm 2016, tổng thu nhập của các hộ gia đình Úc sau khi trừ chi phí nhà ở là 16.2% đối với những gia đình túng thiếu nhất, so với 20.6% của các hộ gia đình có thu nhập trung bình và 33% với những gia đình thượng lưu.
housing price
Source: Grattan
Khoảng cách giàu nghèo cũng tăng trưởng dựa vào giá trị net wealth- là giá trị tài sản và tiền tiết kiệm của mỗi gia đình. Gia đình nghèo nhất chỉ tăng giá trị net wealth 8.1%, trong khi gia đình giàu nhất thì tăng 51,6%.

Ông Coates phát biểu rằng khoảng cách này sẽ ngày càng xa hơn bởi người trẻ và túng quẩn ở Úc không có khả năng mua nhà thì sau này cũng sẽ ít có khả năng được thừa hưởng bất động sản.

‘Khả năng sở hữu một căn nhà cho riêng mình của người trẻ giàu có hiện nay thấp hơn so với ba thập niên trước nhưng không đến nỗi quá thấp, trong khi khả năng này với người trẻ nghèo khó thì thấp hơn rất nhiều.”

“Trong tương lai, chúng ta sẽ chứng kiến khoảng cách rộng lớn hơn giữa người sở hữu nhà và người không có nhà  do thế hệ được thừa kế ngôi nhà từ cha mẹ của họ ngày càng đông hơn. Chúng ta cũng biết rằng việc thừa hưởng này thường chỉ xảy ra trong những gia đình giàu có.'

Ông Coates và các đồng nghiệp của mình đã trình bày bài phân tích này tại hội nghị Chính Sách Xã hội Úc của Đại học New South Wales vào hôm nay 9/9. Trình bày này tập trung đánh giá Đề án Quốc gia về Nhà thuê Khả thi dẫn đầu bởi chính phủ liên bang hợp tác với các tiểu bang.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng có những ‘cách thức tốt hơn để cung cấp hỗ trợ nhà ở hiệu quả và giúp đỡ tốt hơn cho những người đang thực sự cần nhất.'
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 10 September 2019 12:01am
By Khánh Uyên

Share this with family and friends