Sinh viên tốt nghiệp với chứng chỉ diploma có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn cử nhân

Sở hữu một tấm bằng đại học vẫn luôn được xem là chìa khóa để bước vào đời và có được một công việc ổn định, thế nhưng số liệu mới nhất lại cho thấy những sinh viên tốt nghiệp với chứng chỉ diploma lại có tỉ lệ thất nghiệp dài hạn thấp hơn.

What benefits gives you by Australian TAFE Education?

Diploma graduates are the least likely to be long-term unemployed. Source: Pixabay

Số liệu cho thấy các sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở huấn nghệ , trong khi tỉ lệ thất nghiệp dài hạn của những người giữ chứng chỉ diploma thì thấp hơn so với những người có bằng cử nhân.

“Chúng tôi biết rằng nước Úc hiện đang thiếu hụt kỹ năng trong một loạt các ngành nghề mà chỉ có trường TAFE (và các cơ sở huấn nghệ khác) giảng dạy,” bà Catherine Friday, trưởng bộ phận giáo dục của EY Oceania cho biết.

“Các sinh viên học nghề thường tham gia rất thành công vào thị trường lao động. Họ có sự ổn định công việc tốt hơn sau khi tốt nghiệp so với những sinh viên theo học đại học.

“Công ty chúng tôi, và nhiều công ty khác nữa, đang tuyển dụng trực tiếp từ các trường TAFE, bởi vì các trường đại học hiện không cung cấp cho sinh viên những kỹ năng mà chúng tôi cần.”

Chẳng hạn, bà Friday cho biết những sinh viên giữ Chứng chỉ Kinh doanh (Diploma of Business) thường kiếm được việc làm nhanh gấp ba lần so với những sinh viên tốt nghiệp với bằng Cử nhân Kinh doanh (Bachelor of Business).

Một báo cáo của Quỹ Nâng cao Tay nghề Úc ( – SAF) hồi năm ngoái tiết lộ rằng những sinh viên tốt nghiệp với chứng chỉ diploma có tỉ lệ thất nghiệp dài hạn là 5%, trong khi đó con số này ở các sinh viên tốt nghiệp Cử nhân là 9%.

“Hiện đang có một khoảng cách ngày càng lớn giữa những kỹ năng được dạy tại các trường đại học… và những kỹ năng mà lực lượng lao động đang tìm kiếm,” bà Friday nói.

“Các sinh viên đại học không được trang bị những kỹ năng sử dụng kỹ thuật số. Họ không có các kỹ năng liên quan đến dữ liệu và phân tích dữ liệu, vốn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao ở bất cứ ngành kỹ nghệ nào.

“Họ không được dạy cách kết hợp tất cả những kỹ năng của họ trong bối cảnh thế giới thực - ở ngoài đời, các vấn đề không đến với bạn theo từng đơn vị học trình, mà mọi thứ ập đến với bạn cùng một lúc.”

Giám đốc điều hành SAF Nicholas Wyman nói rằng sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở huấn nghệ và thị trường lao động đem lại kết quả việc làm trong tương lai.

Cô Carly Byrne, 39 tuổi, đang hoàn thành Chứng chỉ Y tá 18 tháng tại TAFE Queensland.

Mặc dù cô có thể chọn theo đuổi ngành Y tá bằng cách học đại học, cô cho rằng việc học nghề đem lại cho cô những kinh nghiệm thực tế và giúp cô tham gia vào lực lượng lao động nhanh chóng hơn.

“Trở thành một y tá bằng cách học nghề giúp cho bạn làm việc tốt hơn, bởi vì bạn được đi thực tập ngay lập tức – chỉ trong vòng ba tháng sau khi nhập học,” cô Byrne nói.

“Trong khi các sinh viên ngành Y tá mài đũng quần hai năm trong giảng đường, thì chúng tôi đã có mặt trong cộng đồng, xây dựng quan hệ nghề nghiệp, và điều đó thật tuyệt vời.”


Share
Published 2 July 2018 6:03pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends